Chưa một ngày đến trường hay cầm bút viết chữ, Vũ Đức Nguyên (Sầm Sơn, Thanh Hóa) vẫn làm thơ với vốn liếng là 29 chữ cái mẹ dạy. Chỉ mất vài phút cậu đã làm xong bài thơ có niêm luật.
Sáng thức dậy, Đức Nguyên được mẹ bồng khỏi giường đi vệ sinh, rửa mặt mũi. Đặt con trai ở ghế, bà Huê (51 tuổi) bật tivi, rồi bê tô bún đút con ăn từng thìa. Ăn xong, bà bế con trở lại giường, đặt cậu nằm ở tư thế tiện lướt web. Cả thân hình co quắp, chỉ còn một ngón tay cái là cử động được, Nguyên dùng nó di chuyển trên bàn phím của chiếc laptop, thoáng chốc đã viết:
Chưa bao giờ thong thả rong chơi
Lòng này thương lắm mẹ ơi!
Bài thơ con viết vạn lời biết ơn.
Vạn năm vẫn dập dờn sóng bạc
Cũng chẳng bằng gánh vác mẹ tôi
Tóc nay sương trắng pha rồi
Vẫn còn tất bật đứng ngồi chưa yên...
Nguyên viết một mạch xong 32 câu thơ theo thể song thất lục bát mà không cần sửa một chữ. Cậu chia sẻ trên Facebook cá nhân, lập tức nhận được hàng trăm lượt like của những bạn thơ hay người hâm mộ trên mạng trong và ngoài nước. Nguyên vừa đối lại thơ, vừa chat cùng lúc với 4 người bạn chỉ với ngón tay còn cử động ấy.
Nguyên là con thứ hai trong gia đình có 3 người con. Cậu bé sinh ra trắng trẻo, đôi mắt sáng tinh anh. Được 8 tháng, Nguyên bị sốt, chân tay dần teo tóp rồi liệt hẳn, bệnh viêm phổi trở nặng, suốt ngày phải đi bệnh viện.
Thời đó, bà Huê là giáo viên cấp 1, chồng làm cơ khí, cả gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Đồng Nai. Ngoài công việc chính, vợ chồng bà còn trồng cao su, cà phê, hạt điều. Kinh tế khá giả, nhưng vì chạy chữa cho Nguyên, gia đình đã 4 lần bán nhà, thậm chí bà Huê phải nghỉ dạy theo con đi bệnh viện.
"Thời đó chưa có bảo hiểm, làm được đồng nào là dồn hết vào thuốc thang cho con. Nhiều lần gia đình tôi phải bán nhà lớn mua nhà nhỏ ở tạm, chuyển qua nhiều tỉnh, chỉ mong sao con hết bệnh. Năm Nguyên 11 tuổi, một bác sĩ người Hà Lan nói rằng bệnh con không chữa được, đừng bán nhà cửa nữa, vô ích", bà Huê rớm nước mắt nhớ lại.
Chán nản, vợ chồng bà bán nương rẫy rồi trở về quê nhà ở xã Quảng Tiến (Sầm Sơn, Thanh Hóa). Ông Tâm vẫn theo nghề cơ khí, còn bà Huê dành phần lớn thời gian ở nhà chăm con. Mọi tình thương, vật chất đều dành hết cho Nguyên, đến mức hai người con gái của ông bà cũng không được quan tâm, học hành nhiều.
Nguyên đi bệnh viện như cơm bữa. Từ Tết đến nay, cậu phải nằm viện 3 lần, mỗi lần nằm gần một tháng. Phải chăm sóc con, chạy tiền chữa bệnh, lại thuốc bổ cho Nguyên khiến vợ chồng bà Huê mệt mỏi. Không ai nghĩ một ngày Đức Nguyên có thể thành nhà thơ.
"Lúc cháu còn nhỏ, tôi dạy 29 chữ cái rồi thằng bé tự tập ghép câu, ghép vần. Nó chưa từng đi học ở đâu cả, thế mà đọc được sách báo. Mới đây, con gái lớn của tôi mua cho em một cái laptop để nó đỡ buồn. Ngày tôi chăm con, đêm ngủ cùng trông nó mà không hay biết thằng bé làm thơ lúc nào", bà Huê bộc bạch.
Vũ Đức Nguyên, bút danh Vũ Nguyên, được cộng đồng Facebook và Việt kiều biết đến nhiều. Nguyên viết thơ theo thể cổ (như lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt...), kể về số phận bệnh tật và khát khao yêu thương giản dị. Tháng 9/2013, Vũ Nguyên đã xuất bản tập thơ đầu tay "Bài thơ cho em". Sắp tới cậu sẽ ra mắt tập thơ mới có tên "Chuyện tình chàng thi sĩ".
"Tình cờ em biết đến thơ được 2 năm nay", Nguyên cho biết. Lần đó, Đức Nguyên đọc được bài thơ Bến Hàng Giang của Hàn Mặc Tử. Cảm nhận mình trong những vần thơ đau thương ấy, Nguyên cũng muốn làm thơ, làm "người bán trăng" thứ hai. Cậu bắt đầu tìm hiểu cách gieo vần, niêm luật các loại thơ cổ, bằng cách đọc nhiều thơ của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan. Nguyên tham gia 30-40 hội thơ trên mạng, thường xuyên đối ẩm.
"Tất cả cảm xúc vui buồn trong cuộc sống em đều dồn vào thơ. Nhờ có thơ mà tâm tình em thay đổi, muốn sống hơn. Nhiều bạn bè biết em và về tận nhà thăm em", Đức Nguyên cho biết.
Khi xuất bản tập thơ đầu tay, Nguyên tự liên hệ nhờ người biên tập, hỗ trợ xuất bản. Chi phí xuất bản 1.000 cuốn mất hơn 20 triệu đồng cũng có người giúp. Đến khi hoàn thành, cậu mới thông báo cho bố mẹ. "Hôm các cô chú ngoài Hà Nội chở tập thơ vào, em mới bảo với bố mẹ là mình xuất bản thơ, nhờ bố mẹ mượn bàn ghế, mời chính quyền, bà con làng xóm đến xem lễ ra mắt", Nguyên nhớ lại. Hôm đó, Nguyên vui và nhận được nhiều hoa của hàng xóm.
Tập thơ đầu Nguyên dành để tặng là chính. Số còn lại cậu bán được hơn 4 triệu đồng và dành hết làm từ thiện cho trẻ em khuyết tật trong tỉnh Thanh Hóa. Tập thơ thứ hai của Nguyên đang được biên tập, liên hệ xuất bản và chờ các mạnh thường quân giúp chi phí xuất bản.
Nhà thơ Bùi Cao Thế (bút danh Ái Nhân), người biên tập tập thơ đầu tay của Vũ Nguyên, cho biết ông quen cậu qua mạng. Ông khâm phục nghị lực của chàng trai không một ngày đến trường, làm thơ chỉ với một ngón tay nhưng đã vượt lên số phận bằng chính hồn thơ của mình.
"Thơ Vũ Nguyên mang đậm phong cách dân gian, tình cảm, suy nghĩ rất sâu sắc, nhưng vẫn nặng về uẩn khúc, chưa thoát lên được hoàn cảnh. Hy vọng tập thơ thứ hai của cậu ấy sẽ vui tươi, viết cho đời nhiều hơn", nhà thơ Bùi Cao Thế đánh giá.
tm
Please support the charity:
Sáng thức dậy, Đức Nguyên được mẹ bồng khỏi giường đi vệ sinh, rửa mặt mũi. Đặt con trai ở ghế, bà Huê (51 tuổi) bật tivi, rồi bê tô bún đút con ăn từng thìa. Ăn xong, bà bế con trở lại giường, đặt cậu nằm ở tư thế tiện lướt web. Cả thân hình co quắp, chỉ còn một ngón tay cái là cử động được, Nguyên dùng nó di chuyển trên bàn phím của chiếc laptop, thoáng chốc đã viết:
Hy sinh của mẹ
(Vũ Nguyên, ngày 11/04/2014)
(Vũ Nguyên, ngày 11/04/2014)
Suốt một đời vì tôi vất vảChưa bao giờ thong thả rong chơi
Lòng này thương lắm mẹ ơi!
Bài thơ con viết vạn lời biết ơn.
Vạn năm vẫn dập dờn sóng bạc
Cũng chẳng bằng gánh vác mẹ tôi
Tóc nay sương trắng pha rồi
Vẫn còn tất bật đứng ngồi chưa yên...
Nguyên viết một mạch xong 32 câu thơ theo thể song thất lục bát mà không cần sửa một chữ. Cậu chia sẻ trên Facebook cá nhân, lập tức nhận được hàng trăm lượt like của những bạn thơ hay người hâm mộ trên mạng trong và ngoài nước. Nguyên vừa đối lại thơ, vừa chat cùng lúc với 4 người bạn chỉ với ngón tay còn cử động ấy.
Vũ Đức Nguyên với tập thơ đầu tay "Bài thơ cho em". Nguyên sáng tác và ra mắt tập thơ chỉ trong vài tháng. Ảnh: Phan Dương. |
Thời đó, bà Huê là giáo viên cấp 1, chồng làm cơ khí, cả gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Đồng Nai. Ngoài công việc chính, vợ chồng bà còn trồng cao su, cà phê, hạt điều. Kinh tế khá giả, nhưng vì chạy chữa cho Nguyên, gia đình đã 4 lần bán nhà, thậm chí bà Huê phải nghỉ dạy theo con đi bệnh viện.
"Thời đó chưa có bảo hiểm, làm được đồng nào là dồn hết vào thuốc thang cho con. Nhiều lần gia đình tôi phải bán nhà lớn mua nhà nhỏ ở tạm, chuyển qua nhiều tỉnh, chỉ mong sao con hết bệnh. Năm Nguyên 11 tuổi, một bác sĩ người Hà Lan nói rằng bệnh con không chữa được, đừng bán nhà cửa nữa, vô ích", bà Huê rớm nước mắt nhớ lại.
Chán nản, vợ chồng bà bán nương rẫy rồi trở về quê nhà ở xã Quảng Tiến (Sầm Sơn, Thanh Hóa). Ông Tâm vẫn theo nghề cơ khí, còn bà Huê dành phần lớn thời gian ở nhà chăm con. Mọi tình thương, vật chất đều dành hết cho Nguyên, đến mức hai người con gái của ông bà cũng không được quan tâm, học hành nhiều.
Nguyên đi bệnh viện như cơm bữa. Từ Tết đến nay, cậu phải nằm viện 3 lần, mỗi lần nằm gần một tháng. Phải chăm sóc con, chạy tiền chữa bệnh, lại thuốc bổ cho Nguyên khiến vợ chồng bà Huê mệt mỏi. Không ai nghĩ một ngày Đức Nguyên có thể thành nhà thơ.
"Lúc cháu còn nhỏ, tôi dạy 29 chữ cái rồi thằng bé tự tập ghép câu, ghép vần. Nó chưa từng đi học ở đâu cả, thế mà đọc được sách báo. Mới đây, con gái lớn của tôi mua cho em một cái laptop để nó đỡ buồn. Ngày tôi chăm con, đêm ngủ cùng trông nó mà không hay biết thằng bé làm thơ lúc nào", bà Huê bộc bạch.
Vợ chồng bà Huê dành tất cả tình yêu thương và của cải, giúp Nguyên vượt qua những trận ốm thập tử nhất sinh trong 24 năm qua. Ảnh: Phan Dương. |
"Tình cờ em biết đến thơ được 2 năm nay", Nguyên cho biết. Lần đó, Đức Nguyên đọc được bài thơ Bến Hàng Giang của Hàn Mặc Tử. Cảm nhận mình trong những vần thơ đau thương ấy, Nguyên cũng muốn làm thơ, làm "người bán trăng" thứ hai. Cậu bắt đầu tìm hiểu cách gieo vần, niêm luật các loại thơ cổ, bằng cách đọc nhiều thơ của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan. Nguyên tham gia 30-40 hội thơ trên mạng, thường xuyên đối ẩm.
"Tất cả cảm xúc vui buồn trong cuộc sống em đều dồn vào thơ. Nhờ có thơ mà tâm tình em thay đổi, muốn sống hơn. Nhiều bạn bè biết em và về tận nhà thăm em", Đức Nguyên cho biết.
Khi xuất bản tập thơ đầu tay, Nguyên tự liên hệ nhờ người biên tập, hỗ trợ xuất bản. Chi phí xuất bản 1.000 cuốn mất hơn 20 triệu đồng cũng có người giúp. Đến khi hoàn thành, cậu mới thông báo cho bố mẹ. "Hôm các cô chú ngoài Hà Nội chở tập thơ vào, em mới bảo với bố mẹ là mình xuất bản thơ, nhờ bố mẹ mượn bàn ghế, mời chính quyền, bà con làng xóm đến xem lễ ra mắt", Nguyên nhớ lại. Hôm đó, Nguyên vui và nhận được nhiều hoa của hàng xóm.
Tập thơ đầu Nguyên dành để tặng là chính. Số còn lại cậu bán được hơn 4 triệu đồng và dành hết làm từ thiện cho trẻ em khuyết tật trong tỉnh Thanh Hóa. Tập thơ thứ hai của Nguyên đang được biên tập, liên hệ xuất bản và chờ các mạnh thường quân giúp chi phí xuất bản.
Nhà thơ Bùi Cao Thế (bút danh Ái Nhân), người biên tập tập thơ đầu tay của Vũ Nguyên, cho biết ông quen cậu qua mạng. Ông khâm phục nghị lực của chàng trai không một ngày đến trường, làm thơ chỉ với một ngón tay nhưng đã vượt lên số phận bằng chính hồn thơ của mình.
"Thơ Vũ Nguyên mang đậm phong cách dân gian, tình cảm, suy nghĩ rất sâu sắc, nhưng vẫn nặng về uẩn khúc, chưa thoát lên được hoàn cảnh. Hy vọng tập thơ thứ hai của cậu ấy sẽ vui tươi, viết cho đời nhiều hơn", nhà thơ Bùi Cao Thế đánh giá.
tm
Please support the charity: