Mới chỉ học hết cấp 3, nhưng Trương Quang Vinh là thí sinh Hà Nội duy nhất lọt vào top 5 giải cao nhất (giải 3) trong cuộc thi tạo mẫu tóc quốc tế L’Oréal Colour Trophy lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam cuối năm 2009, tại TP. Hồ Chí Minh.
Cuộc thi tạo mẫu tóc quốc tế L’Oréal Colour Trophy được coi như giải thưởng Oscar dành cho ngành thời trang tóc thế giới. L’Oréal Colour Trophy có “thâm niên” cách đây 54 năm tại Anh Quốc, mỗi năm được tổ chức tại một quốc gia khác nhau, nhằm tôn vinh thành tựu cũng như nỗ lực sáng tạo của những nhà tạo mẫu tóc nước đó. Đêm chung kết cuộc thi tại VN đã được tổ chức ngày 19/10/2009, tại TP. Hồ Chí Minh.
Nhà tạo mẫu tóc Trương Quang Vinh mới chỉ học xong cấp 3.
- Anh đến với nghệ thuật tạo mẫu tóc như thế nào?
- Tôi đến với nghề cắt tóc cách đây 8 năm, khi học xong lớp 12. Lúc đầu, gia đình muốn tôi thi vào ngành Công an, nhưng sau 2 năm thiếu điểm, nản chí, cho rằng sức mình không đủ để học tiếp lên cao và tôi xin gia đình rằng, sẽ tự tìm cho mình một nghề nghiệp phù hợp với khả năng.
Khi đó tôi mới chỉ có 2 định hướng chọn nghề: một là nghề cắt may hoặc nghề cắt tóc, vì tôi mong muốn mang cái đẹp đến cho mọi người. Nhưng, có lẽ, do cơ duyên, nghề tóc đã chọn tôi. Tôi vui vì sau nhiều năm nỗ lực, đam mê nghề, mình đã được công nhận là một nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp.
- Anh biết đến cuộc thi mẫu tóc quốc tế L’Oréal Colour Trophy ra sao?
- Cuộc thi đến với tôi cũng bất ngờ! Sau khi nhận được thông tin từ ban tổ chức, tôi tìm hiểu về quy mô và uy tín của cuộc thi. Sau đó đã bị thuyết phục về tầm cỡ của nó, nên “liều” tham gia, mặc dù chỉ có gần 2 tháng để chuẩn bị.
Hình ảnh Quang Vinh và mẫu tóc giành giải tại đêm chung kết. (Ảnh: Vnexpress)
- Trước đây, anh có từng tham gia cuộc thi tạo mẫu tóc nào không?
- Tôi chưa hề tham gia một cuộc thi tạo mẫu nào trước đây. Lần đầu tham gia cuộc thi mẫu tóc quốc tế L’Oréal Colour Trophy nên cũng có nhiều bỡ ngỡ.
- Để lọt vào top 5 người suất sắc nhất - giải 3, anh đã mang đến cuộc thi tác phẩm như thế nào?
- Tôi mang đến cuộc thi tác phẩm có tính ứng dụng cao nhưng vẫn đạt được sự tinh tế và phù hợp với tiêu chí của của cuộc thi “Vẻ đẹp phong cách Pháp”.
Trong tác phẩm của mình, tôi chọn những góc cắt sắc nhọn hình chữ V, cùng tông màu tím để thể hiện sự lãng mạn và quí phái trong phong cách Pháp. Ý tưởng này được lấy chính từ 2 lưỡi kéo, công cụ gắn liền với người thợ; từ chữ cái đầu tiên của tên tôi là chữ V; và tông màu chủ đạo của mái tóc là màu tím của loài hoa Violet, cũng được bắt đầu bằng chữ V. Cuối cùng, hơn hết, mái tóc đó mang ý nghĩ tinh thần, đó là “chiến thắng - Victory”.
- Việc giành giải tại một cuộc thi lớn sẽ tạo ra một đà phát triển tốt trong sự nghiệp, anh đã nắm bắt điều đó như thế nào trong gần nửa năm qua?
- Vâng, đó quả thực là một bước đà thôi thúc tôi phấn đấu và nỗ lực hơn trên con đường mình đã lựa chọn! Cuộc thi đã giúp cho tôi hiểu rõ về khái niệm “tôi không chỉ là người thợ cắt tóc”. Bên cạnh đó, tôi được giao lưu học hỏi với nhiều đồng nghiệp khác trên khắp mọi miền đất nước, cũng như nhìn nhận lại mặt bằng chung của nghành tóc Việt Nam so với thế giới.
Thời gian tới tôi sẽ trau dồi, học hỏi và tham gia các khóa đào tạo của chuyên gia nước ngoài. Và, nếu may mắn, cuộc thi quay trở lại VN lần nữa, tôi sẽ tham gia.
Sau khi giành giải thưởng, chàng trai trẻ muốn đào tạo nghề làm tóc cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
- Anh đánh giá ra sao về tính ứng dụng của những mẫu tóc thiết kế trong các cuộc thi vào đời sống hằng ngày?
- Mỗi người một quan điểm. Cuộc thi nào cũng cần sự sáng tạo và tính chuyên nghiệp. Theo cảm nhận của bản thân tôi, thì ở mỗi cuộc thi, các thí sinh đều luôn cố gắng nâng cao tính ứng dụng để làm tiêu chí trong tác phẩm của mình. Hơn nữa, với xu hướng thời trang hiện nay, luôn đánh giá cao tính ứng dụng kết hợp với trình diễn. Vì vậy, khoảng cách giữa mẫu thiết kế tại các cuộc thi và tính áp dụng trong đời sống ngày đang được thu hẹp hơn trước.
- Là một nhà tạo mẫu tóc, anh thấy xu hướng làm đẹp cho mái tóc ở Việt Nam- tính đến thời điểm này ra sao?
- Hiện tại đang là thời điểm bùng nổ các cửa hàng và trung tâm dạy nghề. Nhưng mặt bằng chung và cách đào tạo thiếu quy chuẩn, những người thợ cắt tóc chưa có được sự căn bản.
Mọi người đi học nghề đều mong sớm được cắt tóc mà quên đi những việc tưởng như đơn giản như quàng khăn cắt. Những ngày đầu bước vào nghề, tôi đã có một bài học quí giá: trước khi cắt tóc, ấn tượng đầu tiên của người khách hàng chính là việc quàng khăn!
- Không ít bạn trẻ khác mới học xong cấp 3 - giống anh, khi không có điều kiện học cao hơn, họ chỉ muốn tìm được một nghề và an phận với nghề đó. Còn anh thì sao?
- Ai cũng học cao thì ai làm thợ? Xác định được một nghề nghiệp, để bước đầu ổn định cuộc sống là điều đầu tiên các bạn trẻ khi mới học xong cần làm. Sự thành công phải có quá trình và nỗ lực cũng như tham vọng của mỗi cá nhân!
Với kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, tôi mong sẽ sớm đào tạo nghề làm tóc cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, muốn khẳng định mình bằng công việc này. Đó cũng là cách làm đẹp thêm cho cuộc sống cho xã hội.
Văn Trinh (thực hiện)
Cuộc thi tạo mẫu tóc quốc tế L’Oréal Colour Trophy được coi như giải thưởng Oscar dành cho ngành thời trang tóc thế giới. L’Oréal Colour Trophy có “thâm niên” cách đây 54 năm tại Anh Quốc, mỗi năm được tổ chức tại một quốc gia khác nhau, nhằm tôn vinh thành tựu cũng như nỗ lực sáng tạo của những nhà tạo mẫu tóc nước đó. Đêm chung kết cuộc thi tại VN đã được tổ chức ngày 19/10/2009, tại TP. Hồ Chí Minh.
Nhà tạo mẫu tóc Trương Quang Vinh mới chỉ học xong cấp 3.
- Anh đến với nghệ thuật tạo mẫu tóc như thế nào?
- Tôi đến với nghề cắt tóc cách đây 8 năm, khi học xong lớp 12. Lúc đầu, gia đình muốn tôi thi vào ngành Công an, nhưng sau 2 năm thiếu điểm, nản chí, cho rằng sức mình không đủ để học tiếp lên cao và tôi xin gia đình rằng, sẽ tự tìm cho mình một nghề nghiệp phù hợp với khả năng.
Khi đó tôi mới chỉ có 2 định hướng chọn nghề: một là nghề cắt may hoặc nghề cắt tóc, vì tôi mong muốn mang cái đẹp đến cho mọi người. Nhưng, có lẽ, do cơ duyên, nghề tóc đã chọn tôi. Tôi vui vì sau nhiều năm nỗ lực, đam mê nghề, mình đã được công nhận là một nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp.
- Anh biết đến cuộc thi mẫu tóc quốc tế L’Oréal Colour Trophy ra sao?
- Cuộc thi đến với tôi cũng bất ngờ! Sau khi nhận được thông tin từ ban tổ chức, tôi tìm hiểu về quy mô và uy tín của cuộc thi. Sau đó đã bị thuyết phục về tầm cỡ của nó, nên “liều” tham gia, mặc dù chỉ có gần 2 tháng để chuẩn bị.
Hình ảnh Quang Vinh và mẫu tóc giành giải tại đêm chung kết. (Ảnh: Vnexpress)
- Trước đây, anh có từng tham gia cuộc thi tạo mẫu tóc nào không?
- Tôi chưa hề tham gia một cuộc thi tạo mẫu nào trước đây. Lần đầu tham gia cuộc thi mẫu tóc quốc tế L’Oréal Colour Trophy nên cũng có nhiều bỡ ngỡ.
- Để lọt vào top 5 người suất sắc nhất - giải 3, anh đã mang đến cuộc thi tác phẩm như thế nào?
- Tôi mang đến cuộc thi tác phẩm có tính ứng dụng cao nhưng vẫn đạt được sự tinh tế và phù hợp với tiêu chí của của cuộc thi “Vẻ đẹp phong cách Pháp”.
Trong tác phẩm của mình, tôi chọn những góc cắt sắc nhọn hình chữ V, cùng tông màu tím để thể hiện sự lãng mạn và quí phái trong phong cách Pháp. Ý tưởng này được lấy chính từ 2 lưỡi kéo, công cụ gắn liền với người thợ; từ chữ cái đầu tiên của tên tôi là chữ V; và tông màu chủ đạo của mái tóc là màu tím của loài hoa Violet, cũng được bắt đầu bằng chữ V. Cuối cùng, hơn hết, mái tóc đó mang ý nghĩ tinh thần, đó là “chiến thắng - Victory”.
- Việc giành giải tại một cuộc thi lớn sẽ tạo ra một đà phát triển tốt trong sự nghiệp, anh đã nắm bắt điều đó như thế nào trong gần nửa năm qua?
- Vâng, đó quả thực là một bước đà thôi thúc tôi phấn đấu và nỗ lực hơn trên con đường mình đã lựa chọn! Cuộc thi đã giúp cho tôi hiểu rõ về khái niệm “tôi không chỉ là người thợ cắt tóc”. Bên cạnh đó, tôi được giao lưu học hỏi với nhiều đồng nghiệp khác trên khắp mọi miền đất nước, cũng như nhìn nhận lại mặt bằng chung của nghành tóc Việt Nam so với thế giới.
Thời gian tới tôi sẽ trau dồi, học hỏi và tham gia các khóa đào tạo của chuyên gia nước ngoài. Và, nếu may mắn, cuộc thi quay trở lại VN lần nữa, tôi sẽ tham gia.
Sau khi giành giải thưởng, chàng trai trẻ muốn đào tạo nghề làm tóc cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
- Anh đánh giá ra sao về tính ứng dụng của những mẫu tóc thiết kế trong các cuộc thi vào đời sống hằng ngày?
- Mỗi người một quan điểm. Cuộc thi nào cũng cần sự sáng tạo và tính chuyên nghiệp. Theo cảm nhận của bản thân tôi, thì ở mỗi cuộc thi, các thí sinh đều luôn cố gắng nâng cao tính ứng dụng để làm tiêu chí trong tác phẩm của mình. Hơn nữa, với xu hướng thời trang hiện nay, luôn đánh giá cao tính ứng dụng kết hợp với trình diễn. Vì vậy, khoảng cách giữa mẫu thiết kế tại các cuộc thi và tính áp dụng trong đời sống ngày đang được thu hẹp hơn trước.
- Là một nhà tạo mẫu tóc, anh thấy xu hướng làm đẹp cho mái tóc ở Việt Nam- tính đến thời điểm này ra sao?
- Hiện tại đang là thời điểm bùng nổ các cửa hàng và trung tâm dạy nghề. Nhưng mặt bằng chung và cách đào tạo thiếu quy chuẩn, những người thợ cắt tóc chưa có được sự căn bản.
Mọi người đi học nghề đều mong sớm được cắt tóc mà quên đi những việc tưởng như đơn giản như quàng khăn cắt. Những ngày đầu bước vào nghề, tôi đã có một bài học quí giá: trước khi cắt tóc, ấn tượng đầu tiên của người khách hàng chính là việc quàng khăn!
- Không ít bạn trẻ khác mới học xong cấp 3 - giống anh, khi không có điều kiện học cao hơn, họ chỉ muốn tìm được một nghề và an phận với nghề đó. Còn anh thì sao?
- Ai cũng học cao thì ai làm thợ? Xác định được một nghề nghiệp, để bước đầu ổn định cuộc sống là điều đầu tiên các bạn trẻ khi mới học xong cần làm. Sự thành công phải có quá trình và nỗ lực cũng như tham vọng của mỗi cá nhân!
Với kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, tôi mong sẽ sớm đào tạo nghề làm tóc cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, muốn khẳng định mình bằng công việc này. Đó cũng là cách làm đẹp thêm cho cuộc sống cho xã hội.
Văn Trinh (thực hiện)