Nhiều người dân xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội rất bức xúc và khẳng định sư thầy trụ trì Chân Long Tự đã tự ý thay tượng cổ bằng tượng chính mình. Không những vậy, suốt thời gian 10 tại chùa Chân Long, sư Thích Minh Phượng không những không kiến thiết được cho chùa mà theo người dân, còn dùng số tiền quyên góp để mua ô tô, gây nên điều tiếng không tốt cho dân làng.
Bỏ tượng cổ, thay tượng mới
Đoạn clip quay ngày 5/11 được tung lên các trang mạng xã hội và Youtube ghi lại cảnh người dân và lực lượng bảo vệ tiến hành đưa bức tượng mới ra khỏi chùa trước sự chứng kiến của chính quyền UBND xã Chàng Sơn.
Theo phản ánh của người dân, năm 2012 bức tượng cổ nhất ở chính giữa chùa bỗng dưng biến mất. Khi người dân hỏi thì sư Thích Minh Phượng chùa trả lời là đã ném bỏ xuống sông vì tượng hư hỏng quá nặng. Sau đó, sư Thích Minh Phượng có đem về một bức tượng đồng mới nặng khoảng 350kg, cao khoảng 1,4m.
Anh Nguyễn Văn Viên, người dân xã Chàng Sơn cho biết: "Về vóc dáng, khuôn mặt của bức tượng mới lại rất giống với sư trụ trì Thích Minh Phượng. Tôi là thợ chạm đồ truyền thống cũng xin khẳng định là giống đến 90%”. Đến ngày 5/11, nhiều người dân địa phương biết sư Thích Minh Phượng sẽ tổ chức lễ hô thần nhập tượng để đưa tượng mới đặt vào vị trí tượng cổ đã bị mất nên đã có mặt đưa bức tượng mới ra khỏi chùa trước buổi lễ.
Theo lời người dân xã Chàng Sơn, không chỉ lấy tượng mình thay tượng cổ trong chùa, sư Thích Minh Phượng còn tự ý chuyển bỏ nhiều bức tượng phật đã tồn tại lâu đời của chùa để thay vào đó là những pho tượng phật mới không rõ nguồn gốc mà không báo cho dân chúng và chính quyền.
Lập Đạo Tràng, gây mất đoàn kết trong nhân dân
Bà Lê Thị Mai (74 tuổi, ở thôn 4, xã Chàng Sơn) nhớ lại, thuở mới về chùa, sư Thích Minh Phượng còn mặc quần rách, áo nâu... "Bây giờ thầy đi ô tô, xe máy, bao nhiêu tiền của dân chưa kiến thiết được cho chùa thứ gì".
Bà cho biết, thậm chí khi hầu phúc cho dân, sư Thích Minh Phượng cũng lấy tiền, thấp nhất cũng 2 triệu đồng, nhiều thì 4-5 triệu đồng.
Còn ông Nguyễn Vũ Tài (60 tuổi, cùng trú thôn 4) tiếc nhớ: Chùa nhà chúng tôi xưa nay bình yên là thế. Khi sư thầy về trụ trì, dân làng đã tạo điều kiện để thầy làm việc. Vậy mà từ khi được nhập hộ tịch, sư thầy lại lập Đạo Tràng, với gần 100 người (trong đó có 2 nam giới, còn lại là phụ nữ), khiến dân mất đoàn kết.
Được biết, tất cả những người trong Đạo Tràng do sư Thích Minh Phượng lập ra đều sẵn sàng liều mạng để bảo vệ cho sư thầy.
"Có sư ở chùa thực chất chỉ giúp chùa bớt hiu quạnh nhưng hành động của thầy là quá đáng", ông Tài nói.
Nhiều người dân khác phản ánh, mặc dù là sư trụ trì nhưng thầy Thích Minh Phượng không quan tâm đến đời sống người dân, không ai biết thầy đi, về thế nào.
"Thậm chí khi đi đêm về hôm, sư thầy còn dẫn theo 5-7 anh thanh niên đến khiêng những bó vải xanh vải đỏ, sau đó lại gọi mấy anh đầu gấu khiêng đi” - anh Nguyễn Văn Thực (ở thôn 4, xã Chàng Sơn) kể.
Cũng theo anh Thực, sư Thích Minh Phượng còn dùng từ ngữ để bổ báng dân. Mới đây vì va chạm nhỏ trên đường, sư thầy sẵn sàng xuống xe giật tóc, đánh một đứa trẻ khiến phải đi viện.
"Ngoài ra, khi được người dân cúng tiến 300 triệu đồng, nhưng sư thầy đã dùng mua xe hơi, xây nhà để xe…”, anh Thực phản ánh.
Chị Đỗ Thị Miên (35 tuổi, thôn 4, xã Chàng Sơn) cho biết, mới đây, gia đình chị có tang, đã lên chùa nhờ sư thầy viết sớ. "Sư thầy Thích Minh Phượng bảo đông con đông cháu quá không làm và đòi với giá 5 triệu. Nhà tôi không làm nữa, phải ra về".
Tuy nhiên, cũng có một số người dân phủ nhận nhiều thông tin và bảo vệ sư thầy, được biết những người này thuộc Đạo Tràng của thầy Thích Minh Phượng.
Huyền Hồ (Báo Đất Việt)
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Bỏ tượng cổ, thay tượng mới
Đoạn clip quay ngày 5/11 được tung lên các trang mạng xã hội và Youtube ghi lại cảnh người dân và lực lượng bảo vệ tiến hành đưa bức tượng mới ra khỏi chùa trước sự chứng kiến của chính quyền UBND xã Chàng Sơn.
Theo phản ánh của người dân, năm 2012 bức tượng cổ nhất ở chính giữa chùa bỗng dưng biến mất. Khi người dân hỏi thì sư Thích Minh Phượng chùa trả lời là đã ném bỏ xuống sông vì tượng hư hỏng quá nặng. Sau đó, sư Thích Minh Phượng có đem về một bức tượng đồng mới nặng khoảng 350kg, cao khoảng 1,4m.
|
Bức ảnh ghép đang lan truyền trên mạng |
Theo lời người dân xã Chàng Sơn, không chỉ lấy tượng mình thay tượng cổ trong chùa, sư Thích Minh Phượng còn tự ý chuyển bỏ nhiều bức tượng phật đã tồn tại lâu đời của chùa để thay vào đó là những pho tượng phật mới không rõ nguồn gốc mà không báo cho dân chúng và chính quyền.
Những pho tượng mới được sư Thích Minh Phượng thay |
Lập Đạo Tràng, gây mất đoàn kết trong nhân dân
Bà Lê Thị Mai (74 tuổi, ở thôn 4, xã Chàng Sơn) nhớ lại, thuở mới về chùa, sư Thích Minh Phượng còn mặc quần rách, áo nâu... "Bây giờ thầy đi ô tô, xe máy, bao nhiêu tiền của dân chưa kiến thiết được cho chùa thứ gì".
Bà cho biết, thậm chí khi hầu phúc cho dân, sư Thích Minh Phượng cũng lấy tiền, thấp nhất cũng 2 triệu đồng, nhiều thì 4-5 triệu đồng.
Còn ông Nguyễn Vũ Tài (60 tuổi, cùng trú thôn 4) tiếc nhớ: Chùa nhà chúng tôi xưa nay bình yên là thế. Khi sư thầy về trụ trì, dân làng đã tạo điều kiện để thầy làm việc. Vậy mà từ khi được nhập hộ tịch, sư thầy lại lập Đạo Tràng, với gần 100 người (trong đó có 2 nam giới, còn lại là phụ nữ), khiến dân mất đoàn kết.
Được biết, tất cả những người trong Đạo Tràng do sư Thích Minh Phượng lập ra đều sẵn sàng liều mạng để bảo vệ cho sư thầy.
"Có sư ở chùa thực chất chỉ giúp chùa bớt hiu quạnh nhưng hành động của thầy là quá đáng", ông Tài nói.
Nhà thờ tổ thiếu một pho tượng |
Nơi để xe ô tô của sư thầy |
Nhiều người dân khác phản ánh, mặc dù là sư trụ trì nhưng thầy Thích Minh Phượng không quan tâm đến đời sống người dân, không ai biết thầy đi, về thế nào.
"Thậm chí khi đi đêm về hôm, sư thầy còn dẫn theo 5-7 anh thanh niên đến khiêng những bó vải xanh vải đỏ, sau đó lại gọi mấy anh đầu gấu khiêng đi” - anh Nguyễn Văn Thực (ở thôn 4, xã Chàng Sơn) kể.
Cũng theo anh Thực, sư Thích Minh Phượng còn dùng từ ngữ để bổ báng dân. Mới đây vì va chạm nhỏ trên đường, sư thầy sẵn sàng xuống xe giật tóc, đánh một đứa trẻ khiến phải đi viện.
"Ngoài ra, khi được người dân cúng tiến 300 triệu đồng, nhưng sư thầy đã dùng mua xe hơi, xây nhà để xe…”, anh Thực phản ánh.
Chị Đỗ Thị Miên (35 tuổi, thôn 4, xã Chàng Sơn) cho biết, mới đây, gia đình chị có tang, đã lên chùa nhờ sư thầy viết sớ. "Sư thầy Thích Minh Phượng bảo đông con đông cháu quá không làm và đòi với giá 5 triệu. Nhà tôi không làm nữa, phải ra về".
Tuy nhiên, cũng có một số người dân phủ nhận nhiều thông tin và bảo vệ sư thầy, được biết những người này thuộc Đạo Tràng của thầy Thích Minh Phượng.
Huyền Hồ (Báo Đất Việt)
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn