Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được xem là một trong 6 “đại án” của cả nước trong năm 2013. Bằng nhiều thủ đoạn, người đàn bà có “gan thép” này đã nuốt trọn hàng nghìn tỷ đồng một cách dễ dàng đến khó tin.
VietinBank chi nhánh Nhà Bè (ảnh lớn) và chân dung Huỳnh Thị Huyền Như (ảnh nhỏ).
Huỳnh Thị Huyền Như là ai?
Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, thường trú ở phường 22, quận Bình Thạnh, TP. HCM) là vợ của một Phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank).
Bản thân Huỳnh Thị Huyền Như trước khi bị bắt (ngày 6/10/2011) là phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh TP.HCM (Vietinbank TP.HCM).
Đồng thời, bà này cũng là thành viên HĐQT Công ty CP chứng khoán Phương Đông (ORS), được bầu ngày 18/5/2011. Đến tháng 10/2011, ORS đã công bố quyết định đình chỉ tư cách thành viên HĐQT của bà Huỳnh Thị Huyền Như sau khi vụ lừa đảo gần 4.000 tỷ đồng bị phanh phui.
Huyền Như bị truy tố về 2 tội danh: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”. Nguyên nhân phạm tội của Như xuất phát từ những món nợ không có khả năng thanh toán.
Không phải chờ tới khi bị bắt, nữ đại gia này mới trở thành người nổi tiếng trong giới đầu tư mà cái tên Huỳnh Thị Huyền Như đã nổi như cồn từ cách đây khoảng 3-4 năm. Người phụ nữ này được đánh giá là tay môi giới có máu mặt trong giới chứng khoán.
Để thỏa máu làm giàu, từ đầu năm 2007, Như đã vay trên 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân với lãi suất cao và lao vào kinh doanh bất động sản tại TP.HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam, An Giang.
Sau một thời gian làm mưa làm gió, chuyện làm ăn của Huỳnh Thị Huyền Như bắt đầu gặp khó vào năm 2009-2010, khi thị trường lao dốc, bất động sản cũng ảm đạm.
Bất động sản vài chục lô (một lô cả chục căn) không bán được, trong khi tiền lãi phải trả đều đặn khiến Như đuối sức, lấy phần này đắp phần kia. Chính sách siết tín dụng, thắt chặt tiền tệ khiến ngân hàng tạo sức ép với các khoản cho vay, càng đẩy Như khốn đốn hơn.
Năm 2010, do kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao nên Huỳnh Thị Huyền Như mất khả năng thanh toán. Làm ăn thua lỗ lại phải vay nợ lãi suất cao, từ đây, người phụ nữ này đã quay cuồng tìm nhiều cách để “xoay” tiền trả nợ.
Hành trình lừa đảo của người đàn bà "gan thép"
Từ tháng 3/2010 - 9/2011, lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank, Huỳnh Thị Huyền Như đã làm giả 8 con dấu của ngân hàng này, 7 công ty đồng thời làm giả tài liệu của nhiều đơn vị, cá nhân để lừa đảo hơn 3.900 tỷ đồng.
Do nắm được nghiệp vụ ngân hàng và có chức vụ là quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ - Vietinbank TP.HCM, có thẩm quyền phê duyệt lệnh chuyển tiền của chủ tài khoản từ ngân hàng đi các đơn vị, doanh nghiệp với hạn mức 50 tỷ đồng/lệnh nên Như đã thực hiện hành vi giả danh này.
Cụ thể, Huỳnh Thị Huyền Như đã làm giả 8 con dấu của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, Công ty TNHH đầu tư Phúc Vinh, Công ty CP đầu tư Thịnh Phát, Công ty bảo hiểm Toàn Cầu, Công ty chứng khoán Saigonbank Berjaya... để sử dụng đóng vào các tài liệu, giấy tờ do Như làm giả.
Những giấy tờ giả này được Như sử dụng để mở tài khoản của một số công ty tại Vietinbank TP.HCM, làm giả hợp đồng tiền gửi và phụ lục hợp đồng tại Vietinbank chi nhánh Nhà Bè để chiếm đoạt tài sản.
Số tiền Như chiếm đoạt hơn 3.900 tỉ đồng, gồm Ngân hàng TMCP Á Châu bị chiếm đoạt hơn 700 tỉ đồng, Ngân hàng TMCP Nam Việt 200 tỉ đồng, Ngân hàng Quốc tế VIB - chi nhánh TP.HCM 180 tỉ đồng...
Trong đó, Như dùng hơn 925 tỉ đồng để trả nợ gốc, nợ lãi trong và ngoài hợp đồng cho các khoản vay.
Viện KSND tối cao cũng nêu rõ một số ngân hàng đã thông qua các cá nhân và công ty tư nhân để gửi tiền vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và TP.HCM nhằm hưởng lãi suất chênh lệch và bị Như lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng.
Điển hình là Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) thông qua 14 nhân viên để gửi 1.543 tỉ đồng với lãi suất lên đến 22%/năm và bị Như chiếm đoạt 200 tỉ đồng; Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thông qua 19 nhân viên gửi gần 719 tỉ đồng vào Vietinbank lãi suất lên đến 18,5%/năm theo thỏa thuận và bị Như lừa đảo, chiếm đoạt toàn bộ.
Hình phạt nào cho Huyền Như?
Huỳnh Thị Huyền Như đã bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với một loạt thủ đoạn như: Làm giả hợp đồng ủy thác đầu tư, giả chữ ký của Giám đốc Vietinbank - Chi nhánh Nhà Bè, làm giả hồ sơ mở tài khoản của khách hàng, giả lệnh chi, giả chữ ký chủ tài khoản, giả chữ ký của khách hàng trong việc lập và cầm cố thẻ tiết kiệm để vay tiền,…
Mặc dù chiếm đoạt số tiền “khủng” nhưng mức hình phạt cao nhất đối với tội lừa đảo của Huỳnh Thị Huyền Như cũng chỉ là tù chung thân theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành. Trong khi, nếu kết tội tham ô, chiếm đoạt tiền của Vietinbank thì chỉ cần vài tỷ đồng là Huyền Như đã phải đối mặt với hình phạt cao nhất là tử hình.
Đến thời điểm này thì Huyền Như đã không bị truy tố tội tham ô, mặc dù Viện KSND tối cao đã 2 lần trả lại hồ sơ để yêu cầu điều tra làm rõ tội phạm này.
Được biết, “siêu lừa” này đã từng có ý định trốn ra nước ngoài nhằm thoát tội. Theo đó, Như đã chuẩn bị một tương lai mới ở Mỹ.
Cụ thể, Triệu Thị Hương Giang, một trong những đầu mối cho Như vay tiền lãi ngày khai với cơ quan điều tra, khoảng tháng 7/2011, Như đã chuyển cho Giang 10 tỷ đồng (tương đương 500.000 USD) để nộp “phí ban đầu” làm thẻ xanh ở Mỹ.
Sau đó, Giang đã nhờ người bạn tên Hạnh có người nhà ở Mỹ nộp giùm 500.000 USD cho công ty dịch vụ chuyên lo thẻ xanh. Nhưng do Như không lo đủ thủ tục của điều kiện làm thẻ xanh nên chưa làm được...Vì vậy, kế hoạch chuồn ra nước ngoài của "siêu lừa số 1 Việt Nam" này đã bị đổ bể.
Theo nguồn tin của VietNamNet, vào ngày 6/1 tới đây, TAND TP.HCM sẽ mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" do "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như cùng đồng phạm thực hiện.
Theo Vietnamnet
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
VietinBank chi nhánh Nhà Bè (ảnh lớn) và chân dung Huỳnh Thị Huyền Như (ảnh nhỏ).
Huỳnh Thị Huyền Như là ai?
Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, thường trú ở phường 22, quận Bình Thạnh, TP. HCM) là vợ của một Phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank).
Bản thân Huỳnh Thị Huyền Như trước khi bị bắt (ngày 6/10/2011) là phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh TP.HCM (Vietinbank TP.HCM).
Đồng thời, bà này cũng là thành viên HĐQT Công ty CP chứng khoán Phương Đông (ORS), được bầu ngày 18/5/2011. Đến tháng 10/2011, ORS đã công bố quyết định đình chỉ tư cách thành viên HĐQT của bà Huỳnh Thị Huyền Như sau khi vụ lừa đảo gần 4.000 tỷ đồng bị phanh phui.
Huyền Như bị truy tố về 2 tội danh: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”. Nguyên nhân phạm tội của Như xuất phát từ những món nợ không có khả năng thanh toán.
Chân dung "siêu lừa số 1" Việt Nam (Ảnh: Pháp luật & xã hội) |
Để thỏa máu làm giàu, từ đầu năm 2007, Như đã vay trên 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân với lãi suất cao và lao vào kinh doanh bất động sản tại TP.HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam, An Giang.
Sau một thời gian làm mưa làm gió, chuyện làm ăn của Huỳnh Thị Huyền Như bắt đầu gặp khó vào năm 2009-2010, khi thị trường lao dốc, bất động sản cũng ảm đạm.
Bất động sản vài chục lô (một lô cả chục căn) không bán được, trong khi tiền lãi phải trả đều đặn khiến Như đuối sức, lấy phần này đắp phần kia. Chính sách siết tín dụng, thắt chặt tiền tệ khiến ngân hàng tạo sức ép với các khoản cho vay, càng đẩy Như khốn đốn hơn.
Năm 2010, do kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao nên Huỳnh Thị Huyền Như mất khả năng thanh toán. Làm ăn thua lỗ lại phải vay nợ lãi suất cao, từ đây, người phụ nữ này đã quay cuồng tìm nhiều cách để “xoay” tiền trả nợ.
Hành trình lừa đảo của người đàn bà "gan thép"
Từ tháng 3/2010 - 9/2011, lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank, Huỳnh Thị Huyền Như đã làm giả 8 con dấu của ngân hàng này, 7 công ty đồng thời làm giả tài liệu của nhiều đơn vị, cá nhân để lừa đảo hơn 3.900 tỷ đồng.
Do nắm được nghiệp vụ ngân hàng và có chức vụ là quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ - Vietinbank TP.HCM, có thẩm quyền phê duyệt lệnh chuyển tiền của chủ tài khoản từ ngân hàng đi các đơn vị, doanh nghiệp với hạn mức 50 tỷ đồng/lệnh nên Như đã thực hiện hành vi giả danh này.
Cụ thể, Huỳnh Thị Huyền Như đã làm giả 8 con dấu của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, Công ty TNHH đầu tư Phúc Vinh, Công ty CP đầu tư Thịnh Phát, Công ty bảo hiểm Toàn Cầu, Công ty chứng khoán Saigonbank Berjaya... để sử dụng đóng vào các tài liệu, giấy tờ do Như làm giả.
Những giấy tờ giả này được Như sử dụng để mở tài khoản của một số công ty tại Vietinbank TP.HCM, làm giả hợp đồng tiền gửi và phụ lục hợp đồng tại Vietinbank chi nhánh Nhà Bè để chiếm đoạt tài sản.
Số tiền Như chiếm đoạt hơn 3.900 tỉ đồng, gồm Ngân hàng TMCP Á Châu bị chiếm đoạt hơn 700 tỉ đồng, Ngân hàng TMCP Nam Việt 200 tỉ đồng, Ngân hàng Quốc tế VIB - chi nhánh TP.HCM 180 tỉ đồng...
Trong đó, Như dùng hơn 925 tỉ đồng để trả nợ gốc, nợ lãi trong và ngoài hợp đồng cho các khoản vay.
Viện KSND tối cao cũng nêu rõ một số ngân hàng đã thông qua các cá nhân và công ty tư nhân để gửi tiền vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và TP.HCM nhằm hưởng lãi suất chênh lệch và bị Như lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng.
Điển hình là Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) thông qua 14 nhân viên để gửi 1.543 tỉ đồng với lãi suất lên đến 22%/năm và bị Như chiếm đoạt 200 tỉ đồng; Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thông qua 19 nhân viên gửi gần 719 tỉ đồng vào Vietinbank lãi suất lên đến 18,5%/năm theo thỏa thuận và bị Như lừa đảo, chiếm đoạt toàn bộ.
Hình phạt nào cho Huyền Như?
Huỳnh Thị Huyền Như đã bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với một loạt thủ đoạn như: Làm giả hợp đồng ủy thác đầu tư, giả chữ ký của Giám đốc Vietinbank - Chi nhánh Nhà Bè, làm giả hồ sơ mở tài khoản của khách hàng, giả lệnh chi, giả chữ ký chủ tài khoản, giả chữ ký của khách hàng trong việc lập và cầm cố thẻ tiết kiệm để vay tiền,…
Mặc dù chiếm đoạt số tiền “khủng” nhưng mức hình phạt cao nhất đối với tội lừa đảo của Huỳnh Thị Huyền Như cũng chỉ là tù chung thân theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành. Trong khi, nếu kết tội tham ô, chiếm đoạt tiền của Vietinbank thì chỉ cần vài tỷ đồng là Huyền Như đã phải đối mặt với hình phạt cao nhất là tử hình.
Đến thời điểm này thì Huyền Như đã không bị truy tố tội tham ô, mặc dù Viện KSND tối cao đã 2 lần trả lại hồ sơ để yêu cầu điều tra làm rõ tội phạm này.
Được biết, “siêu lừa” này đã từng có ý định trốn ra nước ngoài nhằm thoát tội. Theo đó, Như đã chuẩn bị một tương lai mới ở Mỹ.
Cụ thể, Triệu Thị Hương Giang, một trong những đầu mối cho Như vay tiền lãi ngày khai với cơ quan điều tra, khoảng tháng 7/2011, Như đã chuyển cho Giang 10 tỷ đồng (tương đương 500.000 USD) để nộp “phí ban đầu” làm thẻ xanh ở Mỹ.
Sau đó, Giang đã nhờ người bạn tên Hạnh có người nhà ở Mỹ nộp giùm 500.000 USD cho công ty dịch vụ chuyên lo thẻ xanh. Nhưng do Như không lo đủ thủ tục của điều kiện làm thẻ xanh nên chưa làm được...Vì vậy, kế hoạch chuồn ra nước ngoài của "siêu lừa số 1 Việt Nam" này đã bị đổ bể.
Theo nguồn tin của VietNamNet, vào ngày 6/1 tới đây, TAND TP.HCM sẽ mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" do "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như cùng đồng phạm thực hiện.
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn