T
T$
Guest
Hàng nghìn người tiếp tục vượt biển đến châu Âu mặc nguy hiểm
Lãnh đạo EU hiện đang họp tại Brussels thống nhất đẩy mạnh việc tái định cư hàng nghìn người đã tới Ý và Hy Lạp.
Chủ tịch hội nghị, ông Donald Tusk, nói 40.000 người sẽ được tái định cư tại các nước châu Âu trong vòng hai năm tới.
Tuy nhiên chưa có thỏa thuận nào về một hệ thốnghạn ngạch cho số người di cư.
Khủng hoảng nợ Hy Lạp cũng nằm trong nghị trình cuộc họp. Hy Lạp và các chủ nợ quốc tế đang bế tắc trong thương lượng hôm thứ Năm 25/6.
Trước đó, ông Tusk kêu gọi các nước thành viên EU chia sẻ gánh nặng mà các thuyền chở người di cư vượt Địa Trung Hải tìm cuộc sống tốt đẹp hơn ở châu Âu mang lại.
Ít nhất 153.000 người di cư đã tìm cách vào châu Âu trong năm nay, tăng 149% so với năm ngoái, theo tổ chức kiểm soát biên giới Frontex.
Ông Tusk nói chưa có thỏa thuận gì về hạt ngạch bắt buộc đối với các nước và kế hoạch của Ủy ban châu Âu là phân bổ người di cư khắp châu Âu.
Ông nói: "Chúng ta không cần các tuyên bố rỗng tuyếch về đoàn kế́t mà cần làm việc và các con số".
[h=2]Hội nghị thượng đỉnh[/h]Khủng hoảng di cư nằm cao trên nghị trình của hội nghị thượng đỉnh EU khai mạc hôm 25/6.
Ý muốn các nước EU khác giúp giải quyết tình trạng tàu chở người từ Libya tới đây cho dù nguy hiểm.
Thống kê mới từ Cao ủy LHQ về người tỵ nạn (UNHCR) cho thấy 63.000 người đã tới Hy Lạp bằng đường biển trong năm nay, 62.000 người tới Ý.
Tổng thống Pháp Francois Hollande nói "tất cả các nước cần phải cam kết", và nhắc lại kêu gọi của ông Tusk về tiếp nhận người thực sự cần tỵ nạn.
Khủng hoảng di cư châu Âu thêm trầm trọng vì nhiều người Syria cũng đang chạy trốn cuộc nội chiến ở nước này.
Hơn ba triệu người tỵ nạn hiện đang có mặt ở các nước có biên giới chung với Syria.
Hàng nghìn người khác cũng chạy trốn bạo lực và nghèo đói ở Eritrea, Somalia và các nước khu vực hạ Sahara ở châu Phi.
Trong khi đó, bế tắc về khủng hoảng nợ Hy Lạp có thể che phủ cuộc họp.
Chỉ khi nước này đạt được thỏa thuận về cải cách kinh tế với các chủ nợ là Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì khoản cứu trợ tài chính cuối cùng 7,2 tỷ euro mới được cấp cho Hy Lạp.
Thứ Ba tới Athens phải trả IMF 1,6 tỷ euro nếu không sẽ vỡ nợ và có nguy cơ ra khỏi khu vực sử dụng đồng euro.
Hôm thứ Năm, một cuộc gặp của bộ trưởng tài chính các nước eurozone đã kết thúc mà không có thỏa thuận gì về chủ đề này. Họ sẽ gặp lại nhau vào thớ Bảy 27/6.
Theo BBC Vietnamese