Châu Phi với nỗi buồn World Cup

T

T$

Guest
140701110221_african1.jpg


Trong loạt thư gửi đến BBC từ các nhà báo Phi châu, nhà làm phim và nhà bình luận Farai Sevenzo quan sát nền bóng đá của lục địa Đen, vốn bị tàn phá bởi các vấn nạn muôn thuở, từ việc tổ chức kém, vô kỷ luật, cho đến tranh cãi tiền bạc.
Không có một thành phố, ngôi làng, quán bar, hay nhà cộng đồng nào ở châu Phi mà World Cup không phải là tiêu điểm trong hai tuần lễ qua, tất nhiên ngoại trừ những nơi bị đe dọa bởi các phần tử Hồi giáo cực đoan.
Không giống như châu lục khác, các cầu thủ bóng đá châu Phi thuộc về nhân dân của cả lục địa Đen.
Không phải là Nigeria, Ghana, Cameroon, Bờ biển Ngà, hay thậm chí là Algeria, mà họ thuộc về đám đông mong mỏi được thấy châu Phi khẳng định mình là châu lục của tài năng và quả cảm, đặc biệt trên sàn diễn World Cup 2014 tại Brazil.
Bốn năm trôi qua kể từ khi World Cup được tổ chức lần đầu tại châu Phi, nhiều cầu thủ đã đến các sân cỏ Nam Mỹ chỉ để khiến chúng ta lo lắng khi xem thứ bóng đá tầm thường xen lẫn với các tiền đạo già cỗi, những thẻ đỏ ngu ngốc, và phòng ngự theo kiểu tự sát.
‘Quả phạt đền ngớ ngẩn’
140701110224_african2.jpg
Nigeria thi đấu tốt nhưng chưa bao giờ vượt qua vòng 16.


Thêm vào đó, chúng ta ngửi thấy mùi hôi tanh của sự nổi loạn và chống đối về tiền bạc xoay quanh các ngôi sao châu Phi từ tận bên kia bờ Đại Tây Dương.
Tổng thống Ghana John Mahama không có tâm trạng nào để theo dõi bóng đá bởi các cầu thủ liên tục phàn nàn về chi phí chưa được chi trả, khiến ông phải cho một máy bay chở ba triệu đô la sang làm hài lòng đội bóng.
"Chú sư tử bất khuất Cameroon, từng dọa sẽ không lên máy bay sang Brazil vì khoản tiền chưa được trả, ra trận mà không có nanh vuốt"



Những Ngôi sao đen, được kỳ vọng thắp sáng World Cup với những gì tinh khiết nhất của bóng đá châu Phi như từng làm được vào năm 2010, đã dọa cắt điện.
Chú sư tử bất khuất Cameroon, từng dọa sẽ không lên máy bay sang Brazil vì khoản tiền chưa được trả, ra trận mà không có nanh vuốt.
Những con voi rừng Bờ biển Ngà, được coi là đội bóng tài năng nhất của châu Phi, bỏ lỡ cơ hội vào vòng 1/16 bởi quả phạt đền ngớ ngẩn trong những giây cuối cùng. Họ sẽ đi vào sử sách với tư cách là đội bóng chưa bao giờ đáp ứng được kỳ vọng của người hâm mộ.
Liệu có hình ảnh nào tươi sáng hơn giữa đám mây mù ở Brazil cho Phi châu? Và nó sẽ tồn tại lâu chứ? Đại bàng xanh Nigeria, đương kim vô địch châu Phi, đã sớm hủy một buổi tập bởi bất đồng liên quan đến tiền thưởng.
‘Đối xử tàn tệ’
140701110230_african4.jpg
Tổng thống Ghana phải gửi tiền mặt qua đường máy bay sang cho cầu thủ để giải quyết tranh cãi.


140701110226_african3.jpg
Tuyển Ghana đã không đáp ứng được long mong đợi của cổ động viên trong nước.


Vì thế cũng khá là kỳ diệu khi lần đầu tiên chúng ta có hai đại diện Phi châu lọt vào vòng 16 đội khi Algeria và Nigeria để lại dấu ấn ở Brazil.
Nhưng tại sao mọi việc lại bê bối như vậy với các liên đoàn bóng đá Phi châu? Tại sao tin tức về bóng đá lại giống nền chính trị tồi tàn và chính quyền tham nhũng?
Bất kể là bạn ở đâu, Zimbabwe, Nam Sudan, hay Nam Phi, các cổ động viên bóng đá châu Phi đều than vãn về việc liên đoàn bóng đá không có hỗ trợ cần thiết cho tuyển quốc gia.
"Tại sao tin tức về bóng đá lại giống nền chính trị tồi tàn và chính quyền tham nhũng?"



Tài năng và tiềm năng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng, các đội tuyển bị mắc kẹt ở giải đấu bởi liên đoàn bóng đá không mua vé khứ hồi, và Nam Phi, chủ nhà của World Cup 2010, thay đến 23 huấn luyện viên trong vòng 20 năm.
Những đội đến được Brazil năm nay không tránh khỏi những rối loạn trong cơ quan quản lý bóng đá. Những cuộc cãi vãi xung quanh tiền thưởng và lệ phí thi đấu cho thấy điều đó.
Tuy nhiên, việc một quốc gia lọt vào World Cup đáng giá đến tám triệu đô la.
Vậy chẳng lẽ không đủ tiền để trả cho các tài năng? Khi chúng ta đánh giá màn trình diễn tuyệt vời của Ghana bốn năm trước, hay sự xuất hiện thường xuyên của Cameroon tại World Cup, và vị thế đương kim vô địch Phi châu của Nigeria, sẽ có người đặt câu hỏi là tiền biến đi đâu hết? Tại sao các tài năng bị đối xử tàn tệ đến vậy?
‘Những chú công ngạo mạn’
140701110309_african5.jpg
Bờ biển Ngà suýt qua được vòng 16 nhưng thua vào phút chót.


Chắc chắn là bóng đá thường liên quan nhiều đến hệ thống chính trị ở một số nước, và những người làm trong liên đoàn bóng đá thì thân với chính quyền hơn là cổ động viên.
Liên đoàn sẽ thuyết giáo về lòng yêu nước phi thực tế như là động lực thi đấu cho các cầu thủ, và khiến họ trở nên dễ bị quyến rũ bởi hệ thống cá độ quốc tế để làm đầy túi mình.
Liệu có ai còn nghi ngờ về sự thiếu hụt đến tuyệt vọng của lòng tin giữa các cầu thủ và liên đoàn bóng đá?
Thêm vào đó, các tài năng châu Phi trên sân cỏ Brazil là những ngôi sao quốc tế thi đấu tại nhiều giải đấu khác nhau trên thế giới, nhưng phải gánh theo các đồng đội nghèo hơn. Họ cũng không thể làm việc được dưới trướng các liên đoàn bóng đá ranh mãnh mà những Messi, Ronaldo, hay Neymar không bao giờ phải lo xử lý.
"Chắc chắn là bóng đá thường liên quan nhiều đến hệ thống chính trị ở một số nước, và những người làm trong liên đoàn bóng đá thì thân với chính quyền hơn là cổ động viên"



Và chúng ta thấy cái tôi cá nhân rất lớn trên sân cỏ. Không biết các cổ động viên khác thì thế nào, nhưng tôi thấy có những huấn luận viên Phi châu đứng cạnh đường pitch, mà chúng ta đều biết là không có quyền chọn đội hình thi đấu, nhìn bất lực như thể muốn nói là: “tôi không kiểm soát nổi những con công ngạo mạn và chỉ biết đến tiền trên sân và đó không phải là lỗi của tôi.”
Khi World Cup hạ màn với châu Phi, Nigeria và Algeria cuối cùng cũng đã đưa bóng đá châu lục thoát ra khỏi sự tầm thường đó sau thất bại trong phút cuối trước Pháp và Đức, đưa chúng ta thoát khỏi cơn ác mộng với hình ảnh các cầu thủ chỉ biết hôn đống tiền thưởng.
Từng đề nghị từ chức sau chức vô địch châu Phi, nói rằng ông “thiếu hỗ trợ và tôn trọng”, huấn luyện viên Nigeria Stephen Keshi đã từ chức sau thất bại trước Pháp. Ông có lẽ sẽ trở thành thuyền trưởng thứ 24 của Nam Phi. Nhưng ông Keshi cũng để lại một đội hình tấn công trẻ tuổi mà chúng ta sẽ được chứng kiến trong những năm tới.
Những chiếc máy bay chở tiền sẽ không giúp chúng ta vô địch World Cup, nhưng đã đến lúc cần đối xử với các tài năng Phi châu như những nhân tài thực sự, và trả cho họ những gì đáng được nhận.
Điều đó không chỉ dành cho những người trên sân, mà là cả trong quản lý điều hành. Bởi chiếc ghế ở liên đoàn không nên được trao trọn đời cho ai đó như thường thấy ở một số nước châu Phi.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top