Chính phủ Thái Lan lại gặp khó khăn vì người biểu tình

T

T$

Guest
Phe Áo đỏ ở Thái Lan lại xuất hiện trên các đường phố Bangkok tổ chức các cuộc biểu tình hàng tháng.

Họ đòi công lý cho 90 người thiệt mạng hồi tháng 5 năm ngoái, đa số là thường dân, khi chính phủ ra lệnh cho quân đội chấm dứt việc họ chiếm đóng một khu thương mại ở Bangkok.

Thủ lãnh phe áo đỏ Jatuporn Prompan nói họ còn muốn các nhà lãnh đạo, hiện đang bị cáo buộc tội khủng bố, được phóng thích.

Ông Jatuporn nói họ không biết khi nào thì các nhà lãnh đạo đó được tại ngoại hầu tra, vì thế dân chúng bên ngoài phải biểu diễn sức mạnh của mình qua các phương tiện ôn hòa để chứng tỏ với những người bị cầm tù là họ có bạn bè. Ông Jatuporn nói tất cả mọi người yêu cầu phóng thích các nhà lãnh đạo và nhận thấy là họ không được hưởng công lý.

Và dường như đối phó với phe áo đỏ còn chưa đủ, nay phe áo vàng từng ủng hộ chính phủ, cũng xuống đường, nhưng không phải là để bênh vực chính phủ.

Ít nhất 2.000 người biểu tình mặc áo vàng đã bao vây trụ sở chính phủ trong tuần này và nói rằng họ sẽ ở lại đó cho đến khi nào chính phủ có biện pháp cứng rắn với Kampuchea về vụ tranh chấp ở biên giới.

Các cuộc biểu tình ồ ạt đang xảy ra ngày càng thường xuyên hơn.

Năm 2008, phe Áo vàng đã phong tỏ cùng khu vực này trong nhiều tuần lễ, và đóng cửa hai phi trường của Bangkok, góp phần lật đổ 2 chính phủ có liên kết với phe áo đỏ.

Và hàng ngàn người Áo đỏ đã phong tỏa một thương xá hạng sang và khu du lịch trong khoảng 2 tháng hồi năm ngoái.

Phe Áo vàng theo chủ nghĩa dân tộc muốn chính phủ vô hiệu hóa một biên bản ghi nhớ với Kampuchea về vấn đề biên giới và trục xuất người Kampuchea ra khỏi những khu vực mà Thái Lan đòi chủ quyền.

Ông Parnthep Pourpongpan là người phát ngôn của phe Áo vàng.

Ông Parnthep nói: “Chúng tôi đã có nhiều cuộc thương nghị, hội thảo với chính phủ. Từ một và hai năm nay rồi. Đã không đi đến đâu, vì thế mà chúng tôi biểu tình phản đối.”

Phe Áo vàng muốn chính phủ ngưng hợp tác với cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc về ngôi đền cổ Preah Vihear gần vùng đất có tranh chấp.

Chính phủ đã bác bỏ các yêu sách của họ, và nói rằng các yêu sách này chỉ đưa đến xung đột với Kampuchea.

Phe Áo vàng đang chuẩn bị một cuộc tranh đấu lâu dài, dựng lều tạm trú và các sân khấu để đọc diễn văn.

Người biểu tình tên là Phudit Polpipat đã dựng lều trên một lề đường gần sân khấu chính. Ông này làm chủ một nhà hàng ở đông bắc Thái Lan nhưng nói rằng ông ta sẽ không rời khỏi Bangkok cho đến khi yêu sách của người biểu tình được thỏa mãn.

Ngôi đền Preah Vihear thuộc về Kampuchea theo phán quyết của Tòa án Thế giới, nhưng khu vực quanh ngôi đền này, theo ông Phudit, là lãnh thổ của Thái Lan. Ông nói họ sẽ mất khu vực này vì thế mà ông tham gia cuộc biểu tình.
 
Back
Top