Tôi về quê, lại nghe tiếng thở dài của ông bác họ: "Truy đuổi tội phạm là cần thiết, nhưng không thể xử tội phạm thay cho pháp luật. Xã hội thế này thì loạn mất."
Cho đến hôm nay, ít nhất đã ba lần tôi nhìn thấy, nghe kể và đọc được về nạn trộm chó gần đây ở cùng một vùng quê.
Lần thứ nhất là ở xã N., nơi hàng ngày tôi phải đi qua con đường từ quốc lộ vào trung tâm xã, hai bên là cánh đồng thẳng cánh cò bay. Có một hôm, đang phóng vù vù, tự nhiên trong nhóm có người giảm ga, rồi ghé vào ven đường. Chỉ vào một đống mùn đen lẫn đất bột ven đường, anh ta khẳng định với tôi rằng, đó là dấu vết chiếc xe máy bị người ta đốt cháy.
Chả là, theo lời anh ta, chủ nhân chiếc xe là một tay trộm chó, bị dân làng truy đuổi ra đến đoạn này, thì bỏ xe chạy xuống ruộng. Thế mà vẫn bị tóm.
Nỗi uất ức của người suốt năm còng lưng cấy hái mà bị kẻ khác hớt tay trên (làng này lâu nay vẫn bị mất trộm gà vịt, khoai lúa...) đã được giải tỏa, bởi cái cớ không thể tốt hơn này. Chiếc xe bị đập tan tành, trước khi bị đốt cháy. Còn người thì khá hơn, chưa đến nỗi bị đốt.
Người thì nói tay trộm bị đánh quá tay, nên xỉu luôn tại chỗ, nằm đó đến mấy ngày mà không ai nhận là người nhà. Người thì nói, có người đến cứu, sau khi được chữa lành đã bỏ quê đi biệt xứ...
Tôi chỉ nghe kể lại vẫn thấy lạnh sống lưng. Mỗi lần sau, khi qua chỗ đó, tôi gần như nhắm mắt lại mà phóng, bên tai dường như vẫn nghe thấy tiếng hò hét của dân làng...
Chuyện thứ hai tôi nghe được khi về làng ăn cưới. Bên bàn nước chè xanh, có thêm bưởi chuối, câu chuyện cứ nổ như ngô rang.
Tự nhiên, có một người ghé vào tai tôi gần như là thì thầm: "Thế chú nỏ biết à, vừa có chết người đó. Trộm chó."
Số là cả xóm dạo này bỗng dưng mất chó khắp lượt. Mới buổi trưa đang còn ngoáy đuôi tíu tít, quấn chân chủ, chiều về gọi mãi chả thấy đâu. Gia đình ông bác họ mà tôi đến ăn cỗ cưới, hôm kia cũng bị mất chó.
Có những người trong làng nghe chuyện không chịu được, cất tiếng chửi "quân chó má dám ăn trộm chó giữa thanh thiên bạch nhật". Vừa uống rượu vừa chửi, càng uống rượu càng chửi. Nhưng rượu hết, giọng khản, chó vẫn mất tăm...
Thế là họ ngồi nghĩ: "Lạ lùng là dạo này làng nhiều người ngoài ra vào đến thế. Khi thì hỏi thăm các nhà có gì bán không, khi thì vào xin ngụm nước. Chiều đến lại thấy chơi bóng chuyền cùng trai làng, trước khi rủ nhau ra quán rượu đầu làng khề khà tới tận khuya... Nghe nói họ còn dựng lều ở ngoài bãi tha ma nữa."
Các cụ vẫn bảo "đánh chó phải nể mặt chủ". Thế mà cái đám này ngang nhiên vào làng trộm chó, quá bằng vả vào mặt chủ chứ còn gì.
Một cái bẫy được trai làng giăng ra. Mấy đêm sau, nhóm "cẩu tặc" đã bị tóm gọn. Đúng là mấy chú "lạ" chiều chiều vẫn chơi bóng chuyền với đám trai làng. Thôi thì kính thưa các loại đòn giáng lên người mấy tên "cẩu tặc" khốn nạn.
Xe của một cẩu tặc bị đốt cháy rụi.
Người đánh vì xót của, người đánh vì lòng tự trọng bị tổn thương. Có người đánh cho bõ công mấy đêm nằm rình ngoài bụi tre, bị muỗi, dĩn đốt sưng cả tay chân, mặt mũi. Còn đa phần là đánh vì "những thằng như thế phải đánh cho chừa cái thói siêng ăn - nhác mần đi".
Nhưng cũng có người lại lặng lẽ lên báo trên xã. Thế là xã alo lên huyện rằng có trộm, phục kích bắt sống tại trận, và đã "đánh cảnh cáo vì mục đích giáo dục"...
Huyện cử người xuống "di lý" thủ phạm về xét xử. Nhưng, vì tinh thần "diệt ác - trừ gian" lên quá cao, thủ phạm đã không còn cơ hội nhận thức được hành vi sai trái của mình nữa, cho dù được chở thẳng tới bệnh viện vùng.
Về phần mình, xóm, rồi xã, trên hệ thống truyền thanh, đã thông báo về cái chết của thủ phạm trong mục "Tìm người nhà". Hết buổi, rồi hết ngày, vẫn không có ai đến nhận. Xã được chỉ thị đứng ra lo thủ tục ma chay.
Dư luận xóm, dư luận xã, đã quả quyết rằng, đó là một thằng nghiện chính cống, có thể ăn cắp bất cứ thứ gì để bán. Bị loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội là đáng, bởi đến người nhà còn không dám nhận, không thèm nhận, nữa là.
Chỉ có mỗi ông bác họ tôi, người mất con chó mà ông vẫn tắm cho hàng ngày, ngã ngửa ra thành ghế, giơ cả hai tay lên trời, khi biết chuyện. "Trời ơi, bọn bay tiếc cả con chó hơn cả mạng người hay sao?", ông nói như không ra hơi.
Người làng kháo nhau rằng, khi đi qua ngôi mộ vô danh đó, thỉnh thoảng vẫn thấy le lói mấy nén hương. Còn mấy trai làng, tham gia "đánh hôi" đêm đó, bỗng gầy rộc đi, ăn không được, ngủ không được.
Lần thứ ba, mới đây thôi, tôi đọc trên báo thông tin rằng, ở chính vùng quê đó, gã cẩu tặc, bị phát hiện và vây bắt giữa ban ngày, đã liều lĩnh cầm dao chém thẳng chủ nhà. Và cả làng lại có mặt, cùng với công an xã, cảnh sát 113...
Rút kinh nghiệm những lần trước, người ta đã gọi 115. Nhưng xe cứu thương, tuy đến kịp thời, vẫn không thể ra khỏi làng. Cẩu tặc đã trút hơi thở cuối cùng trên xe.
Thậm chí, người nhà "cẩu tặc" còn bị dân làng yêu cầu bồi thường, trước khi được đem xác người thân về mai táng.
Tôi về quê, lại nghe tiếng thở dài của ông bác họ: "Truy đuổi tội phạm là cần thiết, nhưng không thể xử tội phạm thay cho pháp luật. Xã hội thế này thì loạn mất."
Rất may, vì có thông tin báo chí (cũng nhờ thế tôi mới biết), công an đã vào cuộc, chứ không như những lần trước. Cả những người "đánh hôi" lẫn những người chặn xe cứu thương, đều bị khởi tố.
Tôi thỉnh thoảng có việc về quê, đi qua con đường chạy giữa cánh đồng có vệt mùn đen ám ảnh ngày nào. Những lần về quê đó, tôi không hề bỏ qua bất cứ cuộc trò chuyện nào quanh nồi nước chè xanh, với đủ chuyện Tây, chuyện ta, chuyện trên rừng (Tây nguyên), chuyện dưới biển (Đông)... Bà con ngồi nghe, nói cười nghiêng ngả, chó thì vừa lùi vào gậm giường, vừa nhấm nhẳn sủa.
Và lần nào tôi cũng nhớ tới thăm ông bác họ. Trong câu chuyện của ông, thú vị nhất là chuyện chăm chó quý, và cách giữ cho nó không ăn phải bả của "cẩu tặc". Nhưng chỉ tới đó thôi, bởi ông tự nhiên lại trầm ngâm, ánh mắt xa xăm...
Hướng ông nhìn là nghĩa trang xóm!
Bùi Nam Sơn
Cho đến hôm nay, ít nhất đã ba lần tôi nhìn thấy, nghe kể và đọc được về nạn trộm chó gần đây ở cùng một vùng quê.
Lần thứ nhất là ở xã N., nơi hàng ngày tôi phải đi qua con đường từ quốc lộ vào trung tâm xã, hai bên là cánh đồng thẳng cánh cò bay. Có một hôm, đang phóng vù vù, tự nhiên trong nhóm có người giảm ga, rồi ghé vào ven đường. Chỉ vào một đống mùn đen lẫn đất bột ven đường, anh ta khẳng định với tôi rằng, đó là dấu vết chiếc xe máy bị người ta đốt cháy.
Chả là, theo lời anh ta, chủ nhân chiếc xe là một tay trộm chó, bị dân làng truy đuổi ra đến đoạn này, thì bỏ xe chạy xuống ruộng. Thế mà vẫn bị tóm.
Nỗi uất ức của người suốt năm còng lưng cấy hái mà bị kẻ khác hớt tay trên (làng này lâu nay vẫn bị mất trộm gà vịt, khoai lúa...) đã được giải tỏa, bởi cái cớ không thể tốt hơn này. Chiếc xe bị đập tan tành, trước khi bị đốt cháy. Còn người thì khá hơn, chưa đến nỗi bị đốt.
Người thì nói tay trộm bị đánh quá tay, nên xỉu luôn tại chỗ, nằm đó đến mấy ngày mà không ai nhận là người nhà. Người thì nói, có người đến cứu, sau khi được chữa lành đã bỏ quê đi biệt xứ...
Tôi chỉ nghe kể lại vẫn thấy lạnh sống lưng. Mỗi lần sau, khi qua chỗ đó, tôi gần như nhắm mắt lại mà phóng, bên tai dường như vẫn nghe thấy tiếng hò hét của dân làng...
Chuyện thứ hai tôi nghe được khi về làng ăn cưới. Bên bàn nước chè xanh, có thêm bưởi chuối, câu chuyện cứ nổ như ngô rang.
Tự nhiên, có một người ghé vào tai tôi gần như là thì thầm: "Thế chú nỏ biết à, vừa có chết người đó. Trộm chó."
Số là cả xóm dạo này bỗng dưng mất chó khắp lượt. Mới buổi trưa đang còn ngoáy đuôi tíu tít, quấn chân chủ, chiều về gọi mãi chả thấy đâu. Gia đình ông bác họ mà tôi đến ăn cỗ cưới, hôm kia cũng bị mất chó.
Có những người trong làng nghe chuyện không chịu được, cất tiếng chửi "quân chó má dám ăn trộm chó giữa thanh thiên bạch nhật". Vừa uống rượu vừa chửi, càng uống rượu càng chửi. Nhưng rượu hết, giọng khản, chó vẫn mất tăm...
Thế là họ ngồi nghĩ: "Lạ lùng là dạo này làng nhiều người ngoài ra vào đến thế. Khi thì hỏi thăm các nhà có gì bán không, khi thì vào xin ngụm nước. Chiều đến lại thấy chơi bóng chuyền cùng trai làng, trước khi rủ nhau ra quán rượu đầu làng khề khà tới tận khuya... Nghe nói họ còn dựng lều ở ngoài bãi tha ma nữa."
Các cụ vẫn bảo "đánh chó phải nể mặt chủ". Thế mà cái đám này ngang nhiên vào làng trộm chó, quá bằng vả vào mặt chủ chứ còn gì.
Một cái bẫy được trai làng giăng ra. Mấy đêm sau, nhóm "cẩu tặc" đã bị tóm gọn. Đúng là mấy chú "lạ" chiều chiều vẫn chơi bóng chuyền với đám trai làng. Thôi thì kính thưa các loại đòn giáng lên người mấy tên "cẩu tặc" khốn nạn.
Xe của một cẩu tặc bị đốt cháy rụi.
Người đánh vì xót của, người đánh vì lòng tự trọng bị tổn thương. Có người đánh cho bõ công mấy đêm nằm rình ngoài bụi tre, bị muỗi, dĩn đốt sưng cả tay chân, mặt mũi. Còn đa phần là đánh vì "những thằng như thế phải đánh cho chừa cái thói siêng ăn - nhác mần đi".
Nhưng cũng có người lại lặng lẽ lên báo trên xã. Thế là xã alo lên huyện rằng có trộm, phục kích bắt sống tại trận, và đã "đánh cảnh cáo vì mục đích giáo dục"...
Huyện cử người xuống "di lý" thủ phạm về xét xử. Nhưng, vì tinh thần "diệt ác - trừ gian" lên quá cao, thủ phạm đã không còn cơ hội nhận thức được hành vi sai trái của mình nữa, cho dù được chở thẳng tới bệnh viện vùng.
Về phần mình, xóm, rồi xã, trên hệ thống truyền thanh, đã thông báo về cái chết của thủ phạm trong mục "Tìm người nhà". Hết buổi, rồi hết ngày, vẫn không có ai đến nhận. Xã được chỉ thị đứng ra lo thủ tục ma chay.
Dư luận xóm, dư luận xã, đã quả quyết rằng, đó là một thằng nghiện chính cống, có thể ăn cắp bất cứ thứ gì để bán. Bị loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội là đáng, bởi đến người nhà còn không dám nhận, không thèm nhận, nữa là.
Chỉ có mỗi ông bác họ tôi, người mất con chó mà ông vẫn tắm cho hàng ngày, ngã ngửa ra thành ghế, giơ cả hai tay lên trời, khi biết chuyện. "Trời ơi, bọn bay tiếc cả con chó hơn cả mạng người hay sao?", ông nói như không ra hơi.
Người làng kháo nhau rằng, khi đi qua ngôi mộ vô danh đó, thỉnh thoảng vẫn thấy le lói mấy nén hương. Còn mấy trai làng, tham gia "đánh hôi" đêm đó, bỗng gầy rộc đi, ăn không được, ngủ không được.
Lần thứ ba, mới đây thôi, tôi đọc trên báo thông tin rằng, ở chính vùng quê đó, gã cẩu tặc, bị phát hiện và vây bắt giữa ban ngày, đã liều lĩnh cầm dao chém thẳng chủ nhà. Và cả làng lại có mặt, cùng với công an xã, cảnh sát 113...
Rút kinh nghiệm những lần trước, người ta đã gọi 115. Nhưng xe cứu thương, tuy đến kịp thời, vẫn không thể ra khỏi làng. Cẩu tặc đã trút hơi thở cuối cùng trên xe.
Thậm chí, người nhà "cẩu tặc" còn bị dân làng yêu cầu bồi thường, trước khi được đem xác người thân về mai táng.
Tôi về quê, lại nghe tiếng thở dài của ông bác họ: "Truy đuổi tội phạm là cần thiết, nhưng không thể xử tội phạm thay cho pháp luật. Xã hội thế này thì loạn mất."
Rất may, vì có thông tin báo chí (cũng nhờ thế tôi mới biết), công an đã vào cuộc, chứ không như những lần trước. Cả những người "đánh hôi" lẫn những người chặn xe cứu thương, đều bị khởi tố.
Tôi thỉnh thoảng có việc về quê, đi qua con đường chạy giữa cánh đồng có vệt mùn đen ám ảnh ngày nào. Những lần về quê đó, tôi không hề bỏ qua bất cứ cuộc trò chuyện nào quanh nồi nước chè xanh, với đủ chuyện Tây, chuyện ta, chuyện trên rừng (Tây nguyên), chuyện dưới biển (Đông)... Bà con ngồi nghe, nói cười nghiêng ngả, chó thì vừa lùi vào gậm giường, vừa nhấm nhẳn sủa.
Và lần nào tôi cũng nhớ tới thăm ông bác họ. Trong câu chuyện của ông, thú vị nhất là chuyện chăm chó quý, và cách giữ cho nó không ăn phải bả của "cẩu tặc". Nhưng chỉ tới đó thôi, bởi ông tự nhiên lại trầm ngâm, ánh mắt xa xăm...
Hướng ông nhìn là nghĩa trang xóm!
Bùi Nam Sơn
[h=2]Color Ink Cartridge (520359) for Epson Printer[/h] $3.95 - $25.97 (29 stores) | [h=2]Premier (C4913A) Ink Cartridge[/h] $3.88 - $45.99 (14 stores) | [h=2]Color Ink Cartridge (C5061A) for Hewlett Packard Printer[/h] $10.15 - $202.99 (20 stores) | ||||
[h=2]Color Ink Cartridge (C9426A) for Hewlett Packard Printer[/h] $9.99 - $75.58 (60 stores) | [h=2]Hewlett Packard (Q4816A) Ink Cartridge[/h] $8.69 - $34.97 (25 stores) | [h=2]Hewlett Packard (C8790BN) (2 Pack) Ink Cartridge[/h] $12.95 - $100.77 (27 stores) |