T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Diễn biến chỉ số Dow Jones qua các tháng gần đây
Chỉ số Dow Jones đạt mức kỷ lục vào thứ Ba, quay trở lại về mức cao chưa từng được thấy kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Chỉ số này đạt 14.226, vượt qua mức cao nhất 14.198 của tháng 10 năm 2007.
Sự phục hồi của thị trường cho thấy nhà đầu tư đang có lại niềm tin đối với nền kinh tế Mỹ, bất chấp khó khăn tài chính của Washington và quan ngại bao quanh khu vực đồng euro.
Như vậy, chỉ số Dow Jones đã tăng gần gấp đôi giá trị kể từ khi trượt xuống mức 6.550 vào lúc tâm điểm của cuộc khủng hoảng hồi tháng Ba năm 2009.
"Những số liệu chính nhìn rất khả quan. Các công ty đã sẵn sàng để đầu tư và tăng trưởng trở lại. Nếu may mắn, chúng ta sẽ thấy sự phục hồi rõ ràng hơn vào nửa sau của năm nay," ông Paul Atkinson, giám đốc chi nhánh Bắc Mỹ của Quỹ quản lý tài sản Aberdeen bình luận.
Những tuần gần đây, giới đầu tư tỏ ra khả quan hơn trước dấu hiệu phục hồi của thị trường nhà đất, cũng như niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ.
Số liệu mới nhất cho thấy lượng nhà được bán đang tăng, trong lúc khu vực dịch vụ xây dựng nhà đang phục hồi khiêm tốn.
Trong lúc đó, niềm tin tiêu dùng bất ngờ phục hồi mạnh trong tháng Hai.
Nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang có dấu hiệu đầu tư và thuê lao động trở lại, thay vì tích trữ tiền.
Giới chuyên gia cho rằng việc các ngân hàng trung ương nới lỏng định lượng và đảm bảo lãi suất thấp đã giúp tăng tâm lý lạc quan, đồng thời cũng làm cho chứng khoán trở nên hấp dẫn hơn đối với giới đầu tư thay vì trái phiếu.
Vào thứ Hai, Phó chủ Tịch Cục Dự trữ Liên Bang, Janet Yellen nói ngân hàng trung ương nên tiến hành chương trình nới lỏng định lượng 85 tỷ đôla một tháng.
Những giải pháp của ngân hàng trung ương đã bù đắp cho quan ngại về ngân quỹ của Mỹ và việc bất ổn chính trị ở Ý có thể lan rộng ra khắp khu vực đồng euro.
Theo BBC Vietnamese
Chỉ số Dow Jones đạt mức kỷ lục vào thứ Ba, quay trở lại về mức cao chưa từng được thấy kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Chỉ số này đạt 14.226, vượt qua mức cao nhất 14.198 của tháng 10 năm 2007.
Sự phục hồi của thị trường cho thấy nhà đầu tư đang có lại niềm tin đối với nền kinh tế Mỹ, bất chấp khó khăn tài chính của Washington và quan ngại bao quanh khu vực đồng euro.
Như vậy, chỉ số Dow Jones đã tăng gần gấp đôi giá trị kể từ khi trượt xuống mức 6.550 vào lúc tâm điểm của cuộc khủng hoảng hồi tháng Ba năm 2009.
"Những số liệu chính nhìn rất khả quan. Các công ty đã sẵn sàng để đầu tư và tăng trưởng trở lại. Nếu may mắn, chúng ta sẽ thấy sự phục hồi rõ ràng hơn vào nửa sau của năm nay," ông Paul Atkinson, giám đốc chi nhánh Bắc Mỹ của Quỹ quản lý tài sản Aberdeen bình luận.
Những tuần gần đây, giới đầu tư tỏ ra khả quan hơn trước dấu hiệu phục hồi của thị trường nhà đất, cũng như niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ.
Số liệu mới nhất cho thấy lượng nhà được bán đang tăng, trong lúc khu vực dịch vụ xây dựng nhà đang phục hồi khiêm tốn.
Trong lúc đó, niềm tin tiêu dùng bất ngờ phục hồi mạnh trong tháng Hai.
Nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang có dấu hiệu đầu tư và thuê lao động trở lại, thay vì tích trữ tiền.
Giới chuyên gia cho rằng việc các ngân hàng trung ương nới lỏng định lượng và đảm bảo lãi suất thấp đã giúp tăng tâm lý lạc quan, đồng thời cũng làm cho chứng khoán trở nên hấp dẫn hơn đối với giới đầu tư thay vì trái phiếu.
Vào thứ Hai, Phó chủ Tịch Cục Dự trữ Liên Bang, Janet Yellen nói ngân hàng trung ương nên tiến hành chương trình nới lỏng định lượng 85 tỷ đôla một tháng.
Những giải pháp của ngân hàng trung ương đã bù đắp cho quan ngại về ngân quỹ của Mỹ và việc bất ổn chính trị ở Ý có thể lan rộng ra khắp khu vực đồng euro.
Theo BBC Vietnamese