T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Đa số vụ chống người thi hành công vụ chủ yếu trong lĩnh vực đất đai và giao thông.
Đề xuất của Bộ Công an trong đó cho phép cán bộ thi hành công vụ được nổ súng vào người và phương tiện vi phạm tiếp tục gây nhiều tranh cãi.
Được đưa ra trong Dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, đề xuất này đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong cả giới chức trách lẫn người dân trong nước những ngày qua.
[h=2]Có cần thiết?[/h]Lý do của đề xuất trên, được Bộ Công an diễn giải là do "tình trạng chống người thi hành công vụ diễn biến phức tạp", từ năm 2002 đến tháng 6/2012 cả nước đã xảy ra 8.513 vụ việc chống người thi hành công vụ, với 13.706 đối tượng vi phạm.
Trong khi đó, theo cơ quan này, "chưa có quy định đầy đủ, đồng bộ về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ".
Tuy nhiên lời giải thích này gặp phản đối ngay cả giới chức trách ở cơ quan hành pháp trong nước.
Báo Tuổi Trẻ ngày 15/3 dẫn lời ông Trần Đông Chu, kiểm sát viên cao cấp Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khu vực 3 TP.HCM nói số liệu trên "không nói rõ có bao nhiêu vụ đối tượng dùng dao, súng, hung khí nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của lực lượng thi hành công vụ, tính chất mức độ như thế nào".
"Rất khó để nói rằng tình hình chống người thi hành công vụ gia tăng và nguy hiểm." ông Chu nói thêm.
[h=2]"Làm thay tòa án"[/h]
Ông Phạm Công Hùng, thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thành phố Hồ Chí Minh thì cho rằng đề xuất này đồng nghĩa với việc người thi hành công vụ đã được cho quyền phán xét tính mạng của người khác thay tòa án.
"Bất kể một công dân nào từ lúc có hành vi vi phạm pháp luật đến lúc bị kết tội đều phải trải qua nhiều bước khác nhau: điều tra, xét hỏi, truy tố, xét xử, thậm chí không chỉ xét xử một lần mà còn rất nhiều lần. Thậm chí điều tra, truy tố, xét xử rồi mà vẫn còn oan sai," ông Hùng nói.
"Trong khi đó dự thảo cho phép lực lượng chức năng có “quyền bắn” chỉ bằng nhận định chủ quan duy ý chí? Mà bản thân người thi hành công vụ lúc đó không đủ tỉnh táo sáng suốt để phán đoán xem hành vi ấy đã đủ cấu thành tội nguy hiểm hay chưa bởi đối tượng chống đối rất dễ khiến cho người thi hành công vụ bức xúc.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC hôm 11/3, luật sư Trần Vũ Hải nói “trong Dự thảo Hiến pháp mới đang được thảo luận, có nhắc đến quyền sống. Cơ quan công an hình như chưa nghiên cứu dự thảo Hiến pháp,” ông Hải nhận xét.
Hiện tại Việt Nam đã có Pháp lệnh, được Quốc hội thông qua, về việc sử dụng vũ khí, trong đó có quy định về các trường hợp được nổ súng.
Nhưng có luồng dư luận cho rằng dường như dự thảo nghị định của Bộ Công an vượt quá giới hạn của Pháp lệnh.
Một điểm gây tranh cãi ở dự thảo là làm thế nào xác định đối tượng đang có hành vi “nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” để công an phải nổ súng.
“Khi gặp đối tượng, trong khoảnh khắc làm sao họ phân biệt thế nào là tội phạm nghiêm trọng.”
[h=2]"Định nghĩa thi hành công vụ"[/h]Trả lời phỏng vấn BBC ngày 15/3, Bà Lê Hiền Đức, người cũng từng hoạt động trong ngành công an cho rằng phải làm rõ định nghĩa của "thi hành công vụ" trước khi cho phép bắn người chống đối.
"Bây giờ bảo chống người thi hành công vụ thì phải xác định làm nhiệm vụ gì thì mới gọi là thi hành công vụ," bà nói với BBC.
"3000 công an kéo đến để đàn áp dân Văn Giang ngày 24/4/2012 để cướp đất của dân, tôi không gọi là thi hành công vụ."
"Công an ở Tiên Lãng Hải phòng đến để cướp đầm tôm, cướp đất của ông Đoàn Văn Vươn, tôi không gọi là thi hành công vụ."
"Nếu đi làm thuê cho bọn cướp đất thì người dân chống lại là điều không sai, người ta có quyền tự vệ."
Ông Trần Đông Chu cũng nhận xét "đa số vụ chống người thi hành công vụ chủ yếu trong lĩnh vực đất đai và giao thông, tụ tập đông người".
"Tất cả những đối tượng này đều không cần thiết phải dùng tới súng để đối phó."
[h=2]Người dân nghĩ gì?[/h]
Các ý kiến trái chiều cũng xuất hiện khắp nơi trên thế giới mạng. Trên trang Facebook của BBC Vietnamese, nhiều ý kiến phản đối đề xuất của Bộ Công an.
Ý kiến của nick Viet Hack, được nhiều người tán đồng ('likes') nhất, cho rằng không nên đồng ý vì "cán bộ công an thi hành công vụ được học võ , được đào tạo các kỹ năng cần thiết trước khi nhận nhiệm vụ công tác rồi, khi thi hành nhiệm vụ thì có còng số 8, có dùi cui điện"
"Chỉ nên dùng súng khi gặp các nhóm cướp có vũ trang , các tên tội phạm nguy hiểm , còn đối với người dân không nên chút nào , nếu trao quyền được bắn người chống đối thì vô hình chung sẽ trao quyền lực quá lớn cho người thi hành công vụ , dễ phát sinh tiêu cực khi quyền quá lớn.
Nick Ti Zeen thì cho rằng "ở một quốc gia mà nhân dân chưa được bảo vệ những quyền chính đáng mà đáng lẽ phải có, tình trạng người dân chết oan vì người thi hành công vụ đang ngày một gia tăng những mâu thuẫn xã hội ngày một lớn dần như Việt Nam thì đề xuất này sai lầm hơn cả cần thiết"
"Chúng chỉ làm tăng thêm nỗi oán sợ của dân với bộ máy công quyền nơi mà những chiến công " Tốt khoe xấu che" hơn là giảm tình trạng tội phạm như hiện nay."
Các ý kiến khác thì dẫn lời Thiếu tướng Trần Văn Vệ nói "Việc nổ súng bắn người đâu có dễ, từng có cán bộ thi hành án bắn trượt do quá run... nên không lo việc xảy ra lạm quyền" để chỉ trích độ an toàn đối với người dân xung quanh nếu công an nổ súng.
Tuy nhiên cũng có ý kiến ủng hộ như của nick Dương Minh Ngọc Nguyễn: "đấy là đề xuất hay, nhất là khi gặp những thể loại máu mặt và nên mở rộng cho cả kiểm lâm nữa."
Theo BBC Vietnamese
Đề xuất của Bộ Công an trong đó cho phép cán bộ thi hành công vụ được nổ súng vào người và phương tiện vi phạm tiếp tục gây nhiều tranh cãi.
Được đưa ra trong Dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, đề xuất này đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong cả giới chức trách lẫn người dân trong nước những ngày qua.
[h=2]Có cần thiết?[/h]Lý do của đề xuất trên, được Bộ Công an diễn giải là do "tình trạng chống người thi hành công vụ diễn biến phức tạp", từ năm 2002 đến tháng 6/2012 cả nước đã xảy ra 8.513 vụ việc chống người thi hành công vụ, với 13.706 đối tượng vi phạm.
Trong khi đó, theo cơ quan này, "chưa có quy định đầy đủ, đồng bộ về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ".
Tuy nhiên lời giải thích này gặp phản đối ngay cả giới chức trách ở cơ quan hành pháp trong nước.
Báo Tuổi Trẻ ngày 15/3 dẫn lời ông Trần Đông Chu, kiểm sát viên cao cấp Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khu vực 3 TP.HCM nói số liệu trên "không nói rõ có bao nhiêu vụ đối tượng dùng dao, súng, hung khí nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của lực lượng thi hành công vụ, tính chất mức độ như thế nào".
"Rất khó để nói rằng tình hình chống người thi hành công vụ gia tăng và nguy hiểm." ông Chu nói thêm.
[h=2]"Làm thay tòa án"[/h]
"Trong Dự thảo Hiến pháp mới đang được thảo luận, có nhắc đến quyền sống. Cơ quan công an hình như chưa nghiên cứu dự thảo Hiến pháp"
Luật sư Trần Vũ Hải
Ông Phạm Công Hùng, thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thành phố Hồ Chí Minh thì cho rằng đề xuất này đồng nghĩa với việc người thi hành công vụ đã được cho quyền phán xét tính mạng của người khác thay tòa án.
"Bất kể một công dân nào từ lúc có hành vi vi phạm pháp luật đến lúc bị kết tội đều phải trải qua nhiều bước khác nhau: điều tra, xét hỏi, truy tố, xét xử, thậm chí không chỉ xét xử một lần mà còn rất nhiều lần. Thậm chí điều tra, truy tố, xét xử rồi mà vẫn còn oan sai," ông Hùng nói.
"Trong khi đó dự thảo cho phép lực lượng chức năng có “quyền bắn” chỉ bằng nhận định chủ quan duy ý chí? Mà bản thân người thi hành công vụ lúc đó không đủ tỉnh táo sáng suốt để phán đoán xem hành vi ấy đã đủ cấu thành tội nguy hiểm hay chưa bởi đối tượng chống đối rất dễ khiến cho người thi hành công vụ bức xúc.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC hôm 11/3, luật sư Trần Vũ Hải nói “trong Dự thảo Hiến pháp mới đang được thảo luận, có nhắc đến quyền sống. Cơ quan công an hình như chưa nghiên cứu dự thảo Hiến pháp,” ông Hải nhận xét.
"3000 công an kéo đến để đàn áp dân Văn Giang ngày 24/4/2012 để cướp đất của dân, tôi không gọi là thi hành công vụ"
“Mọi người đều có quyền sống, vậy anh phải hành động như thế nào để người ta không bị chết, đấy là điều đầu tiên.”
Hiện tại Việt Nam đã có Pháp lệnh, được Quốc hội thông qua, về việc sử dụng vũ khí, trong đó có quy định về các trường hợp được nổ súng.
Nhưng có luồng dư luận cho rằng dường như dự thảo nghị định của Bộ Công an vượt quá giới hạn của Pháp lệnh.
Một điểm gây tranh cãi ở dự thảo là làm thế nào xác định đối tượng đang có hành vi “nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” để công an phải nổ súng.
“Khi gặp đối tượng, trong khoảnh khắc làm sao họ phân biệt thế nào là tội phạm nghiêm trọng.”
[h=2]"Định nghĩa thi hành công vụ"[/h]Trả lời phỏng vấn BBC ngày 15/3, Bà Lê Hiền Đức, người cũng từng hoạt động trong ngành công an cho rằng phải làm rõ định nghĩa của "thi hành công vụ" trước khi cho phép bắn người chống đối.
"Bây giờ bảo chống người thi hành công vụ thì phải xác định làm nhiệm vụ gì thì mới gọi là thi hành công vụ," bà nói với BBC.
"3000 công an kéo đến để đàn áp dân Văn Giang ngày 24/4/2012 để cướp đất của dân, tôi không gọi là thi hành công vụ."
"Công an ở Tiên Lãng Hải phòng đến để cướp đầm tôm, cướp đất của ông Đoàn Văn Vươn, tôi không gọi là thi hành công vụ."
"Nếu đi làm thuê cho bọn cướp đất thì người dân chống lại là điều không sai, người ta có quyền tự vệ."
Ông Trần Đông Chu cũng nhận xét "đa số vụ chống người thi hành công vụ chủ yếu trong lĩnh vực đất đai và giao thông, tụ tập đông người".
"Tất cả những đối tượng này đều không cần thiết phải dùng tới súng để đối phó."
[h=2]Người dân nghĩ gì?[/h]
"Bây giờ bảo chống người thi hành công vụ thì phải xác định làm nhiệm vụ gì thì mới gọi là thi hành công vụ. Nếu đi làm thuê cho bọn cướp đất thì người dân chống lại là điều không sai.""
Bà Lê Hiền Đức, nhà hoạt động chống tham nhũng
Các ý kiến trái chiều cũng xuất hiện khắp nơi trên thế giới mạng. Trên trang Facebook của BBC Vietnamese, nhiều ý kiến phản đối đề xuất của Bộ Công an.
Ý kiến của nick Viet Hack, được nhiều người tán đồng ('likes') nhất, cho rằng không nên đồng ý vì "cán bộ công an thi hành công vụ được học võ , được đào tạo các kỹ năng cần thiết trước khi nhận nhiệm vụ công tác rồi, khi thi hành nhiệm vụ thì có còng số 8, có dùi cui điện"
"Chỉ nên dùng súng khi gặp các nhóm cướp có vũ trang , các tên tội phạm nguy hiểm , còn đối với người dân không nên chút nào , nếu trao quyền được bắn người chống đối thì vô hình chung sẽ trao quyền lực quá lớn cho người thi hành công vụ , dễ phát sinh tiêu cực khi quyền quá lớn.
Nick Ti Zeen thì cho rằng "ở một quốc gia mà nhân dân chưa được bảo vệ những quyền chính đáng mà đáng lẽ phải có, tình trạng người dân chết oan vì người thi hành công vụ đang ngày một gia tăng những mâu thuẫn xã hội ngày một lớn dần như Việt Nam thì đề xuất này sai lầm hơn cả cần thiết"
"Chúng chỉ làm tăng thêm nỗi oán sợ của dân với bộ máy công quyền nơi mà những chiến công " Tốt khoe xấu che" hơn là giảm tình trạng tội phạm như hiện nay."
Các ý kiến khác thì dẫn lời Thiếu tướng Trần Văn Vệ nói "Việc nổ súng bắn người đâu có dễ, từng có cán bộ thi hành án bắn trượt do quá run... nên không lo việc xảy ra lạm quyền" để chỉ trích độ an toàn đối với người dân xung quanh nếu công an nổ súng.
Tuy nhiên cũng có ý kiến ủng hộ như của nick Dương Minh Ngọc Nguyễn: "đấy là đề xuất hay, nhất là khi gặp những thể loại máu mặt và nên mở rộng cho cả kiểm lâm nữa."
Theo BBC Vietnamese