Chuyện thuê trọ vốn được nhiều sinh viên đánh giá đôi khi là sự... may rủi. Sẽ là may nếu sinh viên thuê được một căn phòng tốt, chủ trọ dễ tính. Và sẽ là rất rủi nếu gặp phải chủ trọ tai quái, luôn nghĩ ra trăm phương nghìn cách để hạch sách nhằm thu lợi nhuận cao. Mối quan hệ chủ trọ sinh viên luôn đặt trong tình trạng “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”. Nhiều sinh viên khi đã chuyển trọ vẫn không thể quên những bi hài khi bị chủ trọ quản lý bằng “kỷ luật thép”.
Xóm trọ... không thân thiện
Phạm C. (Đại học Lao động Xã hội) khá may mắn khi tìm được một căn phòng trọ rộng rãi (ở cùng chủ) đủ để ở 3 người chỉ với giá 700 nghìn/tháng, điện nước tính theo giá Nhà nước nên có tháng chỉ hết dăm bảy chục nghìn cả tiền điện lẫn tiền nước.
Chủ trọ của C. là một bà lão 80 tuổi, con cái đều lập gia đình cả nên chỉ mình bà sống trong căn nhà rộng. Tưởng rằng có thể trọ tại đây nốt thời sinh viên, nhưng sự thật là chỉ 3 tháng sau, C. cùng hai người bạn đã phải tức tốc chuyển phòng bởi những quy định hết sức ngặt nghèo của bà lão: hạn chế tối đa bạn bè tới chơi, nghiêm cấm dẫn bạn trai về phòng, quét nhà 3 lần/ ngày, tiền nhà đóng trước 1 tháng…
Cô bạn này bày tỏ: “Ở đây rẻ thật, nhưng ở trọ mà có cảm giác như... ở tù. Bạn mình ở quê lên mà không dám dẫn vào phòng chơi. Không quét nhà thì bà mắng là "đồ con gái mà lười", hễ quét nhà là bà lấy cái giẻ lau, rê đi rê lại và bảo vẫn còn bẩn. Khi gội đầu, rửa bát, giặt quần áo… bà lão cũng đứng canh để xem chúng mình có sử dụng nhiều nước không.
Phòng mình ở trong nên rất tối, muốn học bài ban ngày cũng phải bật điện nhưng cứ hễ bật đèn là bị bà mắng. Trong khi đó tiền điện tiền nước đều do bọn mình trả. Sợ nhất là ban đêm, bà bị khó thở, cứ nằm phòng ngoài hổn hển gọi tên từng đứa ra ngoài nhà xoa bóp giúp. Không ra thì sợ bà bị làm sao, nhưng đúng là khi nghe giọng bà rên rỉ, chúng mình cứ co rúm người lại, có đứa cả đêm mất ngủ”.
Thậm chí, có lần C. với bạn cùng phòng đều đi gội đầu, nhưng vì 2 người có vẻ ngoài quá giống nhau nên bà lão đã quát ầm lên khi cho rằng C. phí phạm nước đến nỗi cùng một lúc gội đầu… 2 lần. Trong câu mắng đó, bà lão còn gọi C. là “đồ nhà thổ”. Sau lần đó, C. nhất quyết chuyển trọ.
C. chia sẻ: “Hôm mình chuyển đi, bác bán quán nước bên cạnh mới cho biết: Bà lão khó tính thế mà các cháu ở được 3 tháng là kỷ lục đấy, phòng đấy rẻ thật, nhưng trước các cháu chẳng có ai trụ nổi 1 tháng, có người vừa chuyển tới, 1 tuần sau đã thấy dọn đồ”.
Còn với Nguyễn T. (Cao đẳng Sư phạm Hà Nội), bi hài xảy ra ngay tại khâu tìm phòng trọ. Năm đầu tiên, T. ở ký túc xá. Nhưng muốn tự do hơn nên T. chuyển ra ở ngoại trú.
T. mừng vô cùng khi người bạn mà T. nhờ đã tìm giúp một căn phòng nhỏ, ở gần trường mà giá cả rất phải chăng. Hơn nữa, khi người bạn này hỏi số tiền đặt cọc chủ trọ chỉ đáp: “Không phải đặt cọc, đặt kèo gì cả. Chiều mai bảo bạn đến xem phòng, nếu ưng thì chuyển đồ đến luôn”. Nghe bạn kể, T đã mừng thầm vì chủ nhà có vẻ “thoáng tính”.
Chiều hôm sau, T. đến xem phòng. Nhưng chỉ vừa nhìn thấy T., chủ nhà đã khó chịu: “Thôi thôi, mai không phải chuyển đồ, chuyển đạc gì nữa nhá.” Đang lơ ngơ chẳng hiểu chuyện gì, thì T. nghe thấy người bạn thì thầm: “Thôi về đi, ông bà chủ bị ác cảm vì cậu mặc quần sooc, áo hai dây đấy. Cậu mà trọ ở đây chắc mùa hè cũng phải mặc áo len cao cổ”. Mặc dù tiếc hùi hụi, nhưng T. cũng đành ngậm ngùi ra đi bởi quy định có một không hai của chủ trọ này.
"Trâu dữ mất họ, chủ trọ dữ… hết bạn bè"
Năm đầu tiên, vừa chân ướt chân ráo nhập học, Thu P. (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), theo lời khuyên của các anh chị sinh viên đi trước là cứ thuê tạm một căn phòng nhỏ, ở một mình rồi khi quen bạn quen bè thì rủ nhau về ở cùng cho vui, P. liền thuê tạm một căn phòng ở khu Cầu Giấy để tiện đường đi học.
Theo như đúng lời của chủ trọ thì “giờ phòng trọ nó đắt, Nhà nước tăng giá điện giá nước nên thu tiền cũng phải cao hơn trước kia, trọ được thì trọ không thì đi tìm phòng khác”. Nghe lời tuyên bố “xanh rờn” đó, P. cũng đã run, nhưng vì để có chỗ ăn học tạm thời nên đành cố chịu.
Nhưng khó chịu thực sự của P. không phải bởi tiền phòng mà chính là bởi cái chuồng chó được đặt ngay trước cửa phòng. P tâm sự: “Con chó đó là của con trai chủ nhà. Nó là giống chó tốt, lại thông minh nên được anh ta rất quý. Bạn bè mình tới chơi là con chó giằng xích lao ra. Cũng may là xích chắc chắn nên chưa đứa nào bị cắn. Dù vậy nhưng đứa nào cũng sợ, chẳng dám đến lần thứ hai. Nhiều khi muốn mời bạn về thăm phòng mà cũng ngại”.
Từ khi anh con trai chủ nhà bị bắt đi cai nghiện thì con chó được chuyển vào chuồng. Cả mẹ và vợ của anh ta chẳng ai nhòm ngó, dọn dẹp chuồng khiến cái chuồng chó trở nên bốc mùi hôi thối. Đặc biệt là khi nắng gắt thì không ai muốn ở lại phòng.
P. cùng vài người trong xóm trọ có góp ý với chủ nhà chuyển chuồng chó ra chỗ khác, nhưng đáp lại tấm chân tình ấy là những câu mắng “xơi xơi” vào mặt: “Chuyển gì mà chuyển, cứ để nó ở đấy. Nếu phải chuyển thì là chuyển người thuê trọ chứ không phải chuyển chó”.
Sau lần đó, P. hạ quyết tâm chuyển trọ: “Họ coi mình còn không bằng con chó thì còn thiết tha gì chuyện ở lại nữa”.
Trần H. (Đại học Mở) thì bức xúc: “Một lần, mình tới thăm phòng đứa bạn thân hồi cấp 3. Nhưng đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng mình tới đó. Lúc mình đến chơi, mình chào rất to nhưng chủ nhà cũng chẳng thèm đáp lại một câu. Bực nhất là lúc mình đi vệ sinh, chủ nhà cứ ngồi ngoài nhà nói bóng nói gió: “Nhà này chưa thiếu nước… đến mức phải nhờ người tới tè hộ”. Lúc đó mình chỉ muốn nổi điên lên, nhưng sợ đứa bạn đang thuê trọ khó xử nên đành im lặng. Giờ có cho thêm tiền mình cũng không bao giờ đến đó nữa”.
Chủ trọ nắm trong tay “quyền sinh quyền sát”, nên để sống yên ổn, nhiều sinh viên chọn cách im lặng. Số khác không chịu đựng được thì chọn cách chuyển trọ.
Nhiều khi “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”, tránh được “quy định sắt” nhiều sinh viên ngay lập tức gặp phải “quy định thép” ở chỗ trọ mới. Và như thế, mối quan hệ giữa chủ trọ với sinh viên có lẽ chẳng bao giờ hết “nóng”.
VNN
Xóm trọ... không thân thiện
Phạm C. (Đại học Lao động Xã hội) khá may mắn khi tìm được một căn phòng trọ rộng rãi (ở cùng chủ) đủ để ở 3 người chỉ với giá 700 nghìn/tháng, điện nước tính theo giá Nhà nước nên có tháng chỉ hết dăm bảy chục nghìn cả tiền điện lẫn tiền nước.
Chủ trọ của C. là một bà lão 80 tuổi, con cái đều lập gia đình cả nên chỉ mình bà sống trong căn nhà rộng. Tưởng rằng có thể trọ tại đây nốt thời sinh viên, nhưng sự thật là chỉ 3 tháng sau, C. cùng hai người bạn đã phải tức tốc chuyển phòng bởi những quy định hết sức ngặt nghèo của bà lão: hạn chế tối đa bạn bè tới chơi, nghiêm cấm dẫn bạn trai về phòng, quét nhà 3 lần/ ngày, tiền nhà đóng trước 1 tháng…
Cô bạn này bày tỏ: “Ở đây rẻ thật, nhưng ở trọ mà có cảm giác như... ở tù. Bạn mình ở quê lên mà không dám dẫn vào phòng chơi. Không quét nhà thì bà mắng là "đồ con gái mà lười", hễ quét nhà là bà lấy cái giẻ lau, rê đi rê lại và bảo vẫn còn bẩn. Khi gội đầu, rửa bát, giặt quần áo… bà lão cũng đứng canh để xem chúng mình có sử dụng nhiều nước không.
Phòng mình ở trong nên rất tối, muốn học bài ban ngày cũng phải bật điện nhưng cứ hễ bật đèn là bị bà mắng. Trong khi đó tiền điện tiền nước đều do bọn mình trả. Sợ nhất là ban đêm, bà bị khó thở, cứ nằm phòng ngoài hổn hển gọi tên từng đứa ra ngoài nhà xoa bóp giúp. Không ra thì sợ bà bị làm sao, nhưng đúng là khi nghe giọng bà rên rỉ, chúng mình cứ co rúm người lại, có đứa cả đêm mất ngủ”.
Thậm chí, có lần C. với bạn cùng phòng đều đi gội đầu, nhưng vì 2 người có vẻ ngoài quá giống nhau nên bà lão đã quát ầm lên khi cho rằng C. phí phạm nước đến nỗi cùng một lúc gội đầu… 2 lần. Trong câu mắng đó, bà lão còn gọi C. là “đồ nhà thổ”. Sau lần đó, C. nhất quyết chuyển trọ.
C. chia sẻ: “Hôm mình chuyển đi, bác bán quán nước bên cạnh mới cho biết: Bà lão khó tính thế mà các cháu ở được 3 tháng là kỷ lục đấy, phòng đấy rẻ thật, nhưng trước các cháu chẳng có ai trụ nổi 1 tháng, có người vừa chuyển tới, 1 tuần sau đã thấy dọn đồ”.
Còn với Nguyễn T. (Cao đẳng Sư phạm Hà Nội), bi hài xảy ra ngay tại khâu tìm phòng trọ. Năm đầu tiên, T. ở ký túc xá. Nhưng muốn tự do hơn nên T. chuyển ra ở ngoại trú.
T. mừng vô cùng khi người bạn mà T. nhờ đã tìm giúp một căn phòng nhỏ, ở gần trường mà giá cả rất phải chăng. Hơn nữa, khi người bạn này hỏi số tiền đặt cọc chủ trọ chỉ đáp: “Không phải đặt cọc, đặt kèo gì cả. Chiều mai bảo bạn đến xem phòng, nếu ưng thì chuyển đồ đến luôn”. Nghe bạn kể, T đã mừng thầm vì chủ nhà có vẻ “thoáng tính”.
Chiều hôm sau, T. đến xem phòng. Nhưng chỉ vừa nhìn thấy T., chủ nhà đã khó chịu: “Thôi thôi, mai không phải chuyển đồ, chuyển đạc gì nữa nhá.” Đang lơ ngơ chẳng hiểu chuyện gì, thì T. nghe thấy người bạn thì thầm: “Thôi về đi, ông bà chủ bị ác cảm vì cậu mặc quần sooc, áo hai dây đấy. Cậu mà trọ ở đây chắc mùa hè cũng phải mặc áo len cao cổ”. Mặc dù tiếc hùi hụi, nhưng T. cũng đành ngậm ngùi ra đi bởi quy định có một không hai của chủ trọ này.
"Trâu dữ mất họ, chủ trọ dữ… hết bạn bè"
Năm đầu tiên, vừa chân ướt chân ráo nhập học, Thu P. (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), theo lời khuyên của các anh chị sinh viên đi trước là cứ thuê tạm một căn phòng nhỏ, ở một mình rồi khi quen bạn quen bè thì rủ nhau về ở cùng cho vui, P. liền thuê tạm một căn phòng ở khu Cầu Giấy để tiện đường đi học.
Nhiều sinh viên khi đã chuyển trọ vẫn không thể quên những bi hài khi bị chủ trọ quản lý bằng “kỷ luật thép” (Ảnh: minh họa)
Căn phòng của P. rộng 8m² (nằm trong một dãy trọ cấp 4 ở đường Dương Quảng Hàm) cũng không có gì là khang trang nhưng cũng được "hét" lên giá 800 nghìn/1 tháng, điện nước cũng theo giá “cắt cổ”.Theo như đúng lời của chủ trọ thì “giờ phòng trọ nó đắt, Nhà nước tăng giá điện giá nước nên thu tiền cũng phải cao hơn trước kia, trọ được thì trọ không thì đi tìm phòng khác”. Nghe lời tuyên bố “xanh rờn” đó, P. cũng đã run, nhưng vì để có chỗ ăn học tạm thời nên đành cố chịu.
Nhưng khó chịu thực sự của P. không phải bởi tiền phòng mà chính là bởi cái chuồng chó được đặt ngay trước cửa phòng. P tâm sự: “Con chó đó là của con trai chủ nhà. Nó là giống chó tốt, lại thông minh nên được anh ta rất quý. Bạn bè mình tới chơi là con chó giằng xích lao ra. Cũng may là xích chắc chắn nên chưa đứa nào bị cắn. Dù vậy nhưng đứa nào cũng sợ, chẳng dám đến lần thứ hai. Nhiều khi muốn mời bạn về thăm phòng mà cũng ngại”.
Từ khi anh con trai chủ nhà bị bắt đi cai nghiện thì con chó được chuyển vào chuồng. Cả mẹ và vợ của anh ta chẳng ai nhòm ngó, dọn dẹp chuồng khiến cái chuồng chó trở nên bốc mùi hôi thối. Đặc biệt là khi nắng gắt thì không ai muốn ở lại phòng.
P. cùng vài người trong xóm trọ có góp ý với chủ nhà chuyển chuồng chó ra chỗ khác, nhưng đáp lại tấm chân tình ấy là những câu mắng “xơi xơi” vào mặt: “Chuyển gì mà chuyển, cứ để nó ở đấy. Nếu phải chuyển thì là chuyển người thuê trọ chứ không phải chuyển chó”.
Sau lần đó, P. hạ quyết tâm chuyển trọ: “Họ coi mình còn không bằng con chó thì còn thiết tha gì chuyện ở lại nữa”.
Trần H. (Đại học Mở) thì bức xúc: “Một lần, mình tới thăm phòng đứa bạn thân hồi cấp 3. Nhưng đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng mình tới đó. Lúc mình đến chơi, mình chào rất to nhưng chủ nhà cũng chẳng thèm đáp lại một câu. Bực nhất là lúc mình đi vệ sinh, chủ nhà cứ ngồi ngoài nhà nói bóng nói gió: “Nhà này chưa thiếu nước… đến mức phải nhờ người tới tè hộ”. Lúc đó mình chỉ muốn nổi điên lên, nhưng sợ đứa bạn đang thuê trọ khó xử nên đành im lặng. Giờ có cho thêm tiền mình cũng không bao giờ đến đó nữa”.
Chủ trọ nắm trong tay “quyền sinh quyền sát”, nên để sống yên ổn, nhiều sinh viên chọn cách im lặng. Số khác không chịu đựng được thì chọn cách chuyển trọ.
Nhiều khi “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”, tránh được “quy định sắt” nhiều sinh viên ngay lập tức gặp phải “quy định thép” ở chỗ trọ mới. Và như thế, mối quan hệ giữa chủ trọ với sinh viên có lẽ chẳng bao giờ hết “nóng”.
VNN