Chủ tịch Tập Cận Bình 'bất nhất’?

T

T$

Guest



151108170550_xi_protest_640x360_basam.wordpress.com_nocredit.jpg
Image copyright
basam.wordpress.com



Image caption

Đã có các cuộc biểu tình phản đối chuyến thăm của Chủ tịch Tập tới Việt Nam.

Tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc về chủ quyền ‘từ xa xưa’ ở Biển Đông gây phẫn nộ tại Việt Nam.
Một nhà quan sát từ Học viện Chính sách & Phát triển cho rằng các Đại biểu Quốc hội Việt Nam cần phải lên tiếng.
"Nên có những phát biểu một cách chính thức, phát biểu một cách thẳng thắn về phát ngôn của ông Tập Cận Bình và các Đại biểu Quốc hội cần phải có chính kiến của mình, chứ không phải chờ có một chỉ thị gì, hay có một chỉ đạo nào từ ở một cấp nào đấy, thì mới được phát biểu,” Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Phạm Quý Thọ nói với BBC hôm 08/11/2015.
Hôm 7/11, một ngày sau khi rời Việt Nam, phát biểu ở Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, ông Tập Cận Bình nhắc lại tuyên bố từng đưa ra trong chuyến thăm Mỹ mới đây rằng những hòn đảo trên Biển Đông 'thuộc lãnh thổ Trung Quốc' từ thời cổ đại.
Ông Thọ cho rằng lãnh đạo Trung Quốc đã 'bất nhất' khi thăm Quốc hội Việt Nam nơi ông có bài phát biểu tạo cảm giác hòa nhã và hàn gắn quan hệ bị rạn nứt do tranh chấp chủ quyền.
"Tôi nghĩ rằng cá nhân các Đại biểu Quốc hội phải có chính kiến và phải thể hiện một tinh thần yêu nước.
"Họ (Trung Quốc) không cho ngư dân Việt Nam đánh bắt ở các vùng biển truyền thống hàng trăm năm nay ở Hoàng Sa, hoặc là những vụ va chạm mà có tính chất đe dọa những ngư dân Việt Nam mà họ (ngư dân) không được trang bị vũ khí gì cả, những điều đó là hết sức bất bình.
"Và những tiếng nói yếu ớt sẽ làm cho Trung Quốc có thể lấn tới... Ý kiến của tôi là phải có những ý kiến chính thức từ diễn đàn cao nhất, cơ quan quyền lực cao nhất, đó là các Đại biểu Quốc hội," ông Thọ nói.
Một loạt báo tại Việt Nam đã phê phán Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vì tuyên bố nhận chủ quyền Biển Đông khi phát biểu ở Singapore chỉ chưa đầy 24 giờ sau khi ông rời Việt Nam nơi ông được đón tiếp với nghĩ lễ có thể xem trang trọng nhất từ trước tới nay.
Trang Giáo dục Việt Nam chạy tít “Thiện chí chót lưỡi đầu môi”:
“Trung Quốc vẫn cứ làm theo ý mình trong khi mong muốn và tìm cách ép các bên liên quan, bao gồm Việt Nam phải theo luật chơi của họ.”
“Nếu thực sự trân quý hòa bình, thượng tôn công lý và lẽ phải, Trung Quốc nên từ bỏ cách tiếp cận hung hăng, áp đặt và leo thang tranh chấp.”
Trong khi đó, trang tin Zing nhận định “ông Tập lại nói vô căn cứ về Biển Đông”.
Báo Pháp Luật TP. HCM nói ông Tập đã “ngang ngược” khi tuyên bố rằng các đảo trên biển Đông là thuộc về lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa.

Dư luận không lấy làm lạ trước những lời lẽ xảo ngôn, đại bá trên của lãnh đạo Trung QuốcPetroTimes​


Báo PetroTimes viết: “Mặc dù dư luận không lấy làm lạ trước những lời lẽ xảo ngôn, đại bá trên của lãnh đạo Trung Quốc, bởi trước chuyến thăm Mỹ và Anh lần lượt vào tháng 9 và tháng 10 vừa qua, ông Tập cũng đã thốt ra được chúng.”
“Chỉ có điều, phát ngôn của ông Tập tại Singapore lần này được chú ý hơn bởi ông mới vừa rời Việt Nam xong, vừa mới phát biểu trước Quốc hội Việt Nam là “chữ tín là nền tảng để làm bạn” xong.”
Điểm đáng chú ý là bài phát biểu của ông Tập Cận Bình toát lên lập trường rằng Việt Nam và Trung Quốc nên giải quyết tranh chấp chủ quyền qua cơ chế song phương trong khi Việt Nam đã và đang muốn đưa tranh chấp này ra thành chủ để đa phương, thông qua Asean và các diễn đàn an ninh khu vực…
Trong khi Đài truyền hình Việt Nam, vì một lý do nào đó, không truyền trực tiếp bài diễn văn của nhà lãnh đạo Trung Quốc thì CCTV phát trực tiếp bài này và được dịch ra cả bằng tiếng Anh và đưa lên mạng Facebook.
Trên mạng cũng có nhiều bàn luận về 'lời mời' của Chủ tịch Tập Cận Bình với đương kim Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, tới thăm chính thứcTrung Quốc 'vào thời điểm thích hợp', một động thái được cho là sự hậu thuẫn cho ghế lãnh đạo tới đây của ông Dũng sau Đại hội 12.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top