Cha đạo – Một bộ phim xuyên tạc sự thật lịch sử

T

T$

Guest
Mới đây trên màn ảnh Nga vừa xuất hiện một bộ phim phản ánh cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô mang tên Cha đạo của Vladimir Khotinenko. Theo tác giả, bộ phim đề cập tới vấn đề "sự thật về chiến tranh, về "cuộc chiến từ phía bên kia", về "bức tranh mà các con em của chúng ta nhất thiết phải xem".
Song bộ phim đã gây nên nhiều ý kiến phản hồi trái chiều và nhiều nỗi bức xúc của khán giả. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết "Ai cần đến trò bốc thơm sự phản bội?" của nữ tác giả Natalia Fedchenko nhằm phê phán bộ phim này mà bà coi là "một bộ phim phản bội" xuyên tạc cuộc chiến tranh thần thánh của nhân dân Liên Xô và đó rất có hại đối với thế hệ trẻ.


Canh%20trong%20phim%20Cha%20dao.jpg
Một cảnh trong phim Cha Đạo
Tư tưởng chủ đạo của bộ phim là lý giải sự cáo chung của chế độ cực quyền. Toàn bộ cốt truyện của bộ phim về mặt nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật với rất nhiều biểu tượng đều tuân thủ luận đề ấy. Một lời nói trung thực nhất trong bộ phim là câu nói của đức cha Aleksandr về việc dự định khôi phục các thánh đường dưới chế độ chiếm đóng của phát xít: "Với sự hỗ trợ của người Đức thì không hay đâu. Tất nhiên là cần phải khôi phục các thánh đường, nhưng... khi người Đức còn đang ở đây thì chẳng hóa ra chúng ta là những kẻ phản bội à..." Một phản đề: Tổ quốc - những kẻ phản bội -không được chốt lại mà tan biến trong nhận xét của một vị linh mục "Chính quyền Xô Viết vô đạo không phải là tổ quốc của chúng ta".

Ở phía sau chính quyền Xô Viết, cả các nhân vật lẫn bản thân đạo diễn đều không nhìn thấy nước Nga. Trong bộ phim quả thực không có nước Nga, "một xứ sở bao la..."

Thời gian trong bộ phim được gây dựng theo một ý đồ đặc biệt của tác giả: Việc tính lịch diễn ra căn cứ theo những ngày lễ của giáo hội chính thống (chẳng hạn ngày 25/12/1943, ngày lễ Giáng sinh theo đạo Thiên chúa hoàn toàn không nằm trong chuỗi này). Song đã gây nên những cảm giác hỗn tạp. Cách xác định niên đài mang tính chất quốc gia bị thay thế, bị loại trừ bởi cách xác định niên đại của giáo hội. Chẳng hạn, cuộc chiến tranh vệ quốc trong bộ phim dường như cũng không có sự mở đầu. Ngày 22 tháng 6 năm 1941 là Ngày các vị thánh, và không gian âm thanh trong bộ phim bị lấp đày bằng những tiếng cầu kinh, trong đó bởi thông báo trên đài phát thanh hướng tới không phải "các anh chị em" mà tới "các nam nữ công dân Liên bang Xô Viết" chen vào như "một sự lạc điệu" đáng bực mình. Lời thông báo này cũng không nói đến nơi đến chốn, không chỉ rõ sự khởi đầu của 14/8 ngày đêm khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Nga và cũng không cho biết chuyện gì đã xả ra vào lúc 4 giờ sáng ngày hôm đó.

Việc bọn xâm lược Đức tiến vào làng được miêu tả dường như là một chuyện thông thường. Mặc dầu tính chất thông thường đó của sự cố bị khuấy đảo bởi tâm trạng phấn khởi trong cảnh các thiếu nữ hớn hở đem hoa, muối và bánh mì ra chào đón các vị khách không mời và tiếng hò reo "ngây thơ" của đám trẻ con "A, quân Đức đã tới!Ura! Sắp được xem phim anh em ơi" (thực ra có biết bao nhiêu trẻ em ở lứa tuổi mười, mười hai - tất nhiên không phải trong bộ phim này - bị thủ tiêu trong các trại tập trung, và biết bao nhiêu trẻ em sẽ trở thành những người anh hùng của cuộc chiến tranh du kích).

Và tác giả cố chứng minh một cách xằng bậy rằng không có người nào vì những lý do này hay nhuwngxl ý do khác lại không vui mừng vì quân Đức đã tới. Song nếu toàn dân (chúng ta không nhìn thấy một phản ứng nào khác) tay bắt mặt mừng nghênh tiếp bọn xâm lược thì lấy đâu ra hàng triệu triệu người đã hi sinh, thì tại sao tiếng chuông cầu nguyện ở Khatyn* lại cất lên, lại có sự im ắng bất khuất của thành phố Leningrad bị phong tỏa suốt 900 ngày đêm, thì từ đâu đã xuất hiện những người anh hùng bảo vệ Moskva, Stalingrad, vùng cung Kursk?


Dao%20dien%20Vladimir%20Khotinenko%20-%20Nguoi%20cam%20Micro.jpg
Đạo diễn Vladimir Khotinenko (bên trái)
Những người làm phim cho rằng tất cả sự việc có thật này là những điều bực mình không cần thiết, có nguy cơ phá vỡ cái kết cấu chặt chẽ của sự ngụy tạo về mặt tư tưởng (chẳng hạn những lời lẽ khoác lác của bọn Đức về việc chúng đã chiếm được thủ đô Moska không bị ai trong bộ phim này cải chính).

Và khó mà đưa ra lời giải thích hợp lôgic về sự so sánh giữa cô bé Eva được ngâm mình trong ang nước rửa tội và tên lính Đức đang vùng vẫy dưới con ngòi. Cảnh miêu tả xen kẽ về những sự việc này được lặp đi lặp lại tới ba lần với sự trùng hợp hoàn toàn giữa vẻ sung sướng trên khuôn mặt của cô bé Eva và niềm hoan lạc trong diện mạo của tên phát xít.

Tuy nhiên, đạo diễn không đánh đồng giữa hai chế độ cực quyền của Hitler và Stalin như điều này đã trở nên quá quen thuộc và thậm chí nhàm chán trong văn chương chính luận hiện nay. Tác giả bộ phim này còn đi xa hơn nữa: sự tàn bạo của chính quyền Xô Viết không tài nào có thể so sánh được với chế độ nhân đạo của bọn phát xít. Theo bộ phim vốn được coi là "cuốn sách giáo khoa về lịch sử" của Vladimir Khotinenko, thậm chí những người bị giam giữ trong trại tập trung khét tiếng của Đức chịu khốn khổ là do tội của Stalin ("Stalin đã chối bỏ những tù nhân tội nghiệp ấy") Trong trường hợp này, một nhiệm vụ không đơn giản được đặt ra trước đạo diễn: phớt lờ những tội ác man rợ của bọn phát xít và trút mọi tội lỗi đối với hàng triệu nạn nhân cho chính quyền Xô Viết. Và ông ta đã hoàn thành nhiệm vụ này một cách xuất sắc. Trại tập trung do bọn phát xít dựng lên được nhìn nhận như một công trình xinh xắn có dụng ý. Và cái ấn tượng như vậy nảy sinh là do chúng ta nhìn thấy khoảng hai mươi mét đất được rào quanh, một số cư dân của trại (trong ngày hội rước thánh giá của Lễ Phục Sinh có chừng ba chục người) và một cặp lính Đức đi luôn mang theo chó béc-giê.

Cảnh tượng đó diễn ra trên cái nền của những câu nói được lặp đi lặp lại nhiều lần về chính sách không thể chấp nhận được của người đứng đầu nhà nước Xô Viết.

Chẳng khó khăn lắm mới thấy được rằng từ "phát xít" không hề được nhắc tới trong bộ phim này. Còn những tên lính xâm lược thì xởi lởi, tốt bụng, không bắn giết, ức hiếp ai, có quan hệ tốt đẹp với dân làng. Tất cả những tội ác tày trời của bọn phát xít dường như bị loại ra khỏi phạm vi của cái thế giới nghệ thuật được tính toán kỹ lưỡng và không lấy gì làm khó hiểu.

Thậm chí việc nữ nhân vật Masha bị giết (hình tượng này khiến ta liên tưởng đến hình tượng nước Nga) được nhìn nhận không phải như bản chất của lối ứng xử Phát xít trên đất nước Nga mà chỉ như là một hình vi của bực bội của tên lính Đức bị xúc phạm (hắn bị ăn cái tát của Masha).

Sự đối lặp giữa "những lính Đức nhân hậu" và "những người Bôn-sê-vích độc ác" được nhồi nhét vào ý thức khán giả một cách dai dẳng đến nỗi đôi khi dẫn tới chỗ phi lý. Chẳng hạn việc những đứa con nuôi của Đức cha Aleksandr thỉnh cầu vị dân ủy hãy lấy máu của chúng nhưng xin đừng động đến đức cha (tại sao lại là chính vị dân ủy chứ không phải là cán bộ công an thẩm vấn cha đạo, và ai cũng biết rằng chính các trẻ em, lẽ cố nhiên, không ở trong bộ phim này, bị dùng làm thí nghiệm trong trại tập trung của bọn phát xít).

Có thể đôi khi có những binh lính Đức cũng đối xử tử tế, có thể không phải ở đâu chúng cũng cướp bóc, bắn giết, thiêu sống. Duy có điều lẽ nào đây lại là toàn bộ sự thật?


Poster%20phim%20Cha%20dao.jpg
Poster phim Cha Đạo
Sự đụng độ giữa những hình tượng người Nga và bọn lính Đức quả thật là rất gay gắt. Trong bộ phim, đại diện cho toàn bộ giới sĩ quan Đức (ngoại trừ một nhân vật phụ) là Ivan Fedorovich Fraihaozen, một viên sĩ quan nửa Đức nửa Nga. Y thông minh, có học, tử tế, đây là một con người khá phát triển về mặt tình thần, một giáo dân và không đơn thuần chỉ là giáo dân mà là một người theo đạo chính thống. Đức đại giáo chủ của giáo phận Saint-Peterburg và Ladoga đã viết rằng "chúng ta càng nhìn chăm chú vào những chi tiết của sự tiến hóa về ý thức hệ dân tộc Đức trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thì sẽ càng thấy rõ một kết luận chủ yếu đối với chúng ta - sự thoái hóa và sự phá sản tất nhiên của ý thức hệ đó là không tránh khỏi vào thời điểm khi chủ nghĩa quốc xa bác bỏ truyền thống tinh thần của đạo Cơ đốc". Vậy điều gì là ngụy tạo trong nhân vật ấy: đức tin hay sự có chân trong hệ thống phát xít?

Cũng không thể không nói đến tài năng diễn xuất. Thủ vai gã sĩ quan Đức này một cách tuyệt vời là một trong số những nghệ sĩ xuất sắc nhất của nghệ thuật điện ảnh hiện đại - Anatoli Loboski. Trong toàn bộ diện mạo và cung cách của y, thậm chí khi y bỏ của giúp mẹ Alevtina đều toát lên phong thái quý tộc. Song, không nên mắc lừa về tính chất phức tạp của hình tượng một sĩ quan của quân đội bạch vệ đã đánh mất Tổ quốc vào những năm 20. Trong câu chuyện với đức ông Sergei, Fraihaozen nói tới việc "quay trở về Tổ quốc của tổ tiên" tức trở về nước Phổ, nhưng ở cuối phim y đã dõng dạc tuyên bố một cách dứt khoát "Tôi là người Đức".

Vậy ai là người đối lập với gã sĩ quan Đức "khả ái" ấy? Đó là viên chỉ huy (chính ủy?) của đội du kích, một con người (khác với Fraihaozen) không có lai lịch, chẳng rõ từ đâu tới. Và trong những lời phát biểu cũng như trong dung mạo của ông ta toát lên một cái gì phi nhân. Ông ta không lập chiến công hiển hách nào (có chăng ông ta bắng mất tên cảnh binh Đức vốn không hề làm một điều gì có hại - đây lại là một chi tiết nữa trong hình tượng nói chung về "những người Đức nhân hậu") nhưng ông ta lại thẩm vấn, đánh đạp và bắt giam đức cha.
Trong suốt bộ phim diễn ra một cuộc "tranh luận" siêu hình giữa đạo chính thống và nhà nước hiện hành, và "cuộc tranh luận" đó được mở rộng tới giới hạn sử thi. Hình ảnh tượng trưng cho sự thay thế ý thức hệ cực quyền bằng đức tin vào đạo chính thống là cảnh một người đàn ông chẳng ra đã "hồi tâm" mà cũng chẳng ra bị ép buộc, đang sơn lại mái vòm của tòa nhà vốn trước đây đã vẽ tấm bản đồ Liên bang Xô Viết. Số phận của Tổ quốc bị đối lập với số phận của giáo hội.

Do ý muốn của đạo diễn nên các nhân vật chỉ làm cái việc lựa chọn được ông ta định sẵn. Niềm vui của những người mugích kéo từ dưới ao lên quả chuông của nhà thờ vốn bị quẳng xuống đó trong những năm 30, được khớp với niềm vui vì quân Đức đã tới, bởi lẽ sự kiện này được đặt ngay hàng với việc đát nước thoát khỏi chế độ "đỏ" đáng ghét. Không một ai trong các nhân vật bác lại ý kiến của Fraihaozen khi y nói với vị linh mục: "Nếu không xảy ra cuộc chiến tranh này thì tất cả các nhà thờ ở nước Nga sẽ hủy diệt và ngay cả cha cũng sẽ mất tiêu theo chúng."

Có điều nếu cố quên đi cái chủ đề phức tạp mang tính chất trượng trưng thì vẫn cứ phải trả lời cho câu hỏi: những người đã sinh ra trước cuộc chiến tranh ấy những người không có dịp quay trở về thì sẽ biến đi đằng nào, những số phận của ai trong bộ phim này đã bị xóa bỏ? Tuy nhiên,. quan điểm đạo đức giả của những người làm phim đã được người thủ vai chính là Sergei Makoveski nói toạc ra " Chủ nghĩa yêu nước có năm bảy đường (??) Còn ai khác nữa nếu không phải là đức cha Aleksandr phụng sự tổ quốc? Chẳng nhẽ hỗ trợ mọi người, giúp đỡ các tù binh lại không phải là phục vụ tổ quốc? <...> Ngoài chiến công của người lính còn có chiến công tinh thần <...> Trong bộ phim này, chẳng có ai phân chia ai ra làm người tốt và người xấu. Và bảo rằng các cựu chiến bing sẽ phật ý thì thật là lạ lùng.
Câu chuyện chiến tranh của bộ phim kết thúc không phải bằng Ngày chiến thắng mà bằng việc quân đội "giải phóng" Xô Viết tiến vào làng... Bộ phim kết thúc nhưng vẫn bỏ ngỏ một câu hỏi: Vậy thì, theo những người làm phim, đạo chính thống là gì và Tổ quốc là gì? "Tổ quốc dưới trần gian cùng với Giáo hội của nó", theo lời của Ioann Kronshtadski*, là "ngưỡng cửa bước vào Tổ quốc trên Thiên đình, bởi vậy hãy hết lòng yêu Tổ quốc dưới trần gian và hãy sẵn sàng hiến dâng linh hồn cho nó để được thừa hưởng cuộc sống vĩnh cửu".

Đất nước Nga nếu thiếu đạo Chính thống thì sẽ không trụ vững được cũng như đạo Chính thống nếu từ chối mảnh đất quê hương thì sẽ biến thành một thứ vô dung.

Một dấu hiệu quái đản và khủng khiếp của thời đại ngày nay là cải biến những giá trị tuyệt đối như chủ nghĩa yêu nước, lòng trong thành với Tổ quốc, sự tận tâm với nhân dân thành những giá trị ước lệ mà cần phải chứng minh. Bộ phim "Cha đạo" của Khotinenko hoàn toàn đáp ứng được điều đó.

*Khatyn là tên một làng thuộc tỉnh Minsk ở nước Cộng hòa Belorussija. Năm 1945 phát xít Đức đã đốt trụi làng này cùng với 149 người (trong số đó có 75 trẻ em) bị thiêu sống.
*Ioann Kronshtadski (1829-1908) nhà hoạt động tôn giáo, nhà truyền giáo nổi tiếng, nhà văn tu sĩ.



Lê Sơn (giới thiệu và dịch) Theo Literaturnaja Rosija/TGDA
 
Back
Top