T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - ( 8:03 AM | 29/03/2011 )Ngày 28.3, phe nổi dậy tại Libya tuyên bố đã đánh chiếm được Sirte – thành phố quê hương của Tổng thống M.Gadhafi. Trong khi đó, máy bay liên quân liên tục dội bom thủ đô Tripoli.
“Một chọi hai”
Đài Truyền hình Libya cho biết, từ đêm 27.3, thủ đô Tripoli và thành phố cảng Sirte ở phía tây Libya đã trở thành mục tiêu không kích của liên quân. Dưới mặt đất, quân nổi dậy cũng giao chiến ác liệt với lực lượng chính phủ để chiếm thành phố Sirte.
Xe tăng quân đội chính phủ bị bắn cháy ở thành phố Sirte.
Hãng tin Reuters chiều 28.3 dẫn lời người phát ngôn lực lượng chống Chính phủ Libya S.Abdulmolah cho biết, thành phố Sirte đã bị quân nổi dậy chiếm giữ. Ông Abdulmolah tuyên bố: "Điều chắc chắn là thành phố Sirte đã rơi vào tay lực lượng ủng hộ dân chủ".
Ông Abdulmolah còn nói rằng, lực lượng chống chính phủ đã không vấp phải quá nhiều sự kháng cự của lực lượng ủng hộ Tổng thống Gadhafi.
Trước đó, Chính phủ Libya đã mời khoảng 20 nhà báo quốc tế đến Sirte để tận mắt chứng kiến mức độ thiệt hại của thành phố. Trước khi đến, các nhà báo đã thông tin về chuyến đi cho sứ quán nước họ nhằm tránh nguy cơ trở thành mục tiêu không kích của liên quân.
Phóng viên AFP có mặt tại Sirte xác nhận, đã xảy ra 9 vụ nổ lớn làm rung chuyển thành phố này. Các vụ nổ được cho là do các cuộc không kích của liên quân gây ra. Một số phóng viên khác đã chứng kiến nhiều gia đình, trong đó có phụ nữ và trẻ em, cuống cuồng tháo chạy khỏi thành phố Sirte sau các cuộc không kích của lực lượng liên quân.
Trong khi đó, các máy bay chiến đấu của liên quân vẫn tiếp tục ném bom, bắn phá dữ dội tại thủ đô Tripoli, gây hư hại tuyến đường nối sân bay quốc tế với khu vực lân cận thủ đô. Chính phủ Libya tố cáo mục tiêu của liên quân không phải là bảo vệ dân thường như họ tuyên bố mà trên thực tế là nhằm tạo lợi thế cho lực lượng chống chính phủ. Thứ trưởng Ngoại giao Libya K.Kaim lên án phương Tây đang tìm cách đẩy Libya rơi vào nội chiến.
NATO sẽ chỉ huy toàn bộ
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhất trí tiếp quản toàn bộ vai trò chỉ huy các chiến dịch quân sự tại Libya từ liên quân do Mỹ đứng đầu. Một tuyên bố của NATO cho biết, Tướng Charles Bouchard (người Canada) đã được chỉ định vào vị trí chỉ huy lực lượng hỗn hợp để thực thi vùng cấm bay và cấm vận vũ khí đối với Libya. Dự kiến, Tướng Bouchard sẽ chỉ huy toàn bộ chiến dịch quân sự tại quốc gia Bắc Phi này.
"Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thừa nhận, chiến dịch quân sự tại Libya có thể kéo dài trong nhiều tháng nhưng Mỹ sẽ chuyển sang vai trò hỗ trợ với các nhiệm vụ như tình báo, giám sát, do thám và tiếp nhiên liệu trên không sau khi NATO đảm nhận vai trò chỉ huy"
Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen phát biểu: “Liên minh sẽ thực thi mọi phương diện của Nghị quyết 1973 của Liên Hợp Quốc nhằm bảo vệ thường dân và các khu vực có dân cư sinh sống trước nguy cơ bị lực lượng trung thành với ông Gadhafi tấn công”.
Trong khi đó, tại Mỹ, chính quyền của Tổng thống Barack Obama tiếp tục đối mặt với những chỉ trích. Ngoài các chỉ trích của các nghị sĩ về mức độ tốn kém khi tham chiến, Chủ tịch Hạ viện John Boehner đã gửi một bức thư đến Tổng thống Obama, đề nghị người đứng đầu Nhà Trắng trả lời một loạt câu hỏi như thời hạn kết thúc, chiến lược rút quân và kinh phí của chiến dịch quân sự tại Libya.
Bất chấp sức ép, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates – các nhân vật hàng đầu trong Chính phủ của Tổng thống Barack Obama – đã lên tiếng bênh vực quyết định của Mỹ can dự vào Libya, khi cho rằng Mỹ đã hành động để ngăn chặn một cuộc “thảm sát” mà nạn nhân là những người chống đối Tổng thống Gadhafi.
(theo danviet)
“Một chọi hai”
Đài Truyền hình Libya cho biết, từ đêm 27.3, thủ đô Tripoli và thành phố cảng Sirte ở phía tây Libya đã trở thành mục tiêu không kích của liên quân. Dưới mặt đất, quân nổi dậy cũng giao chiến ác liệt với lực lượng chính phủ để chiếm thành phố Sirte.
Xe tăng quân đội chính phủ bị bắn cháy ở thành phố Sirte.
Hãng tin Reuters chiều 28.3 dẫn lời người phát ngôn lực lượng chống Chính phủ Libya S.Abdulmolah cho biết, thành phố Sirte đã bị quân nổi dậy chiếm giữ. Ông Abdulmolah tuyên bố: "Điều chắc chắn là thành phố Sirte đã rơi vào tay lực lượng ủng hộ dân chủ".
Ông Abdulmolah còn nói rằng, lực lượng chống chính phủ đã không vấp phải quá nhiều sự kháng cự của lực lượng ủng hộ Tổng thống Gadhafi.
Trước đó, Chính phủ Libya đã mời khoảng 20 nhà báo quốc tế đến Sirte để tận mắt chứng kiến mức độ thiệt hại của thành phố. Trước khi đến, các nhà báo đã thông tin về chuyến đi cho sứ quán nước họ nhằm tránh nguy cơ trở thành mục tiêu không kích của liên quân.
Phóng viên AFP có mặt tại Sirte xác nhận, đã xảy ra 9 vụ nổ lớn làm rung chuyển thành phố này. Các vụ nổ được cho là do các cuộc không kích của liên quân gây ra. Một số phóng viên khác đã chứng kiến nhiều gia đình, trong đó có phụ nữ và trẻ em, cuống cuồng tháo chạy khỏi thành phố Sirte sau các cuộc không kích của lực lượng liên quân.
Trong khi đó, các máy bay chiến đấu của liên quân vẫn tiếp tục ném bom, bắn phá dữ dội tại thủ đô Tripoli, gây hư hại tuyến đường nối sân bay quốc tế với khu vực lân cận thủ đô. Chính phủ Libya tố cáo mục tiêu của liên quân không phải là bảo vệ dân thường như họ tuyên bố mà trên thực tế là nhằm tạo lợi thế cho lực lượng chống chính phủ. Thứ trưởng Ngoại giao Libya K.Kaim lên án phương Tây đang tìm cách đẩy Libya rơi vào nội chiến.
NATO sẽ chỉ huy toàn bộ
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhất trí tiếp quản toàn bộ vai trò chỉ huy các chiến dịch quân sự tại Libya từ liên quân do Mỹ đứng đầu. Một tuyên bố của NATO cho biết, Tướng Charles Bouchard (người Canada) đã được chỉ định vào vị trí chỉ huy lực lượng hỗn hợp để thực thi vùng cấm bay và cấm vận vũ khí đối với Libya. Dự kiến, Tướng Bouchard sẽ chỉ huy toàn bộ chiến dịch quân sự tại quốc gia Bắc Phi này.
"Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thừa nhận, chiến dịch quân sự tại Libya có thể kéo dài trong nhiều tháng nhưng Mỹ sẽ chuyển sang vai trò hỗ trợ với các nhiệm vụ như tình báo, giám sát, do thám và tiếp nhiên liệu trên không sau khi NATO đảm nhận vai trò chỉ huy"
Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen phát biểu: “Liên minh sẽ thực thi mọi phương diện của Nghị quyết 1973 của Liên Hợp Quốc nhằm bảo vệ thường dân và các khu vực có dân cư sinh sống trước nguy cơ bị lực lượng trung thành với ông Gadhafi tấn công”.
Trong khi đó, tại Mỹ, chính quyền của Tổng thống Barack Obama tiếp tục đối mặt với những chỉ trích. Ngoài các chỉ trích của các nghị sĩ về mức độ tốn kém khi tham chiến, Chủ tịch Hạ viện John Boehner đã gửi một bức thư đến Tổng thống Obama, đề nghị người đứng đầu Nhà Trắng trả lời một loạt câu hỏi như thời hạn kết thúc, chiến lược rút quân và kinh phí của chiến dịch quân sự tại Libya.
Bất chấp sức ép, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates – các nhân vật hàng đầu trong Chính phủ của Tổng thống Barack Obama – đã lên tiếng bênh vực quyết định của Mỹ can dự vào Libya, khi cho rằng Mỹ đã hành động để ngăn chặn một cuộc “thảm sát” mà nạn nhân là những người chống đối Tổng thống Gadhafi.
(theo danviet)