Một số người nói vui rằng, nghề trông ôtô là nghề vừa lãi lắm vừa “oai phong”. Nghe cũng không hẳn vô lý vì làm gì có nghề nào mà khiến các “đại gia” đi toàn xe đắt tiền mà cũng phải “vâng vâng dạ dạ” như nghề này đâu.
Các bãi đỗ xe luôn chật cứng Giá trên trời, thượng đế vẫn phải “nịnh”
Trong thời buổi người người mua ôtô, nhà nhà mua ôtô, cái việc tưởng chừng đơn giản tìm một chỗ “nghỉ” qua đêm cho xế hộp lại là cả một vấn đề lớn. Mặc dù các bãi gửi xe hiện nay đã “nỗ lực” hết sức tận dụng mọi diện tích từ vỉa hè đến lòng đường từ sân trường đến khuôn viên công sở… nhưng thế vẫn chưa đủ, cái giá để tìm được một chỗ gửi xe thời đất chật xe đông đủ gian nan để khiến nhiều người lắc đầu rụt cổ.
Cách đây không lâu, nhiều người đã phải giật mình khi chung cư cao cấp Golden Westlake “bán” chỗ để xe cho cư dân ở đây với mức giá kinh khủng 751 triệu cho đến 2,145 tỷ đồng để mua chỗ đỗ ôtô dưới tầng hầm tòa nhà, nếu họ không muốn thuê chỗ đỗ với giá "cắt cổ": 3 triệu đồng/tháng! Tương tự một chỗ để xe trong tòa nhà 93 Lò Đúc được định giá gần 500 triệu đồng.
Giá các bãi gửi xe tĩnh bên ngoài cũng đủ các loại giá, mặc dù mức giá thành phố quy định với các nơi gửi không có mái che, mức áp dụng với các loại xe đến 9 chỗ ngồi, từ 10-16 chỗ ngồi, 17 – 29 chỗ ngồi và trên 30 chỗ ngồi cả ngày đêm lần lượt là 500.000 đồng, 600.000 đồng, 700.000 đồng và 800.000 đồng/xe/tháng.
Tuy nhiên hiện nay theo mức giá khảo sát của phóng viên khu vực vùng ven như Mỹ Đình, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng… thường từ 1 – 1,5 triệu/tháng còn càng gần trung tâm như Đinh Tiên Hoàng, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm)… mức giá càng cao trung bình từ 1,8 đến hơn 2 triệu.
Khi cầu quá lớn thì người ta cũng tìm mọi cách để “thâm canh” sân trường khuôn viên cũng được tận dụng tối đa để làm bãi gửi xe. Có luật bất thành văn ở đây là xe không được gài số hoặc kéo phanh tay để tiện… đẩy đi chỗ khác lấy lối đi, một số nơi còn yêu cầu để lại chìa khóa.
Anh Trung Kiên – lái xe cho một giám đốc công ty ở quận Tây hồ cho biết:“cũng may mình cũng chỉ gửi ban đêm sáng lại lấy đi làm sớm nên năn nỉ mãi mấy ông ở bảo vệ trường mầm non gần nhà cũng cho gửi 800.000/tháng, không cứ 30-50.000/đêm thì tiền đâu cho đủ”.
Mặc dù bị “chặt chém” nhưng có chỗ gửi đã cảm thấy may mắn lắm rồi, anh Lê Hồng Quân ở quận Cầu Giấy vừa mới mua chiếc Lacetti mới cứng tìm mãi quanh nhà chưa có chỗ gửi, lúc đầu còn tận dụng sáng đi làm tối lùi vào ngõ nhà để, đường chật xe đi qua đi lại xước hết, xót ruột anh xin nghỉ làm hẳn một ngày đi tìm chỗ gửi mà vẫn chưa chỗ nào cho gửi, “xa một tí cũng được miễn là có chỗ gửi lâu dài” anh Quân tâm sự.
Không còn là chuyện nhỏ
Tính đến hết tháng 4/2010 cả thành phố có 310.000 xe cộng với 50.000 xe ngoai tỉnh hoạt động trong thành phố cộng với bình quân mỗi tháng TP Hà Nội cấp đăng ký mới cho khoảng 4.000 xe ôtô.
Trong khi đó, tại 10 quận nội thành có trên 960 điểm trông giữ ôtô, xe máy, trong đó có khoảng 350 điểm trông giữ ôtô, cộng cả số điểm trông giữ không phép, tự phát chưa đảm bảo tiêu chuẩn mỗi ngày Hà nội cũng chỉ đáp ứng được chỗ đỗ khoảng 10.000 xe. Như vậy phần lớn xe còn lại sẽ để ở đâu?.. sẽ chui vào các trường học công viên cơ quan bệnh viện chạy rông trên đường hoặc vào các đường phố nhỏ càng làm tăng ùn tắc giao thông.
Cùng với sự phát triển kinh tế số lượng người sở hữu ô tô cũng tăng lên nhanh chóng là xu hướng tất yếu của xã hội trong khi đó bến bãi đỗ xe lại chưa được chú trọng đầu tư. Đây đã không còn là vấn đề nhỏ mà nếu không giải quyết ổn thỏa kéo theo nó sẽ là một loạt các hệ lụy xã hội.Các ngành chức năng cũng đã có những đề án liên quan đến bãi trông giữ xe được đưa ra, nhưng sau đó lại không được thực hiện đến nơi đến chốn hoặc theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó".
Thiếu mặt bằng, đặc biệt trong khu vực nội thành đang là vấn đề khó nhất đối với các cơ quan chức năng. Mới đây Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội mới đây đã có đề án xây dựng 2 gara đỗ xe cao tầng thông minh ở hai tuyến phố Ngọc Khánh và khu vực Trần Quang Khải. Mặc dù với quỹ đất hẹp, nhưng sẽ đáp ứng một lượng lớn ôtô đem đến gửi tuy nhiên với mức phí thu dự kiến khá cao 1,5 triệu/tháng thì phần lớn khó có nhiều chủ xe có thể đáp ứng được.
Sở Giao thông Vận tải TP Hà Nội và Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải đã và đang triển khai một số dự án xây dựng điểm đỗ xe theo phương thức xã hội hóa như cống mương hóa tại một số tuyến phố để làm bãi gửi xe như Thái Hà, Nguyễn Khánh Toàn, Nghĩa Đô..bãi đỗ xe ngầm và mô hình bãi đỗ xe cao tầng với sàn đỗ xe theo kiểu dùng thang máy dự kiến có thể giải quyết chỗ đỗ cho một số lượng lớn xe.
Có thể thấy, bên cạnh việc mạnh tay xử lý các vi phạm dừng đỗ ô tô, cơ quan chức năng cần song song với việc tổ chức các bãi đỗ xe ngăn nắp, trật tự đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân thì hiệu quả mới lâu dài.
(theo dantri)
Các bãi đỗ xe luôn chật cứng Giá trên trời, thượng đế vẫn phải “nịnh”
Trong thời buổi người người mua ôtô, nhà nhà mua ôtô, cái việc tưởng chừng đơn giản tìm một chỗ “nghỉ” qua đêm cho xế hộp lại là cả một vấn đề lớn. Mặc dù các bãi gửi xe hiện nay đã “nỗ lực” hết sức tận dụng mọi diện tích từ vỉa hè đến lòng đường từ sân trường đến khuôn viên công sở… nhưng thế vẫn chưa đủ, cái giá để tìm được một chỗ gửi xe thời đất chật xe đông đủ gian nan để khiến nhiều người lắc đầu rụt cổ.
Cách đây không lâu, nhiều người đã phải giật mình khi chung cư cao cấp Golden Westlake “bán” chỗ để xe cho cư dân ở đây với mức giá kinh khủng 751 triệu cho đến 2,145 tỷ đồng để mua chỗ đỗ ôtô dưới tầng hầm tòa nhà, nếu họ không muốn thuê chỗ đỗ với giá "cắt cổ": 3 triệu đồng/tháng! Tương tự một chỗ để xe trong tòa nhà 93 Lò Đúc được định giá gần 500 triệu đồng.
Giá các bãi gửi xe tĩnh bên ngoài cũng đủ các loại giá, mặc dù mức giá thành phố quy định với các nơi gửi không có mái che, mức áp dụng với các loại xe đến 9 chỗ ngồi, từ 10-16 chỗ ngồi, 17 – 29 chỗ ngồi và trên 30 chỗ ngồi cả ngày đêm lần lượt là 500.000 đồng, 600.000 đồng, 700.000 đồng và 800.000 đồng/xe/tháng.
Tuy nhiên hiện nay theo mức giá khảo sát của phóng viên khu vực vùng ven như Mỹ Đình, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng… thường từ 1 – 1,5 triệu/tháng còn càng gần trung tâm như Đinh Tiên Hoàng, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm)… mức giá càng cao trung bình từ 1,8 đến hơn 2 triệu.
Khi cầu quá lớn thì người ta cũng tìm mọi cách để “thâm canh” sân trường khuôn viên cũng được tận dụng tối đa để làm bãi gửi xe. Có luật bất thành văn ở đây là xe không được gài số hoặc kéo phanh tay để tiện… đẩy đi chỗ khác lấy lối đi, một số nơi còn yêu cầu để lại chìa khóa.
Anh Trung Kiên – lái xe cho một giám đốc công ty ở quận Tây hồ cho biết:“cũng may mình cũng chỉ gửi ban đêm sáng lại lấy đi làm sớm nên năn nỉ mãi mấy ông ở bảo vệ trường mầm non gần nhà cũng cho gửi 800.000/tháng, không cứ 30-50.000/đêm thì tiền đâu cho đủ”.
Mặc dù bị “chặt chém” nhưng có chỗ gửi đã cảm thấy may mắn lắm rồi, anh Lê Hồng Quân ở quận Cầu Giấy vừa mới mua chiếc Lacetti mới cứng tìm mãi quanh nhà chưa có chỗ gửi, lúc đầu còn tận dụng sáng đi làm tối lùi vào ngõ nhà để, đường chật xe đi qua đi lại xước hết, xót ruột anh xin nghỉ làm hẳn một ngày đi tìm chỗ gửi mà vẫn chưa chỗ nào cho gửi, “xa một tí cũng được miễn là có chỗ gửi lâu dài” anh Quân tâm sự.
Không còn là chuyện nhỏ
Tính đến hết tháng 4/2010 cả thành phố có 310.000 xe cộng với 50.000 xe ngoai tỉnh hoạt động trong thành phố cộng với bình quân mỗi tháng TP Hà Nội cấp đăng ký mới cho khoảng 4.000 xe ôtô.
Trong khi đó, tại 10 quận nội thành có trên 960 điểm trông giữ ôtô, xe máy, trong đó có khoảng 350 điểm trông giữ ôtô, cộng cả số điểm trông giữ không phép, tự phát chưa đảm bảo tiêu chuẩn mỗi ngày Hà nội cũng chỉ đáp ứng được chỗ đỗ khoảng 10.000 xe. Như vậy phần lớn xe còn lại sẽ để ở đâu?.. sẽ chui vào các trường học công viên cơ quan bệnh viện chạy rông trên đường hoặc vào các đường phố nhỏ càng làm tăng ùn tắc giao thông.
Cùng với sự phát triển kinh tế số lượng người sở hữu ô tô cũng tăng lên nhanh chóng là xu hướng tất yếu của xã hội trong khi đó bến bãi đỗ xe lại chưa được chú trọng đầu tư. Đây đã không còn là vấn đề nhỏ mà nếu không giải quyết ổn thỏa kéo theo nó sẽ là một loạt các hệ lụy xã hội.Các ngành chức năng cũng đã có những đề án liên quan đến bãi trông giữ xe được đưa ra, nhưng sau đó lại không được thực hiện đến nơi đến chốn hoặc theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó".
Thiếu mặt bằng, đặc biệt trong khu vực nội thành đang là vấn đề khó nhất đối với các cơ quan chức năng. Mới đây Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội mới đây đã có đề án xây dựng 2 gara đỗ xe cao tầng thông minh ở hai tuyến phố Ngọc Khánh và khu vực Trần Quang Khải. Mặc dù với quỹ đất hẹp, nhưng sẽ đáp ứng một lượng lớn ôtô đem đến gửi tuy nhiên với mức phí thu dự kiến khá cao 1,5 triệu/tháng thì phần lớn khó có nhiều chủ xe có thể đáp ứng được.
Sở Giao thông Vận tải TP Hà Nội và Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải đã và đang triển khai một số dự án xây dựng điểm đỗ xe theo phương thức xã hội hóa như cống mương hóa tại một số tuyến phố để làm bãi gửi xe như Thái Hà, Nguyễn Khánh Toàn, Nghĩa Đô..bãi đỗ xe ngầm và mô hình bãi đỗ xe cao tầng với sàn đỗ xe theo kiểu dùng thang máy dự kiến có thể giải quyết chỗ đỗ cho một số lượng lớn xe.
Có thể thấy, bên cạnh việc mạnh tay xử lý các vi phạm dừng đỗ ô tô, cơ quan chức năng cần song song với việc tổ chức các bãi đỗ xe ngăn nắp, trật tự đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân thì hiệu quả mới lâu dài.
(theo dantri)