Xuống hang vàng của “vàng tặc”
Trên chuyến xe khách đường dài đi tới trung tâm của tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi tình cờ quen với một cựu chiến binh tên Phủ. Vị lính già này cho biết đang đi thăm một người đồng đội cũ đã 26 năm chưa gặp nhau. Sau khi rời khỏi quân ngũ, ông Phủ trở về làm ăn kinh doanh buôn bán dưới Hà Nội, còn người đồng đội tên Lý Văn Hứa, vốn là người dân tộc Nùng, trở về ngôi nhà của ông nằm ở khu vực xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Cũng vì cái sự “duyên kỳ ngộ”, lại biết tôi là phóng viên lên tìm kiếm đề tài, nên ông Phủ liền rủ chúng tôi vào thăm nhà người “bạn vàng” tên Hứa. Vì theo ông Phủ, ông Hứa là “thổ địa” ở cái nơi rừng rú này, chả có chuyện gì mà ông ấy không biết.
Vừa gặp mặt, hai người lính già như những đứa trẻ lao vào ôm chầm lấy nhau mà ôm thắm thiết, ông Hứa còn không chịu buông cứ nắm chặt lấy bàn tay đen đúa, thô ráp của ông Phủ. Đúng là với những người đã từng vào sinh ra tử, đồng cam cộng khổ cùng nhau, giữa họ thường có một sự gắn bó còn cao hơn tất cả những tình cảm thông thường.
Sau một hồi râm ran chuyện trò, ông Hứa đã bật mí cho chúng tôi hay về nạn “vàng tặc” hoành hành tại khu vực huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Không chỉ có những điểm khai thác vàng trái phép tự phát của các đầu nậu vàng thuê người dân tới làm, mà có cả những doanh nghiệp “ẩn mình” dưới danh nghĩa khai thác cát để tiến hành khai thác vàng trái phép, ăn cắp tài nguyên quốc gia, tàn phá lòng sông, phá hủy môi trường sinh thái.
Thấy chúng tôi lộ rõ vẻ háo hức muốn “mục sở thị’ những điểm khai thác vàng đó, lại phần vì nể là khách của người anh em xương máu đã 26 năm mới có dịp gặp lại, đúng 11h30, dưới cái nắng nóng như thiêu như đốt, ông Hứa dẫn chúng tôi đi vào cánh rừng rậm thuộc huyện Na Rì.
Trên con đường lầy lội bùn đất dẫn vào điểm khai thác vàng trái phép, ông Hứa thì thầm rằng: “Trong cánh rừng này có vô số điểm khai thác vàng trái phép, những chủ khai thác thường cho mỗi điểm khoảng 5 công nhân làm việc. Tôi hay qua lại với đám thợ ở đây, biết được buổi trưa thợ hay đi xuống dưới ăn cơm, nên lúc này vào rừng mới dễ bề “ngó nghiêng””.
Từ xa xa, chúng tôi đã trông thấy những lều lán được dựng đan xen dưới những bụi cây rậm rạp, cứ ngỡ điểm khai thác vàng tự phát trong cánh rừng này sẽ phải là một khu vực cạnh lòng sông hoặc một ngọn núi nào đó. Thật không ngờ, “kho báu” của vàng tặc ở đây lại nằm dưới một lòng hang hẹp và sâu hun hút mà mới đầu nhìn người ta chỉ nghĩ đó là một khe sâu đơn thuần.
Bằng cách ngụy trang tài tình, “vàng tặc” ở đây đã dựng lán ngay trên miệng hang có vàng để che mắt những người qua lại. Hàng ngày, toán thợ trong lán lần lượt chui xuống khe hang với một chiếc đèn pin được quấn trên trán để soi đường và bắt đầu công cuộc đi đãi vàng của mình.
Thử lần mò xuống hang có vàng, chúng tôi hết sức khó khăn mới chui lọt được vì lòng hang quá chật hẹp. Giờ tôi mới hiểu tại sao khi còn ở ngoài bìa rừng, tôi gặp mấy toán thợ đi từ trong rừng ra, anh nào anh nấy đều trông nhỏ người và gầy guộc, có như vậy mới dễ dàng để chui xuống được miệng hang bé con con này.
Càng đi vào sâu, lòng hang lại càng thêm mở rộng, lối đi đã có thể đứng gần thẳng hết người. Đi được chừng khoảng 300m, chúng tôi không khỏi bất ngờ trước bãi khai thác vàng dưới lòng hang được thắp điện sáng choang, rải rác xung quanh là vô số những dụng cụ để đào bới và đãi vàng. Ngay ở bãi khai thác còn có một con suối ngầm chảy cắt ngang cung cấp nước cho việc khai thác vàng trái phép. Ông Hứa cho hay rằng, “vàng tặc” ở khu này rất tài hoa, họ biết dùng đường ống dẫn nước từ trên cho chảy xuống phía dưới lòng hang, chảy qua tuốc – bin để phát điện, nhờ đó mà ở sâu tít phía dưới công việc khai thác vàng trái phép vẫn có thể diễn ra mà không hề ai hay biết.
Về số lượng vàng khai thác trái phép tại những điểm này, không ai biết số liệu thống kê. “Chỉ vừa mới đây, có đám thợ trong lúc khoét hang đã đào được nguyên một tảng vàng nặng tới 4 người khiêng”, ông Hứa nói.
Thâm nhập nơi “vàng tặc” băm nát dòng sông
Rời khỏi điểm khai thác vàng tự phát, với sự nhiệt tình của mình, ông Hứa tiếp tục đưa chúng tôi tới khu vực mà theo ông là cả một đại công trường của “vàng tặc” với hàng loạt máy xúc, máy sàng, đãi công suất lớn hoạt động một cách ngang nhiên, lộ liễu.
Để vào được khu vực “đại bản doanh”, chúng tôi phải vượt qua những con đường quanh co khúc khuỷu, một bên là vách núi đá lởm chởm, một bên vực sâu hun hút với những góc cua rất nguy hiểm. Sau hơn hai tiếng đồng hồ, khi đặt chân đến địa bàn xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, chiếc xe máy của chúng tôi đã không thể bò thêm được nữa vì trên đường toàn những hòn đá tảng gập ghềnh. Gửi lại chiếc xe tại một nhà dân, chúng tôi men theo con đường mòn dẫn xuống dòng sôngBằng Giang.
Chẳng khó khăn để chúng tôi bắt gặp cảnh hàng trăm toán thợ cùng với dụng cụ thô sơ lẫn phương tiện máy móc thi nhau tung hoành, cày xới trong một cảnh tượng nháo nhác, sông Bằng Giang cuồn cuộn ngày nào bị cày xới nham nhở, đất đá lổm nhổm như những hố bom khổng lồ chắn ngang, chắn dọc dòng nước khiến chodòng sông trong veo trước đây trở nên đục ngầu. Không còn một mét đất nào chưa bị cày xới. Cả con suối bị lật tung lên, để lại những hố sâu hoắm xen kẽ những đống đất đá chất cao chót vót, trông tan hoang đến thảm hại.
Cách đó không xa là những thiết bị máy móc như máy múc, máy bơm nước, máng đãi loảng xoảng, gầm rú. Máy xúc từng gầu đất cát chuyển ra những vũng nước gần đó để xối nước. Những chiếc máy đào khổng lồ, được lắp các vòi rồng sục sâu vào dòng sông hút đất đá chuyển lên máy sàng, tiếng máy nổ ầm ầm khuấy động cả núi rừng. Những chiếc máy gắn vòi rồng như những con bạch tuộc toả ra tứ phía hoạt động hết công suất cho phép.
Tiếp cận một phu vàng tại đây, tôi hỏi vì sao không đi làm rẫy mà lại đi đào vàng, một công việc bị chính quyền cấm, chị Nông Thị M. thật thà cho biết: “Làm rẫy chẳng được bao nhiêu tiền, đói lắm. Đi làm vàng cho ông chủ sướng hơn, may mắn có khi lại vớ được cục vàng to thì tha hồ mà xây nhà, mua xe”. Về việc không tiến hành "hoàn nguyên" lấp lại các hố sau khai thác, chị M. cho hay: “Hơi đâu mà lấp, chỗ đó không có vàng nữa thì phải đi nơi khác mà tìm chứ còn ở lại lấp hố nữa thì mất thời gian lắm”. Vừa dứt lời, chị M. lại tiếp tục vục mặt xuống đào bới, sàng đãi để tìm vàng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết những phu vàng ở đây đều làm thuê cho một số doanh nghiệp lấy danh nghĩa khai thác cát sỏi để phục vụ cho người dân, một năm chỉ được khai thác 6 tháng và dừng vào mùa mưa, nhưng hiện họ vẫn đang ngang nhiên khai thác một cách bừa bãi khiến dòng Bằng Giang chảy qua khu vực này đang trở thành một dòng sông chết.
Kỳ tới: Tự thú của một trùm “vàng tặc” miền sơn cước
Today Handpicked Deals: (Please support our sponsors)
====>>Brand Department Store Printable & Online Coupons
====>>Special Deals on Cell Phone Online
====>>Jewelry and Accessories Cheapest Deals Online
====>>Lingerie and Underware Hottest Deals on Web
====>>Up To 80% on Kitchen and Appliances
====>>Save Thousands on Travel and Vacations Deals
====>>Save up to 35% on Pet Supplies Instantly
Trên chuyến xe khách đường dài đi tới trung tâm của tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi tình cờ quen với một cựu chiến binh tên Phủ. Vị lính già này cho biết đang đi thăm một người đồng đội cũ đã 26 năm chưa gặp nhau. Sau khi rời khỏi quân ngũ, ông Phủ trở về làm ăn kinh doanh buôn bán dưới Hà Nội, còn người đồng đội tên Lý Văn Hứa, vốn là người dân tộc Nùng, trở về ngôi nhà của ông nằm ở khu vực xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Cũng vì cái sự “duyên kỳ ngộ”, lại biết tôi là phóng viên lên tìm kiếm đề tài, nên ông Phủ liền rủ chúng tôi vào thăm nhà người “bạn vàng” tên Hứa. Vì theo ông Phủ, ông Hứa là “thổ địa” ở cái nơi rừng rú này, chả có chuyện gì mà ông ấy không biết.
Vừa gặp mặt, hai người lính già như những đứa trẻ lao vào ôm chầm lấy nhau mà ôm thắm thiết, ông Hứa còn không chịu buông cứ nắm chặt lấy bàn tay đen đúa, thô ráp của ông Phủ. Đúng là với những người đã từng vào sinh ra tử, đồng cam cộng khổ cùng nhau, giữa họ thường có một sự gắn bó còn cao hơn tất cả những tình cảm thông thường.
Sau một hồi râm ran chuyện trò, ông Hứa đã bật mí cho chúng tôi hay về nạn “vàng tặc” hoành hành tại khu vực huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Không chỉ có những điểm khai thác vàng trái phép tự phát của các đầu nậu vàng thuê người dân tới làm, mà có cả những doanh nghiệp “ẩn mình” dưới danh nghĩa khai thác cát để tiến hành khai thác vàng trái phép, ăn cắp tài nguyên quốc gia, tàn phá lòng sông, phá hủy môi trường sinh thái.
Thấy chúng tôi lộ rõ vẻ háo hức muốn “mục sở thị’ những điểm khai thác vàng đó, lại phần vì nể là khách của người anh em xương máu đã 26 năm mới có dịp gặp lại, đúng 11h30, dưới cái nắng nóng như thiêu như đốt, ông Hứa dẫn chúng tôi đi vào cánh rừng rậm thuộc huyện Na Rì.
|
Con đường dẫn vào điểm khai thác vàng trái phép |
Lán của phu vàng được dựng phủ lên miệng hang vàng để che mắt |
Miệng hang dẫn xuống phía dưới, nơi phu vàng tiến hành "xẻ thịt" lòng đất khai thác vàng trái phép |
Thử lần mò xuống hang có vàng, chúng tôi hết sức khó khăn mới chui lọt được vì lòng hang quá chật hẹp. Giờ tôi mới hiểu tại sao khi còn ở ngoài bìa rừng, tôi gặp mấy toán thợ đi từ trong rừng ra, anh nào anh nấy đều trông nhỏ người và gầy guộc, có như vậy mới dễ dàng để chui xuống được miệng hang bé con con này.
Càng đi vào sâu, lòng hang lại càng thêm mở rộng, lối đi đã có thể đứng gần thẳng hết người. Đi được chừng khoảng 300m, chúng tôi không khỏi bất ngờ trước bãi khai thác vàng dưới lòng hang được thắp điện sáng choang, rải rác xung quanh là vô số những dụng cụ để đào bới và đãi vàng. Ngay ở bãi khai thác còn có một con suối ngầm chảy cắt ngang cung cấp nước cho việc khai thác vàng trái phép. Ông Hứa cho hay rằng, “vàng tặc” ở khu này rất tài hoa, họ biết dùng đường ống dẫn nước từ trên cho chảy xuống phía dưới lòng hang, chảy qua tuốc – bin để phát điện, nhờ đó mà ở sâu tít phía dưới công việc khai thác vàng trái phép vẫn có thể diễn ra mà không hề ai hay biết.
"Vàng tặc" lợi dụng sức nước lập các đường ống dẫn nước chảy qua tuốc - bin để tạo ra điện thắp sáng cho phu vàng làm việc |
Thâm nhập nơi “vàng tặc” băm nát dòng sông
Rời khỏi điểm khai thác vàng tự phát, với sự nhiệt tình của mình, ông Hứa tiếp tục đưa chúng tôi tới khu vực mà theo ông là cả một đại công trường của “vàng tặc” với hàng loạt máy xúc, máy sàng, đãi công suất lớn hoạt động một cách ngang nhiên, lộ liễu.
Để vào được khu vực “đại bản doanh”, chúng tôi phải vượt qua những con đường quanh co khúc khuỷu, một bên là vách núi đá lởm chởm, một bên vực sâu hun hút với những góc cua rất nguy hiểm. Sau hơn hai tiếng đồng hồ, khi đặt chân đến địa bàn xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, chiếc xe máy của chúng tôi đã không thể bò thêm được nữa vì trên đường toàn những hòn đá tảng gập ghềnh. Gửi lại chiếc xe tại một nhà dân, chúng tôi men theo con đường mòn dẫn xuống dòng sôngBằng Giang.
Sông Bằng Giang ngổn ngang những đống đất đá do hoạt động khai thác vàng trái phép. |
Những dụng cụ để khai thác vàng được đặt rải rác trên bãi khai thác |
Tiếp cận một phu vàng tại đây, tôi hỏi vì sao không đi làm rẫy mà lại đi đào vàng, một công việc bị chính quyền cấm, chị Nông Thị M. thật thà cho biết: “Làm rẫy chẳng được bao nhiêu tiền, đói lắm. Đi làm vàng cho ông chủ sướng hơn, may mắn có khi lại vớ được cục vàng to thì tha hồ mà xây nhà, mua xe”. Về việc không tiến hành "hoàn nguyên" lấp lại các hố sau khai thác, chị M. cho hay: “Hơi đâu mà lấp, chỗ đó không có vàng nữa thì phải đi nơi khác mà tìm chứ còn ở lại lấp hố nữa thì mất thời gian lắm”. Vừa dứt lời, chị M. lại tiếp tục vục mặt xuống đào bới, sàng đãi để tìm vàng.
Tàu khai thác vàng đậu trên sông Bằng Giang |
Kỳ tới: Tự thú của một trùm “vàng tặc” miền sơn cước
Today Handpicked Deals: (Please support our sponsors)
====>>Brand Department Store Printable & Online Coupons
====>>Special Deals on Cell Phone Online
====>>Jewelry and Accessories Cheapest Deals Online
====>>Lingerie and Underware Hottest Deals on Web
====>>Up To 80% on Kitchen and Appliances
====>>Save Thousands on Travel and Vacations Deals
====>>Save up to 35% on Pet Supplies Instantly