T
T$
Guest
Chia lửa cùng bệnh nhân và bác sĩ
Sáng đầu tuần, bệnh viện (BV) Nhi Trung ương chật kín người, các dãy hành lang không còn khoảng trống. Đó cũng là lúc không chỉ đội ngũ y bác sĩ mà các tình nguyện viên phải luôn chân, luôn tay.
Nguyễn Lan Anh (sinh năm 1993), vừa tốt nghiệp điều dưỡng chuyên khoa Nhi, trực ở Khoa khám bệnh hỗ trợ các gia đình bệnh nhân. Mỗi ngày, Lan Anh túc trực liên tục từ 7 giờ sáng tới 11h30, ăn và nghỉ trưa tới 13h lại về vị trí công việc cho tới cuối giờ chiều khi bệnh nhân cuối cùng tới khám.
Tròn 20 tuổi, trên 20 lần hiến máu cứu người, chưa dừng lại ở đó, Mai Sao, nữ sinh “bé hạt tiêu” còn nguyện hiến máu suốt đời cho một em bé có hoàn cảnh khó khăn. |
Hễ cứ có người nhà bệnh nhân tới gần là Lan Anh chuẩn bị sẵn tinh thần chỉ giúp. “Chị biết đấy, bệnh viện luôn quá tải, đặc biệt ở khoa khám bệnh. Ai có con bị ốm đau cũng đều lo lắng, mệt mỏi, mình giúp đỡ nhiệt tình sẽ giúp bệnh nhân và người nhà yên tâm hơn”, Lan Anh chia sẻ.
Dù không theo học ngành y, nhưng Nguyễn Hoàng Anh (sinh năm 1997), vừa thi đỗ vào Học viện Cảnh sát, vẫn tình nguyện tham gia chương trình nhằm giúp đỡ bệnh nhân tại BV Nhi. Trong thời gian chờ nhập học, với sự hỗ trợ của mẹ là bác sĩ khoa khám bệnh ở Viện Nhi, Hoàng Anh tham gia trực tại điểm tiếp đón bệnh nhân.
Cô tân sinh viên cảnh sát tham gia công việc ý nghĩa này hơn 2 tuần nay và dự kiến sẽ tiếp tục “tiếp sức người bệnh” đến hết tháng 10. Việc chính của Hoàng Anh là giúp đỡ, hướng dẫn người nhà bệnh nhân đưa các cháu nhỏ đến khám đúng địa chỉ, làm các thủ tục vào viện và tìm phòng khám nhanh nhất.
“Có nhiều cha mẹ ở các tỉnh xa đến rất mệt mỏi, nhiều lúc mình hỗ trợ xách đồ, ẵm con cho họ, giúp họ làm thủ tục vào viện giúp các gia đình có con bị bệnh trút bớt gánh nặng”, Hoàng Anh chia sẻ.
Chị Trần Kim Chi ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) đưa con trai đi khám ở BV Nhi cho biết, có các tình nguyện viên hỗ trợ, người bệnh sẽ không lo viết sai giấy tờ, tìm đúng nơi cần khám. “Có sự đồng hành, động viên của các tình nguyện viên làm giảm đi lo âu”, chị Chi nói.
TS Đỗ Mạnh Hùng, nguyên Bí thư Đoàn Thanh niên BV Nhi, Phụ trách đơn vị truyền thông và chăm sóc khách hàng cho biết, Đội tiếp sức người bệnh thường xuyên có 40-50 bạn, mỗi ngày luân phiên 10-15 người trực. Đội tình nguyện chủ yếu là sinh viên Cao đẳng Y tế Hà Nội, Trung cấp Y và sinh viên tình nguyện một số trường đại học.
Theo TS Hùng, tình nguyện không chỉ giúp cho bệnh nhân và người nhà được hỗ trợ tư vấn mà còn giúp chính nhân viên y tế, đồng thời chia lửa với những vất vả, khó khăn của đội ngũ y bác sĩ.
“Trước đây, đội ngũ nhân viên y tế thường phải làm 200% sức lực mỗi ngày do lượng bệnh nhân đổ về luôn trong tình trạng quá tải, không thể tránh được tình trạng chen lấn, xô đẩy… Nay, với sự tham gia của các tình nguyện viên đã không còn tình trạng đáng tiếc nào xảy ra dù lượng bệnh nhân vẫn ngày một đông”, TS Hùng nói.
|
Các tình nguyện viên giúp đỡ người bệnh tại BV Bạch Mai (Hà Nội). |
Tại BV Xanh Pôn, ngay tại quầy tiếp đón đã có 2 cô gái trẻ ân cần hỏi đến khám gì và nhấn số thứ tự cho bệnh nhân. Hạnh Mai, sinh viên Cao đẳng Y tế tham gia tình nguyện hơn 2 tuần nhỏ nhẹ mời các bệnh nhân đã nhận số về ghế ngồi chờ đến lượt, rồi xếp sổ giúp một bệnh nhân cao tuổi. Mai cho biết, mỗi lần giúp các bệnh nhân, họ đều tươi cười cảm ơn khiến cô thấy công việc thật ý nghĩa.
Bí thư Đoàn Thanh niên BV Xanh Pôn Bùi Hoàng Thảo (bác sĩ Khoa Phẫu thuật Tiết niệu) cho biết, tại BV có 30 sinh viên tình nguyện các trường Cao đẳng Y tế Hà Nội luân phiên hoạt động liên tục 12 tiếng/ngày. Các bạn trẻ nhiệt tình giúp đỡ bệnh nhân từ 7 giờ sáng tới 17, 18 giờ chiều suốt 3 tuần nay.
BV Xanh Pôn là một trong những BV luôn quá tải với mô hình nhiều phòng khác nhau lại đang trong quá trình sửa chữa, tu bổ. Do đó, các bạn tình nguyện hỗ trợ số lượng khoảng 1.000 bệnh nhân đi đến các phòng khám khác nhau là việc làm rất ý nghĩa. “Giúp đỡ bệnh nhân là trẻ em, người già di chuyển thuận lợi, hoàn thiện các thủ tục giấy tờ mau chóng, giúp người bệnh tiết kiệm thời gian nên không còn nạn “cò” lừa bệnh nhân”, BS Thảo nói.
Để phục vụ tốt nhất người bệnh, theo TS Hùng, Đoàn Thanh niên của BV Nhi Trung ương đã tiến hành khảo sát nhu cầu bệnh nhân, sau đó lập bảng mô tả công việc cho từng bạn. Bên cạnh đó, còn tổ chức các lớp tập huấn giao tiếp, chăm sóc bệnh nhân.
Với sự phục vụ chuyên nghiệp và thái độ vui vẻ hào hứng của các bạn trẻ, khiến cho kết quả phản hồi của người dân khám chữa bệnh tích cực, được không ít người nhà bệnh nhân đánh giá “như cuộc cách mạng ở nơi ốm đau bệnh tật”. Có không ít phản hồi cho rằng họ đã thay đổi cách nhìn về hoạt động tình nguyện và thực sự yên tâm khi đưa con đi khám, dù BV luôn trong tình trạng quá tải.
Chương trình Tiếp sức người bệnh triển khai trong toàn quốc năm 2015 với 30 bệnh viện tại 5 thành phố (Hà Nội, TP HCM, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ) và 90 bệnh viện trên cả nước từ năm 2016-2020, với mục tiêu xây dựng những đội hình thanh niên tình nguyện tham gia giúp đỡ người bệnh trong bệnh viện.
Trong chương trình Cuộc sống thường ngày, khán giả sẽ gặp gỡ một vị khách mời có nghị lực vượt qua ranh giới giữa sự sống và cái chết. |
Nữ ca sĩ Hồng Nhung bồi hồi nhớ lại việc được bà nội dắt tay tới trường trong khi Trang Pháp chia sẻ nỗi nhớ về những ngày lễ khai giảng ở Việt Nam khi ra nước ngoài học.
Huyện đảo Lý Sơn xinh đẹp của tỉnh Quảng Ngãi đã chứng kiến một trong những chặng đua nhiều nước mắt và cảm xúc nhất của Cuộc đua kỳ thú 2015.
Khả năng phối đồ chuẩn là một trong những yếu tố giúp mỹ nhân Hoa ngữ trở thành biểu tượng thời trang của làng giải trí châu Á.