[h=2]Mỗi lần bán trứng, số tiền thu về khoảng vài chục triệu đồng. Nhưng người bán trứng cũng vất vả không kém người nhận trứng, thậm chí gặp nguy cơ bị sốc khi chọc trứng.[/h]
Có không ít người chọn giải pháp "làm giàu", kiếm sống bằng cách bán đi một phần cơ thể mình. Đó có thể là tóc, là thận, là máu... hoặc là 'con giống' như trứng, tinh trùng. Một phần trong số đó bị rơi vào cơn bĩ cực, song một phần tìm đến giải pháp nay vì lười lao động.
Có cung ắt có cầu, ở gần các bệnh viện, hình thành hẳn những đường dây móc nối cho việc buôn bán cơ thể người. Thậm chí có người còn rao bán công khai cả trên mạng, tờ rơi ở bệnh viện.
Bán trứng: Qua cò giá lên tới 40 triệu đồng
Để tìm nguồn trứng người, phóng viên lân la hỏi thăm đối tượng bán nước tại cổng bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Hà Nội.
Cò mòi bán trứng người (áo xanh) đang ra giá.
Một chị bán nước giới thiệu chúng tôi gặp chị bán ngô, bánh mì tên H. Vẫn chưa hết, chị H. này vẫn chỉ là một mắt xích trong đường dây môi giới bán trứng người.
Chị H. bảo: “Em muốn xin trứng thì gặp chị là nhà em có phúc lắm rồi đấy. Nguồn trứng chỗ chị giới thiệu đều được con cả. Em muốn lứa tuổi nào cũng có, 18 – 20 hay 25 đến 35? Người hiến trứng chưa lấy chồng cũng có mà đã sinh con đều có cả. Nhưng theo kinh nghiệm của chị, em nên chọn người đã có con như vậy cho chắc ăn.
Chỗ này chị giới thiệu em mát tay lắm. Hôm nay chị Q. (chỉ người trực tiếp điều hành việc mua bán trứng – PV) vừa dắt người cho trứng vào viện để tiêm thuốc kích trứng nên tí nữa sẽ ra gặp em”.
Cuộc nói chuyện chưa dứt, đội trật tự phường đến giải tán chỗ bán nước. Chúng tôi vừa bê cốc nước chạy đi chỗ khác, lúc sau, chị H. đã sà đến và mời chào tiếp. “Nếu em đồng ý, chị cũng chỉ là giới thiệu, em cho chị xin 100 ngàn đồng, cho con bé bán nước 50 ngàn đồng. Còn em gặp chị Q. (tên người điều hành bán trứng-PV) thì em tự thương lượng”.
Chị H. chạy ra chỗ khác, bấm điện thoại gọi, một lúc sau, một người đàn bà xuất hiện. Người này mặt trang điểm, tay đeo đầy vàng ta với mặt nhẫn bằng đá đỏ quạch to đùng. Đặc biệt, khi nhìn thấy chúng tôi, và khi đã nói đôi ba câu chuyện, tay chị ta vẫn không ngừng đếm hàng xấp tiền.
Cảm giác đầu tiên khi tiếp xúc là chị ta như muốn “át vía” người mua trứng. Hất hàm chị ta hỏi:“Thế em đã khám chưa? Có chỉ định của bác sĩ để đi xin trứng chưa? Cho chị xem sổ khám bệnh của em”.
“Em chưa chị ạ, em mới đến hỏi mua trứng thôi, xem giá cả thế nào, vì nói thật với chị, vợ chồng em không có nhiều tiền. Lần trước, em xin được trứng rồi, nhưng bị xịt, mất toi gần 50 triệu đồng. Giờ đi xin không được, bần cùng lắm em mới phải mua trứng”.
Nghe tôi nói vậy, chị ta mắt trợn ngược lên bảo: “Này, chị không bán trứng đâu nhé, em lại nói đến giá cả. Chị làm thế này là làm phúc thôi chứ chả mua bán gì. Chị rất đồng bóng, em nói mua bán trứng với giá cả khiến chị bực mình đấy”.
“Thôi chị à, vợ chồng em hiếm muộn, chị thông cảm. Lúc nãy em vào chỗ tiêm kích trứng, có người bảo em ra đây hỏi mua trứng, chứ em có biết đâu…”, tôi dịu giọng.
Ôm khư khư cái túi với xấp tiền lúc nãy, chị ta dò hỏi: “Em đã làm rồi, thế em bị làm sao?”. “Em bị lép trứng chị ạ”.
“Bây giờ, em vào khám đi, vào chỗ phòng tư vấn ấy, người ta tư vấn cho và bảo họ viết cho cái giấy chỉ định xin trứng. Sau đó, quay lại đây gặp chị”.
“Chị nói em biết, bình thường muốn gặp chị khó lắm. Hôm nay, em may đấy, vì chị dẫn người đi cho trứng nên nghe điện thoại chị ra đây luôn”.
Tôi dò hỏi: “Chị ơi thế chi phí thế nào để vợ chồng em biết còn xoay xở?”. “Chị làm từ mức 35 đến 40 triệu đồng”. “Nhưng nhiều tiền thế, với lại tiền thực hiện việc thụ tinh gần 50 triệu đồng vợ chồng em khó khăn lắm chị à”.
“Thế thì 20 – 25 triệu cũng có đấy”.
“Em tuổi gì?”. “Em tuổi Kỷ Mùi”. “Thế còn chồng em?”. “Đinh Tỵ ạ”. “Em và chồng rất hợp tuổi nhau nhưng tháng này mà thụ tinh thì không hợp đâu, em đợi vài tháng nữa”.Vừa bấm ngón tay, chị ta vừa phán. Không hiểu chưa có nguồn cung hay đây là lời tư vấn thật?
“Chị cho em gặp người cho trứng nhé, để em chọn?”. “Nếu em đồng ý đặt trước ít tiền thì mới gặp được”.
Tôi bảo: “Hôm nay em đi cùng đứa em. Để em về trao đổi lại với chồng rồi gọi lại cho chị nhé. Cho em số điện thoại của chị đi”.
“Em muốn gặp chị, cứ đến gặp con bán ngô giới thiệu em ấy, sẽ liên lạc được với chị”. Chúng tôi lấy cớ phải vào trong viện khám và hẹn sẽ quay lại.
Vất vả bán trứng người
Tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản, bệnh viện Phụ sản Trung ương, cuối cùng chúng tôi cũng gặp người “cho” trứng.
Ở đây, rất hạn chế dùng từ “bán trứng”, vì pháp luật không cho phép mua bán nên các đối tượng bán trứng cảnh giác cao độ từ lời ăn, tiếng nói.
Chị T. đã 39 tuổi quê ở Hà Nam, và người nhận trứng là chị M. người này đã 33 tuổi mà chưa có con. Chị M. bị suy buồng trứng nên chị đành phải đi xin trứng.
Người cho trứng, ngoài cùng từ trái sang tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản, BV phụ sản TW.
Chị T. kể, chị đã có 2 con nên nếu dùng trứng của chị, khả năng phôi thai phát triển sẽ rất tốt. Dù không tiết lộ cụ thể số tiền nhận được từ việc cho trứng nhưng chị T. cũng bảo “được một vài chục triệu, bõ công mình em ạ”.
Việc cho trứng không đơn giản như nhiều người nghĩ, chị phải theo chị M vài tháng nay. Đầu tiên, là thủ tục cho trứng. Chị và chồng phải cùng ký vào giấy đồng ý cho trứng.
Và từ đó đến nay, chị phải ròng rã làm đủ loại xét nghiệm máu để kiểm tra viêm gan B, HIV… Sau đó, cả 2 chị phải cùng đến khám để bác sĩ điều chỉnh kỳ kinh nguyệt của 2 người sao cho khớp nhau, như vậy mới thuận lợi cho việc chọc trứng và đặt phôi đã được thụ tinh.
Chị T. bảo: Cho trứng không cẩn thận có người còn bị sốc ấy chứ. Thuốc kích trứng tiêm vào, rụng nhiều trứng quá có người phải đi cấp cứu.
Tôi hỏi: “Chị có sợ không?”. “Thì đã lao thì phải theo lao thôi”.
Như chị T, sau khi làm đủ kiểu xét nghiệm, siêu âm, chị đã được tiêm thuốc kích trứng 7 ngày liền, sau đó tiếp tục siêu âm, xét nghiệm xem nội tiết tố của chị phản ứng với thuốc kích trứng như thế nào. Nếu cần có thể phải tiêm tiếp, chị T bảo: “Không biết còn tiêm đến bao giờ cơ. Chị đi suốt từ sáng, xếp hàng đến trưa thì hết thuốc nên đang đợi thuốc để tiêm đây này”.
Một đằng suốt ruột vì phải đi theo người nhận trứng. Còn người nhận thì cũng mệt mỏi không kém. Hơn nữa, số tiền chi ra không phải nhỏ. Đến thời điểm tiêm thuốc kích trứng cho chị T. chị M. đã phải chi hơn 30 triệu đồng.
Đó là chưa kể, nếu tốt đẹp, trứng rụng và chọc được ra vài quả, đem thụ tinh sau đó đặt vào dạ con, chị M. còn mất khá nhiều tiền. Và con số đó có thể lên tới 50 hoặc 70 triệu đồng, chưa kể tiền mua trứng.
Chị T. bảo, chị chỉ chịu trách nhiệm đến khi chọc ra được trứng thôi.
Tôi lại nghĩ đến những rủi ro mà người mua trứng có nguy cơ phải đương đầu. Lúc trước, cò mồi Q. có nói rõ: “Tất cả tiền xét nghiệm em phải lo, bọn chị chỉ lo đến đoạn lấy được trứng ra thôi. Sau đó, phôi có đậu hay không, và có được con không thì còn thuộc vào số phận của em”.
Có không ít người chọn giải pháp "làm giàu", kiếm sống bằng cách bán đi một phần cơ thể mình. Đó có thể là tóc, là thận, là máu... hoặc là 'con giống' như trứng, tinh trùng. Một phần trong số đó bị rơi vào cơn bĩ cực, song một phần tìm đến giải pháp nay vì lười lao động.
Có cung ắt có cầu, ở gần các bệnh viện, hình thành hẳn những đường dây móc nối cho việc buôn bán cơ thể người. Thậm chí có người còn rao bán công khai cả trên mạng, tờ rơi ở bệnh viện.
Bán trứng: Qua cò giá lên tới 40 triệu đồng
Để tìm nguồn trứng người, phóng viên lân la hỏi thăm đối tượng bán nước tại cổng bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Hà Nội.
Cò mòi bán trứng người (áo xanh) đang ra giá.
Một chị bán nước giới thiệu chúng tôi gặp chị bán ngô, bánh mì tên H. Vẫn chưa hết, chị H. này vẫn chỉ là một mắt xích trong đường dây môi giới bán trứng người.
Chị H. bảo: “Em muốn xin trứng thì gặp chị là nhà em có phúc lắm rồi đấy. Nguồn trứng chỗ chị giới thiệu đều được con cả. Em muốn lứa tuổi nào cũng có, 18 – 20 hay 25 đến 35? Người hiến trứng chưa lấy chồng cũng có mà đã sinh con đều có cả. Nhưng theo kinh nghiệm của chị, em nên chọn người đã có con như vậy cho chắc ăn.
Chỗ này chị giới thiệu em mát tay lắm. Hôm nay chị Q. (chỉ người trực tiếp điều hành việc mua bán trứng – PV) vừa dắt người cho trứng vào viện để tiêm thuốc kích trứng nên tí nữa sẽ ra gặp em”.
Cuộc nói chuyện chưa dứt, đội trật tự phường đến giải tán chỗ bán nước. Chúng tôi vừa bê cốc nước chạy đi chỗ khác, lúc sau, chị H. đã sà đến và mời chào tiếp. “Nếu em đồng ý, chị cũng chỉ là giới thiệu, em cho chị xin 100 ngàn đồng, cho con bé bán nước 50 ngàn đồng. Còn em gặp chị Q. (tên người điều hành bán trứng-PV) thì em tự thương lượng”.
Chị H. chạy ra chỗ khác, bấm điện thoại gọi, một lúc sau, một người đàn bà xuất hiện. Người này mặt trang điểm, tay đeo đầy vàng ta với mặt nhẫn bằng đá đỏ quạch to đùng. Đặc biệt, khi nhìn thấy chúng tôi, và khi đã nói đôi ba câu chuyện, tay chị ta vẫn không ngừng đếm hàng xấp tiền.
Cảm giác đầu tiên khi tiếp xúc là chị ta như muốn “át vía” người mua trứng. Hất hàm chị ta hỏi:“Thế em đã khám chưa? Có chỉ định của bác sĩ để đi xin trứng chưa? Cho chị xem sổ khám bệnh của em”.
“Em chưa chị ạ, em mới đến hỏi mua trứng thôi, xem giá cả thế nào, vì nói thật với chị, vợ chồng em không có nhiều tiền. Lần trước, em xin được trứng rồi, nhưng bị xịt, mất toi gần 50 triệu đồng. Giờ đi xin không được, bần cùng lắm em mới phải mua trứng”.
Nghe tôi nói vậy, chị ta mắt trợn ngược lên bảo: “Này, chị không bán trứng đâu nhé, em lại nói đến giá cả. Chị làm thế này là làm phúc thôi chứ chả mua bán gì. Chị rất đồng bóng, em nói mua bán trứng với giá cả khiến chị bực mình đấy”.
“Thôi chị à, vợ chồng em hiếm muộn, chị thông cảm. Lúc nãy em vào chỗ tiêm kích trứng, có người bảo em ra đây hỏi mua trứng, chứ em có biết đâu…”, tôi dịu giọng.
Ôm khư khư cái túi với xấp tiền lúc nãy, chị ta dò hỏi: “Em đã làm rồi, thế em bị làm sao?”. “Em bị lép trứng chị ạ”.
“Bây giờ, em vào khám đi, vào chỗ phòng tư vấn ấy, người ta tư vấn cho và bảo họ viết cho cái giấy chỉ định xin trứng. Sau đó, quay lại đây gặp chị”.
“Chị nói em biết, bình thường muốn gặp chị khó lắm. Hôm nay, em may đấy, vì chị dẫn người đi cho trứng nên nghe điện thoại chị ra đây luôn”.
Tôi dò hỏi: “Chị ơi thế chi phí thế nào để vợ chồng em biết còn xoay xở?”. “Chị làm từ mức 35 đến 40 triệu đồng”. “Nhưng nhiều tiền thế, với lại tiền thực hiện việc thụ tinh gần 50 triệu đồng vợ chồng em khó khăn lắm chị à”.
“Thế thì 20 – 25 triệu cũng có đấy”.
“Em tuổi gì?”. “Em tuổi Kỷ Mùi”. “Thế còn chồng em?”. “Đinh Tỵ ạ”. “Em và chồng rất hợp tuổi nhau nhưng tháng này mà thụ tinh thì không hợp đâu, em đợi vài tháng nữa”.Vừa bấm ngón tay, chị ta vừa phán. Không hiểu chưa có nguồn cung hay đây là lời tư vấn thật?
“Chị cho em gặp người cho trứng nhé, để em chọn?”. “Nếu em đồng ý đặt trước ít tiền thì mới gặp được”.
Tôi bảo: “Hôm nay em đi cùng đứa em. Để em về trao đổi lại với chồng rồi gọi lại cho chị nhé. Cho em số điện thoại của chị đi”.
“Em muốn gặp chị, cứ đến gặp con bán ngô giới thiệu em ấy, sẽ liên lạc được với chị”. Chúng tôi lấy cớ phải vào trong viện khám và hẹn sẽ quay lại.
Vất vả bán trứng người
Tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản, bệnh viện Phụ sản Trung ương, cuối cùng chúng tôi cũng gặp người “cho” trứng.
Ở đây, rất hạn chế dùng từ “bán trứng”, vì pháp luật không cho phép mua bán nên các đối tượng bán trứng cảnh giác cao độ từ lời ăn, tiếng nói.
Chị T. đã 39 tuổi quê ở Hà Nam, và người nhận trứng là chị M. người này đã 33 tuổi mà chưa có con. Chị M. bị suy buồng trứng nên chị đành phải đi xin trứng.
Người cho trứng, ngoài cùng từ trái sang tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản, BV phụ sản TW.
Chị T. kể, chị đã có 2 con nên nếu dùng trứng của chị, khả năng phôi thai phát triển sẽ rất tốt. Dù không tiết lộ cụ thể số tiền nhận được từ việc cho trứng nhưng chị T. cũng bảo “được một vài chục triệu, bõ công mình em ạ”.
Việc cho trứng không đơn giản như nhiều người nghĩ, chị phải theo chị M vài tháng nay. Đầu tiên, là thủ tục cho trứng. Chị và chồng phải cùng ký vào giấy đồng ý cho trứng.
Và từ đó đến nay, chị phải ròng rã làm đủ loại xét nghiệm máu để kiểm tra viêm gan B, HIV… Sau đó, cả 2 chị phải cùng đến khám để bác sĩ điều chỉnh kỳ kinh nguyệt của 2 người sao cho khớp nhau, như vậy mới thuận lợi cho việc chọc trứng và đặt phôi đã được thụ tinh.
Chị T. bảo: Cho trứng không cẩn thận có người còn bị sốc ấy chứ. Thuốc kích trứng tiêm vào, rụng nhiều trứng quá có người phải đi cấp cứu.
Tôi hỏi: “Chị có sợ không?”. “Thì đã lao thì phải theo lao thôi”.
Như chị T, sau khi làm đủ kiểu xét nghiệm, siêu âm, chị đã được tiêm thuốc kích trứng 7 ngày liền, sau đó tiếp tục siêu âm, xét nghiệm xem nội tiết tố của chị phản ứng với thuốc kích trứng như thế nào. Nếu cần có thể phải tiêm tiếp, chị T bảo: “Không biết còn tiêm đến bao giờ cơ. Chị đi suốt từ sáng, xếp hàng đến trưa thì hết thuốc nên đang đợi thuốc để tiêm đây này”.
Một đằng suốt ruột vì phải đi theo người nhận trứng. Còn người nhận thì cũng mệt mỏi không kém. Hơn nữa, số tiền chi ra không phải nhỏ. Đến thời điểm tiêm thuốc kích trứng cho chị T. chị M. đã phải chi hơn 30 triệu đồng.
Đó là chưa kể, nếu tốt đẹp, trứng rụng và chọc được ra vài quả, đem thụ tinh sau đó đặt vào dạ con, chị M. còn mất khá nhiều tiền. Và con số đó có thể lên tới 50 hoặc 70 triệu đồng, chưa kể tiền mua trứng.
Chị T. bảo, chị chỉ chịu trách nhiệm đến khi chọc ra được trứng thôi.
Tôi lại nghĩ đến những rủi ro mà người mua trứng có nguy cơ phải đương đầu. Lúc trước, cò mồi Q. có nói rõ: “Tất cả tiền xét nghiệm em phải lo, bọn chị chỉ lo đến đoạn lấy được trứng ra thôi. Sau đó, phôi có đậu hay không, và có được con không thì còn thuộc vào số phận của em”.