Đi tìm người mọc đuôi
“Vùng đất đuôi chồn” là từ mà các chiến sĩ Bộ chỉ huy quân sự Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang gọi vùng đất Pà Vầy Sủ - cực Tây của tỉnh địa đầu Tổ quốc Hà Giang.
Mấy đồng chí bộ đội biên phòng bảo rằng, vùng đất ấy có nhiều chuyện huyền bí. Những truyền thuyết xen lẫn sự thật về con người, thế giới tự nhiên, đến giờ vẫn không thể nào lý giải được.
Trong vô số những chuyện kỳ lạ, thì chuyện một người đàn ông mọc đuôi như đuôi khỉ ở “vùng đất đuôi chồn” có lẽ là lạ lùng nhất. Vậy là chúng tôi lên đường, vượt 200 cây số đến mảnh đất nhìn trên bản đồ đúng như cái đuôi con chồn.
Vật vã mãi trên cung đường dốc ngược thì cũng đến được Trạm biên phòng Pà Vầy Sủ, nhưng cuốc bộ từ đồn biên phòng này đến bản Tả Lử Thận thì muốn đứt hơi.
Con đường dựng đứng như đường lên trời. Những dốc cao dựng ngược đến nỗi gót người đi trước muốn chạm mặt người đi sau.
Đứng trên đỉnh dốc nhìn xuống thấy trung tâm xã Pà Vầy Sủ, với những mái nhà lợp phi-brôximăng hắt ánh mặt trời như những bông hoa mận rơi vãi dưới thung lũng.
Đến bản Tử Lử Thận, hỏi ai cũng chỉ nhận được hai chữ “chư pâu” (không biết). Đồng chí cán bộ biên phòng dẫn chúng tôi đến ngôi nhà giữa bản. Nhà chẳng có ai. Chị hàng xóm sau một hồi ngượng nghịu thì mới nói bằng tiếng H’Mông, rằng anh Chúng lên nương từ sớm, chiều mới về.
Mấy cậu bé lem nhem rách rưới trong bản xung phong chạy vào rừng gọi người mà dân bản gọi là Chúng “khỉ”.
Mặt trời ngấp nghé dãy núi bên kia của tỉnh Lào Cai thì Vàng Seo Chúng xua đàn trâu 3 con từ trong rừng về bản.
Ở tuổi 43, song anh Vàng Seo Chúng có vẻ khắc khổ, già nua. Vùng đất chỉ có mây vờn gió núi, mùa đông băng tuyết, mùa hè gió như bão, miếng ăn kiếm khó, nên ai cũng có khuôn mặt khắc khổ, chứ không riêng gì anh Chúng. Đồng chí cán bộ biên phòng lý giải như vậy.
Dáng người nhỏ bé, gầy gò, nhưng anh có sức khỏe phi thường. Anh Chúng đi rừng như con dê leo núi. Người đàn ông miền rừng này từng đi bộ ra tận Hà Giang, tới 200km để chơi cho biết.
Mấy năm trước, nghe đài nói Sapa đẹp, anh đã đi bộ 300km cắt sang Si Ma Cai, Bắc Hà, rồi đến tận Sapa của Lào Cai vãn cảnh. Thưởng ngoạn chán chê, anh mới về. Anh chỉ mang theo bọc gạo. Trên đường về, anh luồn rừng săn con sóc, con chuột, hái rau rừng, rồi tạt vào nhà dân nấu nướng nhờ. Gia đình nào đón vị lữ khách kỳ lạ này, thì sẽ được bữa thịt rừng tươm tất.
Chúng tôi vạch ống chân nhỏ xíu của người đàn ông kỳ lạ này ra xem. Ai cũng ồ lên kinh ngạc. Cặp chân nhỏ, nhưng vằn lên từng thớ thịt như nhưng sợi dây leo rừng già.
Ngoài khả năng đi rừng khỏe, Vàng Seo Chúng còn nổi tiếng với khả năng chịu lạnh. Mùa đông ở Pà Vầy Sủ thì thực kinh hoàng. Tuyết rơi lả tả, nước trong khe đóng băng. Tiết trời mùa đông lạnh đến nỗi con gà không dám ra khỏi ổ. Ấy thế nhưng, Vàng Seo Chúng chỉ mặc độc một cái áo may ô, hay chiếc áo sơ mi sờn cũ.
Để khẳng định điều hàng xóm kể là đúng, Vàng Seo Chúng dẫn chúng tôi vào trong nhà, chỉ cái buồng nhỏ. Anh đố chúng tôi tìm được chiếc áo rét nào của anh. Giường anh nằm cũng chẳng có chăn bông. Anh bảo, mùa đông lạnh thế nào, anh cũng chỉ cần đốt lửa, rồi cởi trần và lăn kềnh bên bếp lửa ngủ cho ngon.
Nhìn hàng ngàn bắp ngô treo lủng liểng trên mái nhà, quanh bếp ám khói, tôi bảo: “Ngô nhiều thế này, gia đình anh Chúng không lo thiếu ăn nhỉ?”. Anh Chúng cười hiền: “Người H’Mông mình chỉ nghèo, chứ không đến nỗi thiếu cái ăn đâu. Gạo thóc thì ít, nhưng ngô thì nhiều. Ăn hết gạo thì xay ngô ăn mèn mén. Tổ tiên mình vẫn ăn mèn mén từ xưa rồi, không thấy khổ gì đâu”.
Biết chúng tôi vất vả lặn lội từ Hà Nội lên vùng đất tận cùng này là để tìm hiểu về cái đuôi của anh, nhưng còn ngần ngại chưa dám hỏi, nên anh bảo: “Các chú muốn hỏi về cái đuôi của anh chứ gì. Thích thì anh cho xem thôi mà, không có gì ngại đâu.
Cái đuôi làm cho mình nổi tiếng khắp huyện nên mình vui lắm, chứ không xấu hổ đâu à. Bố mẹ mình sinh ra thế nào, thì mình vui vẻ chấp nhận như thế ấy”.
Vừa nói dứt lời, anh Chúng vén luôn chiếc ao nâu sồng, vòng tay ra sau lưng, kéo tuột chiếc đuôi dài ngoằng cho chúng tôi xem.
Hóa ra cái đuôi ấy mọc từ thắt lưng anh Chúng, chứ không phải từ phần hông. Cái đuôi dài tới nửa mét, có màu đen nhánh như tóc. Cầm vào đuôi, vuốt nhẹ, thấy rất mượt mà.
Đồng chí cán bộ biên phòng gọi anh hàng xóm tìm mượn giúp chiếc thước dây. Anh đo từ cuống đuôi, thì thấy chiếc đuôi dài đúng nửa mét.
Theo lời kể của anh Chúng, bản Tả Lử Thận tuy cao tận trời, mây vần vũ ngày đêm, nhưng lại chẳng mấy khi trời thả nước xuống, nên rất hiếm nước. Mùa đông, nước càng ít hơn. Chính vì thế, vào mùa đông, đồng bào H’Mông gần như không tắm. Tiết kiệm nước, nên anh Chúng cũng chẳng tắm. Vậy nên, qua mùa đông, cái đuôi ấy chuyển sang màu hung.
Thế nhưng, đến mùa hè, trời hay mưa, nước khe chảy đầy bể, anh thường xuyên tắm thì chiếc đuôi lại chuyển sang màu đen bóng như tóc mun, rất mềm mại.
Theo anh Chúng, anh để ý từ nhiều năm nay, thì thấy mỗi năm đuôi anh lại dài ra thêm khoảng 10cm. Cách đây 4 năm, cái đuôi dài đến nỗi, anh quấn 3 lần vòng bụng mới hết. Khi đó, chiếc đuôi dài phải hơn 3m.
Tuy nhiên, vì chiếc đuôi dài quá, gây vướng víu, nên vợ anh đề nghị cắt vợi đi. Chiều ý vợ, lại cắt quá tay, nên chiếc đuôi chỉ còn như hiện tại. Sau khi cắt đuôi, anh bị ốm một trận tơi bời.
Vợ đã may cho anh chiếc túi nhỏ, đi đâu xa, anh lại nhét túm “đuôi” vào túi buộc lại và treo ở bụng.
“Vùng đất đuôi chồn” là từ mà các chiến sĩ Bộ chỉ huy quân sự Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang gọi vùng đất Pà Vầy Sủ - cực Tây của tỉnh địa đầu Tổ quốc Hà Giang.
Mấy đồng chí bộ đội biên phòng bảo rằng, vùng đất ấy có nhiều chuyện huyền bí. Những truyền thuyết xen lẫn sự thật về con người, thế giới tự nhiên, đến giờ vẫn không thể nào lý giải được.
Trong vô số những chuyện kỳ lạ, thì chuyện một người đàn ông mọc đuôi như đuôi khỉ ở “vùng đất đuôi chồn” có lẽ là lạ lùng nhất. Vậy là chúng tôi lên đường, vượt 200 cây số đến mảnh đất nhìn trên bản đồ đúng như cái đuôi con chồn.
Vật vã mãi trên cung đường dốc ngược thì cũng đến được Trạm biên phòng Pà Vầy Sủ, nhưng cuốc bộ từ đồn biên phòng này đến bản Tả Lử Thận thì muốn đứt hơi.
Con đường dựng đứng như đường lên trời. Những dốc cao dựng ngược đến nỗi gót người đi trước muốn chạm mặt người đi sau.
|
Anh Vàng Seo Chúng |
Đến bản Tử Lử Thận, hỏi ai cũng chỉ nhận được hai chữ “chư pâu” (không biết). Đồng chí cán bộ biên phòng dẫn chúng tôi đến ngôi nhà giữa bản. Nhà chẳng có ai. Chị hàng xóm sau một hồi ngượng nghịu thì mới nói bằng tiếng H’Mông, rằng anh Chúng lên nương từ sớm, chiều mới về.
Mấy cậu bé lem nhem rách rưới trong bản xung phong chạy vào rừng gọi người mà dân bản gọi là Chúng “khỉ”.
Mặt trời ngấp nghé dãy núi bên kia của tỉnh Lào Cai thì Vàng Seo Chúng xua đàn trâu 3 con từ trong rừng về bản.
Ở tuổi 43, song anh Vàng Seo Chúng có vẻ khắc khổ, già nua. Vùng đất chỉ có mây vờn gió núi, mùa đông băng tuyết, mùa hè gió như bão, miếng ăn kiếm khó, nên ai cũng có khuôn mặt khắc khổ, chứ không riêng gì anh Chúng. Đồng chí cán bộ biên phòng lý giải như vậy.
Dáng người nhỏ bé, gầy gò, nhưng anh có sức khỏe phi thường. Anh Chúng đi rừng như con dê leo núi. Người đàn ông miền rừng này từng đi bộ ra tận Hà Giang, tới 200km để chơi cho biết.
Đuôi của anh Chúng |
Chúng tôi vạch ống chân nhỏ xíu của người đàn ông kỳ lạ này ra xem. Ai cũng ồ lên kinh ngạc. Cặp chân nhỏ, nhưng vằn lên từng thớ thịt như nhưng sợi dây leo rừng già.
Ngoài khả năng đi rừng khỏe, Vàng Seo Chúng còn nổi tiếng với khả năng chịu lạnh. Mùa đông ở Pà Vầy Sủ thì thực kinh hoàng. Tuyết rơi lả tả, nước trong khe đóng băng. Tiết trời mùa đông lạnh đến nỗi con gà không dám ra khỏi ổ. Ấy thế nhưng, Vàng Seo Chúng chỉ mặc độc một cái áo may ô, hay chiếc áo sơ mi sờn cũ.
Để khẳng định điều hàng xóm kể là đúng, Vàng Seo Chúng dẫn chúng tôi vào trong nhà, chỉ cái buồng nhỏ. Anh đố chúng tôi tìm được chiếc áo rét nào của anh. Giường anh nằm cũng chẳng có chăn bông. Anh bảo, mùa đông lạnh thế nào, anh cũng chỉ cần đốt lửa, rồi cởi trần và lăn kềnh bên bếp lửa ngủ cho ngon.
Nhìn hàng ngàn bắp ngô treo lủng liểng trên mái nhà, quanh bếp ám khói, tôi bảo: “Ngô nhiều thế này, gia đình anh Chúng không lo thiếu ăn nhỉ?”. Anh Chúng cười hiền: “Người H’Mông mình chỉ nghèo, chứ không đến nỗi thiếu cái ăn đâu. Gạo thóc thì ít, nhưng ngô thì nhiều. Ăn hết gạo thì xay ngô ăn mèn mén. Tổ tiên mình vẫn ăn mèn mén từ xưa rồi, không thấy khổ gì đâu”.
Cái đuôi của anh Chúng dài nửa mét |
Cái đuôi làm cho mình nổi tiếng khắp huyện nên mình vui lắm, chứ không xấu hổ đâu à. Bố mẹ mình sinh ra thế nào, thì mình vui vẻ chấp nhận như thế ấy”.
Vừa nói dứt lời, anh Chúng vén luôn chiếc ao nâu sồng, vòng tay ra sau lưng, kéo tuột chiếc đuôi dài ngoằng cho chúng tôi xem.
Hóa ra cái đuôi ấy mọc từ thắt lưng anh Chúng, chứ không phải từ phần hông. Cái đuôi dài tới nửa mét, có màu đen nhánh như tóc. Cầm vào đuôi, vuốt nhẹ, thấy rất mượt mà.
Đồng chí cán bộ biên phòng gọi anh hàng xóm tìm mượn giúp chiếc thước dây. Anh đo từ cuống đuôi, thì thấy chiếc đuôi dài đúng nửa mét.
Theo lời kể của anh Chúng, bản Tả Lử Thận tuy cao tận trời, mây vần vũ ngày đêm, nhưng lại chẳng mấy khi trời thả nước xuống, nên rất hiếm nước. Mùa đông, nước càng ít hơn. Chính vì thế, vào mùa đông, đồng bào H’Mông gần như không tắm. Tiết kiệm nước, nên anh Chúng cũng chẳng tắm. Vậy nên, qua mùa đông, cái đuôi ấy chuyển sang màu hung.
Thế nhưng, đến mùa hè, trời hay mưa, nước khe chảy đầy bể, anh thường xuyên tắm thì chiếc đuôi lại chuyển sang màu đen bóng như tóc mun, rất mềm mại.
Theo anh Chúng, anh để ý từ nhiều năm nay, thì thấy mỗi năm đuôi anh lại dài ra thêm khoảng 10cm. Cách đây 4 năm, cái đuôi dài đến nỗi, anh quấn 3 lần vòng bụng mới hết. Khi đó, chiếc đuôi dài phải hơn 3m.
Tuy nhiên, vì chiếc đuôi dài quá, gây vướng víu, nên vợ anh đề nghị cắt vợi đi. Chiều ý vợ, lại cắt quá tay, nên chiếc đuôi chỉ còn như hiện tại. Sau khi cắt đuôi, anh bị ốm một trận tơi bời.
Vợ đã may cho anh chiếc túi nhỏ, đi đâu xa, anh lại nhét túm “đuôi” vào túi buộc lại và treo ở bụng.