Đặc sản nòng nọc
Buổi chiều cuối tuần, các em học sinh được nghỉ sớm. Chúng tôi không bỏ lỡ cơ hội theo chân thầy cô giáo đến các triền đồi, dòng suối để cải thiện bữa ăn chiều. Vui nhất có lẽ là theo chân các cô giáo mầm non đi bắt nòng nọc về làm món kho mặn.
Lúc theo chân cô giáo Hà Thị Hồng vào bản, cô bảo: “Bà con vùng này cũng chăn nuôi được nhiều gà, lợn. Nhưng họ chỉ thường dùng trong dịp lễ Tết, cúng tế thôi, ngày thường chẳng ăn bao giờ.
Họ không ăn nhưng cũng không bán, kể cả chúng già hoặc bị dịch chết hết. Các thầy cô giáo muốn cải thiện, vào bản mua một con gà để ăn cũng rất khó, nên chúng em toàn tự tìm món ăn ở rừng, ở suối thôi”.
Vạt rừng và con suối chúng tôi chuẩn bị bữa chiều cách điểm trường chừng 6km, bên bản Xía Nọi của người Mông, gần ngọn núi đá hoa nổi tiếng trong sử sách từ hàng trăm năm trước. Trên đường vượt đèo dốc, chúng tôi gặp khá nhiều người dân, học sinh đang hăm hở hướng về lối đó.
Hai đứa bé Thao Văn Kệnh, Sung Văn Pó (cùng học lớp 3) đã dẫn nhau đi bộ từ lúc nào, đang tung tăng đeo giỏ, xách ná trên con đường dốc. Nhìn hai chiếc giỏ tre nhỏ xíu đan nong mốt, biết ngay chúng đi bắt cá. Nhưng cây ná là lạ, bé xíu có ba mũi tên bằng nan hoa thì bắn được thứ gì?
Thầy Phạm Văn Tư cười hiền: “Các thầy ngoài dạy học đều có thêm nghề đan chài lưới, bán cho bà con cũng được vài trăm ngàn một cái chài. Người lớn dùng chài bắt cá, ở chỗ nước sâu, được cá to. Tôi được coi là người sát cá nhất vùng này đấy.
Trẻ con thì dùng ná để bắn cá. Chúng cứ ngụp đầu xuống nước, soi trong kẽ đá, thấy con cá nào thì dùng tay chộp. Cá nằm sâu quá thì chĩa ná vào bắn, mũi tên có dây buộc lại nên không mất cá. Thường thì chúng chỉ bắn được cá bống nhỏ như ngón tay”.
Qua con suối Khua, nơi đám học sinh ùa xuống bắn cá thì chúng tôi chia tay. Thầy Tư đeo chài xách dao đi sâu 4km về nơi thâm u hơn của suối, ít người tới, hy vọng có nhiều cá to. Chúng tôi ngược dốc sang suối Xỉa, xem các cô giáo hái măng và bắt nòng nọc.
Chúng tôi gửi xe ở trường mầm non Xía Nọi rồi rủ thêm cô giáo Ngân Thị Chiện đi hái măng, bắt nòng nọc. Cô Chiện bảo: “Măng thì phải đi vào rừng rất sâu mới còn. Nòng nọc hả? Lúc sáng em đã bắt, nhưng giờ các anh chị ra suối chắc vẫn còn nhiều”.
Rồi các cô hăm hở xách đồ nghề ra suối Xỉa. Nước trong xanh, nhiều vũng sâu quá gối, thấp thoáng những bóng đen đen ngọ nguậy dưới đáy nước. Chiện nhanh tay xúc vào vũng sâu, rút được hai ống nứa tươi, bên trong nòng nọc đã chui vào đầy.
Hì hục khá lâu dưới suối, ướt hết quần áo, tay bắt đầu tím vì lạnh, cuối cùng 3 cô giáo cũng được kha khá nòng nọc, đủ loại có chân và chưa có chân. Những con vật béo nần nẫn, nhơn nhớt, bụng to, quẫy lích rích trong chiếc xô nhỏ.
Chúng tôi đem về bếp của cô Chiện để giữ cho chúng sống lâu hơn, tranh thủ đi kiếm thêm rau cỏ. Cô giáo Vui vào bếp lục nồi, thấy còn thừa một ít con nòng nọc đã kho chín, cười hớn hở: “Em phải chén vài con đã, nó mềm và ngon như cá khoai”.
Rồi cô nhanh nhẹn gắp mấy con nòng nọc cho vào miệng, nhai ngon lành. Lát sau, khi chúng tôi đã xách dao gậy chuẩn bị đi núi, cô lại chạy vào bếp: “Em làm thêm ít con nữa. Chờ đến tối mới được ăn món này thì thèm quá”.
Nhóm chúng tôi trở về trường sớm hơn thầy giáo Tư, nhưng có vẻ như chuyến đi của thầy hiệu quả hơn. Thầy bắt được khá nhiều cá suối, lại tiện tay quăng chài được đám ve sầu đang uống nước.
Nhưng nhờ cô giáo Chiện hào phóng tặng thêm một túi ni lông to nòng nọc đang quẫy đạp để đãi khách, nên nhóm chúng tôi cũng không lép vế lắm. Đám khách xúm vào làm cá suối. Thầy Tư, thầy Xiện lại dùng hai chiếc cật nứa khoét ruột nòng nọc như các cô giáo làm thịt nhái ban sáng.
Không lấy được măng, lại làm rơi mất hoa chuối rừng, tôi lại theo hai cô giáo ra đồng rỡ rau má. Cỏ mọc hoang tàn, cây dại lúp xúp, nhưng chỉ độ một giờ cặm cụi chúng tôi cũng kiếm được nửa bao tải rau má, rau dại và mấy củ khoai nhỏ.
Hôm nay nhờ xin hái được ở đám tốt của dân, các cô giáo định hái thêm chút nữa, nay mai còn có khách đến họp chuyên môn, nhưng sắp tối rồi, nên cả nhóm đành cùng về bếp nổi lửa, sửa soạn bữa ăn. Đám học sinh cũng về đến nơi, ríu rít khoe chiếc giỏ nhỏ chứa những con cá suối bí tẹo.
Lựa lúc các cô giáo không để ý, tôi mạnh tay rót thêm chút dầu ăn vào chiếc nồi rán ve sầu và cho thêm ít mỳ chính vào nồi kho cá. Có vẻ hai món này các đồng nghiệp của tôi sẽ quen miệng hơn so với những món nòng nọc, ngóe, ễnh ương mà các thầy cô giáo tiếp đãi.
Tôi cũng cho thêm nhiều ớt tươi và măng vào món nòng nọc, nhưng quả thật không rõ nó mặn nhạt thế nào, vì thú thực rằng tôi không nếm thử. Cùng cô giáo Hồng rửa kỹ càng rau má, thế là có thêm rau xanh cho bữa cơm chiều đầm ấm.
Buổi chiều cuối tuần, các em học sinh được nghỉ sớm. Chúng tôi không bỏ lỡ cơ hội theo chân thầy cô giáo đến các triền đồi, dòng suối để cải thiện bữa ăn chiều. Vui nhất có lẽ là theo chân các cô giáo mầm non đi bắt nòng nọc về làm món kho mặn.
Lúc theo chân cô giáo Hà Thị Hồng vào bản, cô bảo: “Bà con vùng này cũng chăn nuôi được nhiều gà, lợn. Nhưng họ chỉ thường dùng trong dịp lễ Tết, cúng tế thôi, ngày thường chẳng ăn bao giờ.
Họ không ăn nhưng cũng không bán, kể cả chúng già hoặc bị dịch chết hết. Các thầy cô giáo muốn cải thiện, vào bản mua một con gà để ăn cũng rất khó, nên chúng em toàn tự tìm món ăn ở rừng, ở suối thôi”.
|
Học sinh tranh thủ đi bắt cá suối sau buổi học |
Hai đứa bé Thao Văn Kệnh, Sung Văn Pó (cùng học lớp 3) đã dẫn nhau đi bộ từ lúc nào, đang tung tăng đeo giỏ, xách ná trên con đường dốc. Nhìn hai chiếc giỏ tre nhỏ xíu đan nong mốt, biết ngay chúng đi bắt cá. Nhưng cây ná là lạ, bé xíu có ba mũi tên bằng nan hoa thì bắn được thứ gì?
Ngoài giờ lên lớp, thầy giáo tranh thủ đan chài để cải thiện cuộc sống |
Trẻ con thì dùng ná để bắn cá. Chúng cứ ngụp đầu xuống nước, soi trong kẽ đá, thấy con cá nào thì dùng tay chộp. Cá nằm sâu quá thì chĩa ná vào bắn, mũi tên có dây buộc lại nên không mất cá. Thường thì chúng chỉ bắn được cá bống nhỏ như ngón tay”.
Qua con suối Khua, nơi đám học sinh ùa xuống bắn cá thì chúng tôi chia tay. Thầy Tư đeo chài xách dao đi sâu 4km về nơi thâm u hơn của suối, ít người tới, hy vọng có nhiều cá to. Chúng tôi ngược dốc sang suối Xỉa, xem các cô giáo hái măng và bắt nòng nọc.
Các cô giáo mầm non bắt nòng nọc dưới suối |
Rồi các cô hăm hở xách đồ nghề ra suối Xỉa. Nước trong xanh, nhiều vũng sâu quá gối, thấp thoáng những bóng đen đen ngọ nguậy dưới đáy nước. Chiện nhanh tay xúc vào vũng sâu, rút được hai ống nứa tươi, bên trong nòng nọc đã chui vào đầy.
Hì hục khá lâu dưới suối, ướt hết quần áo, tay bắt đầu tím vì lạnh, cuối cùng 3 cô giáo cũng được kha khá nòng nọc, đủ loại có chân và chưa có chân. Những con vật béo nần nẫn, nhơn nhớt, bụng to, quẫy lích rích trong chiếc xô nhỏ.
Nòng nọc béo mầm vừa bắt lên từ suối Xỉa |
Những con nòng nọc vừa bắt lên từ suối Xỉa |
Rồi cô nhanh nhẹn gắp mấy con nòng nọc cho vào miệng, nhai ngon lành. Lát sau, khi chúng tôi đã xách dao gậy chuẩn bị đi núi, cô lại chạy vào bếp: “Em làm thêm ít con nữa. Chờ đến tối mới được ăn món này thì thèm quá”.
Nhóm chúng tôi trở về trường sớm hơn thầy giáo Tư, nhưng có vẻ như chuyến đi của thầy hiệu quả hơn. Thầy bắt được khá nhiều cá suối, lại tiện tay quăng chài được đám ve sầu đang uống nước.
Nhưng nhờ cô giáo Chiện hào phóng tặng thêm một túi ni lông to nòng nọc đang quẫy đạp để đãi khách, nên nhóm chúng tôi cũng không lép vế lắm. Đám khách xúm vào làm cá suối. Thầy Tư, thầy Xiện lại dùng hai chiếc cật nứa khoét ruột nòng nọc như các cô giáo làm thịt nhái ban sáng.
Không lấy được măng, lại làm rơi mất hoa chuối rừng, tôi lại theo hai cô giáo ra đồng rỡ rau má. Cỏ mọc hoang tàn, cây dại lúp xúp, nhưng chỉ độ một giờ cặm cụi chúng tôi cũng kiếm được nửa bao tải rau má, rau dại và mấy củ khoai nhỏ.
Hôm nay nhờ xin hái được ở đám tốt của dân, các cô giáo định hái thêm chút nữa, nay mai còn có khách đến họp chuyên môn, nhưng sắp tối rồi, nên cả nhóm đành cùng về bếp nổi lửa, sửa soạn bữa ăn. Đám học sinh cũng về đến nơi, ríu rít khoe chiếc giỏ nhỏ chứa những con cá suối bí tẹo.
Lựa lúc các cô giáo không để ý, tôi mạnh tay rót thêm chút dầu ăn vào chiếc nồi rán ve sầu và cho thêm ít mỳ chính vào nồi kho cá. Có vẻ hai món này các đồng nghiệp của tôi sẽ quen miệng hơn so với những món nòng nọc, ngóe, ễnh ương mà các thầy cô giáo tiếp đãi.
Tôi cũng cho thêm nhiều ớt tươi và măng vào món nòng nọc, nhưng quả thật không rõ nó mặn nhạt thế nào, vì thú thực rằng tôi không nếm thử. Cùng cô giáo Hồng rửa kỹ càng rau má, thế là có thêm rau xanh cho bữa cơm chiều đầm ấm.