Chuyện ly kỳ quanh ngôi miếu trên đỉnh đèo Khe Nét

Jolie

Member
[h=2]Một dịp gần tết, có một bà tên Dung ở trên tàu Thống Nhất khi đi qua liền đem một cây đào Nhật Tân bỏ trước miếu. Nhưng có một người đàn ông trong vùng lấy cắp về bỏ tại nhà mình, ít lâu sau người đàn ông này gặp nạn ở hai chân, phải mang thương tật suốt đời.[/h]
Ngôi miếu thờ một vị nữ thần?
Nhiều câu chuyện đồn thổi về ngôi miếu nằm trên khu vực ở trên đèo cao của ngôi làng thôn Kim Lịch (Kim Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình).
Khi nghe chúng tôi hỏi đường thì những người dân ở đây lại nhắn nhủ: "Các cô không nên tới đó, ở đó linh thiêng lắm...". Những lời nhắn nhủ khiến chúng tôi càng tò mò muốn tìm hiểu, tại sao người dân ở đây lại nói đến ngôi miếu với vẻ kỳ bí như vậy.
Theo lời kể trước kia, một người đàn ông đi ngang qua, thấy cây bưởi có bóng mát, vì mệt nên đã dừng lại bên đường nghỉ ngơi. Trong lúc ngủ thiếp đi, nằm mơ thấy có một người hiện ra trong giấc mơ. Thấy có người xuất hiện, ông lấy làm lạ, xin người lạ đó hãy cho ông có được người con, vì ông lấy vợ đã lâu nhưng mãi vẫn không có con. Ông hứa nếu được sẽ xây ở đây một ngôi miếu để thờ vị thần đó.
Không bao lâu sau vợ ông mang bầu và sinh được một người con trai. Chính điều đó làm cho ông tin vào giấc mơ, ông quyết định xây nơi đó một ngôi miếu để thờ vị thần đã cho ông có được người con.
mieu%20hoang%20o%20ke%20net.jpg

Ngôi miếu nằm trơ trọi trên đỉnh đèo Khe Nét.
Sau một thời gian trải qua trong chiến tranh, ngôi miếu đã bị tàn phá, dường như bị vùi lấp vì cây cối xung quanh và bom đạn chiến tranh. Ngôi miếu tưởng như sẽ bị quên lãng, nhưng sau chiến tranh có một người dân đã đến và tu sửa lại. Phía trước ngôi miếu được phủ một dải màu đỏ, xung quanh được sơn bằng màu trắng. Theo người dân nơi đây ngôi miếu này có tên là Mậu Thượng Thiên. Nhiều người ở ngôi làng này truyền tai nhau đây là ngôi miếu rất linh thiêng, ít người lai vãng tới. Dù cách làng một khoảng không xa nhưng bất cứ ai đến đó đều có cảm giác sợ hãi...
Ông Dương Mạnh Tuân, một người dân làng kể cho chúng tôi nghe về những bí ẩn, những chuyện kỳ lạ xảy ra trong làng: "Đối với chúng tôi ngôi miếu này thiêng liêng lắm, nhưng chỉ những ai có ý xấu xúc phạm đến ngôi miếu mới bị trừng phạt". Ông còn cho biết thêm, ngôi miếu ở đây có nhiều người các vùng khác nhau biết đến, không chỉ là người trong vùng. Vì linh thiêng nên nhiều người cứ mỗi dịp tết hay ngày lễ thường tới đó thắp hương cầu may mắn.
Những giai thoại liên quan đến miếu thiêng
Không gây mê tín dị đoan, chỉ để không làm điều sai tráiTrao đổi với PV, đại diện lãnh đạo UBND xã Kim Hóa cho biết: "Ngôi miếu này tồn tại trên địa bàn đã khá lâu. Người dân nơi đây đặc biệt tin vào sự linh thiêng của ngôi miếu. Tuy nhiên, đó chỉ là những câu chuyện không kiểm chứng được. Và truyền miệng từ người này sang người khác thì sự thêm bớt, sai lệch là không tránh khỏi.
Tuy nhiên, đây cũng là nơi duy trì tín ngưỡng văn hóa tâm linh của người dân. Nó không khiến người dân sa vào mê tín dị đoan, mà chỉ làm cho họ sống tốt hơn, không dám làm những điều sai trái".
Để rõ hơn về vẻ kỳ bí này, chúng tôi đã tìm đến những vị cao niên trong làng. Sau nhiều lần hỏi thăm, chúng tôi gặp được một bà cụ tên H. Bà cho biết: “Trước đây nhiều người đã từng nhìn thấy có một con rắn hổ rất lớn, thường bò quanh ngôi miếu, nhưng cái lạ đó là dù thấy người, nó vẫn không tỏ ra sợ hãi, mà bò một cách chậm rãi. Người dân trong làng cho rằng đó là vị rắn thần trông giữ ngôi miếu.
Có mội lần, có người thanh niên thấy có một cây gỗ phía sau ngôi miếu, liền lên đốn về để lấy gỗ, được ít lâu sau thì trong gia đình người này liên tiếp xảy ra những chuyện không may. Biết được việc làm của mình sai, người thanh niên liền cùng gia đình mời thầy lên miếu làm lễ để mong được vị thần tha thứ. Không những thế, trong làng còn xảy ra liên tiếp bốn cái chết của bốn người con trai trong làng".
Bà cho hay, lúc đó cả làng rất hoảng sợ vì cho rằng đó là sự trừng phạt của vị thần tại miếu, vì đã dám xâm phạm đến nơi linh thiêng. Không chỉ có cái chết của bốn thanh niên mà trong làng còn xảy ra nhiều chuyện kỳ lạ, trong thời gian đó ở làng liên tiếp xảy ra hiện tượng nhiều người bị thương ở chân, nhiều trâu, bò bị chết.
Thấy còn khó tin những lời đồn đại, chúng tôi quyết định tìm đến nhà ông Lê Văn Toán, người đang trực tiếp trông giữ ngôi miếu. Nghe chúng tôi hỏi về ngôi miếu, ông kể: “Nói về những lời đồn đại về ngôi miếu và sự linh thiêng của nó thì ông đã nghe khá nhiều. Ngay cả việc ông trông giữ miếu cũng được xem là một công việc do nữ thần giao phó”.
Ông kể, có ông cậu, tự nhiên lên đồng rồi gọi tên ông, khi ông tới xem thì người cậu đó sai ông, hãy tới và trông giữ ngôi miếu. Lúc đầu còn không tin, nhưng sau ông tin và giờ đây đang trông giữ ngôi miếu. Ông xem đó là sứ mạng của mình.
Theo ông Lê Văn Toán, khi ông còn nhỏ, nghe những người già trong làng kể rằng, có hai cô gái vì đi làm đường thấy có bóng mát liền ghé vào chơi. Nhưng không biết đây là nơi tôn nghiêm nên xử sự thiếu nhã nhặn, sau hai ngày thì bị chết đột ngột. Ông cho biết thêm nhiều người trên tàu khi đi qua đây đều bỏ xuống đó những đồ cúng. Ông cũng không biết vì sao ngôi miếu nằm bên đường và che lấp bởi nhiều ngọn núi quanh đèo mà vẫn được nhiều người biết tới.
Một dịp gần tết, có một bà tên Dung ở trên tàu Thống Nhất khi đi qua liền đem một cây đào Nhật Tân bỏ trước miếu. Nhưng có một người đàn ông trong vùng lấy cắp về bỏ tại nhà mình, ít lâu sau người đàn ông này gặp nạn ở hai chân, phải mang thương tật suốt đời. Biết sự tình ông đã khuyên người đàn ông đó nên trả lại về đúng vị trí của nó. Uống ngụm trà xong, ông lại tiếp tục kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện kỳ quái, càng nghe ông kể chúng tôi càng thấy ngôi miếu có nhiều bí ẩn.
“Bí mật riêng” của người dân sở tại
Ông còn cho biết thêm, trước đây ngôi miếu chưa có tên nhưng sau một thời gian trông giữ ngôi miếu, ông đã tìm về một ông thầy để hỏi về chủ nhân ngôi miếu, ông thầy cho biết đó là miếu của bà Mậu Thượng Thiên. Đi sâu vào trong làng để hiểu rõ hơn, chúng tôi gặp cô L., trao đổi với chúng tôi, cô kể: "Đối với người dân nơi đây, ngôi miếu không còn là xa lạ, mà nó đã trở thành nơi gửi gắm nhiều điều âu lo, mong muốn, có người trong làng bị ốm, nhưng đi bệnh viện các bác sỹ không tìm ra được căn bệnh. Sau đó cả nhà đã đem lên nơi ngôi miếu xin mong sớm tìm ra bệnh. Sau khi đem lên bệnh viện chữa lại thì anh đã được bác sỹ tìm ra căn bệnh".
Có dịp trong làng mất trâu, mất bò người ta thường đến đó cầu mong để tìm ra trâu, bò bị mất. Có một gia đình sau khi bị mất trâu tìm nhiều ngày không ra, biết ngôi miếu linh thiêng, nên họ đã làm lễ và vài ngày sau họ đã tìm ra. Đối với người dân nơi đây, ngôi miếu giờ mãi mãi là một biểu tượng đẹp và bí ẩn. Có lẽ, đối với họ ngôi miếu như một nơi an ủi để họ đặt niềm tin trong cuộc sống. Rời khỏi ngôi làng, chúng tôi vẫn không thể lý giải được những khúc mắc, vẫn còn những câu hỏi dở dang. Có lẽ bí ẩn về ngôi miếu mãi mãi là những bí mật riêng của người dân nơi đây.
Đinh Hiền
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn



 
Back
Top