Chuyện tình của chàng "phi công" và cô gái liệt nửa người

Jolie

Member
[h=2]Một câu chuyện tưởng chừng chỉ có trong cổ tích nhưng lại hiện hữu giữa đời thực.[/h]
tinh-yeu.jpg

Vợ chồng anh Đỗ Quốc Đảo - Đinh Thị Cảnh hạnh phúc trong ngày cưới
Mới 3h sáng, ngoài trời sương gió vẫn mờ mịt, thế nhưng anh Đỗ Quốc Đảo (1988) đã tỉnh giấc. Anh cứ quả quyết rằng, sáng nay chợ phiên và mọi người đã dọn hàng ra chợ rồi, vợ chồng anh chị cũng phải nhanh chân lên thôi. Thấy chồng sốt sắng, chị Đinh Thị Cảnh (1985) bảo: vì anh có đôi chân khỏe mạnh bù cho đôi chân khuyết thiếu của chị nên anh lúc nào cũng vội vàng, lo toan. Chưa chắc chợ phiên đã có người nhưng anh ngóng ra đó để lấy động lực làm cho xong mọi việc.
Việc đầu tiên là anh cắm một bình nước ấm để khi vợ dậy rửa mặt, sau đó là vén màn lên rồi bế vợ ngồi lên xe lăn đi ra cửa “nhà nấm” nơi ôm chứa cả hạnh phúc kì diệu và giấc mơ làm giàu của anh chị.
Bời bời số phận
Chị Đinh Thị Cảnh là người con thứ 3 trong một gia đình đông con ở thôn Thác Ca, xã Hòa Phú, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Mẹ vẫn kể lại rằng: chị sinh ra là một đứa trẻ bình thường, láu cá và ham chơi.
Thế nhưng trận sốt bất ngờ 3 ngày 3 đêm vào năm chị 9 tuổi khiến toàn thân co giật mạnh làm chị bị teo đi đôi chân. Bố mẹ ở miền ngược, tính đủ cách như đưa con đi chữa bệnh bằng thuốc nam, thuốc Đông y, Tây y nhưng bệnh không khỏi.
Lần đầu đưa chị đi chữa bệnh, gia đình phải bán những lứa thóc non, rồi đến bán cả con trâu duy nhất ở trong nhà… Thế nhưng, đôi chân của chị Cảnh vẫn không giữ được. Nỗi buồn vì thế đổ lên môi, mắt của mẹ và bà, hai người phụ nữ trong nhà và cũng là những người yêu chị nhất.
Thuở ấy còn bé, chị không nhận thấy mình thiệt thòi. Chỉ biết rằng, các bạn đi học còn mình ở nhà. Chị cứ bò vào trong nhà, rồi lại bò ra cửa và chơi với các chị em trong nhà. Đến 16 tuổi, khi ấy đã là một cô gái biết nghĩ chị mới thấm thía hoàn cảnh của mình.
Khóc bao nhiêu đêm mờ cả mắt, chị nghĩ: “Nhất định mình phải tìm cách để cứu đôi chân của mình”. Hi vọng mở ra khi có một tổ chức phẫu thuật nhân đạo ở Hà Nội nhận thư xin phẫu thuật của chị. Từ Chiêm Hóa, chị cùng người nhà xuống Hà Nội để khám xem có thể phẫu thuật cứu đôi chân.
Cánh cửa này đóng lại sau khi các bác sĩ thăm khám toàn thân cho chị và bảo chị mất đôi chân vĩnh viễn. Chị ngồi khóc ướt đầm một chiếc áo ở cửa phòng khám bệnh… “Mình khóc vì quá buồn, tủi, thế nhưng các bác sĩ người nước ngoài tưởng mình khóc vì “sợ khám” nên đến xoa đầu, an ủi” chị Cảnh nhớ lại.
Trải qua bao nhiêu khó khăn và nước mắt, rồi chị Cảnh cũng dần chấp nhận phận mình: “Năm 18 tuổi, được một sự giúp đỡ của một tổ chức mình mới có chiếc xe lăn đầu tiên. Lúc đó, ước mong được đi đâu đó của mình mới thực hiện được”.
Sau đó, Chị tham gia các Đại hội của Người khuyết tật, gặp nhiều cảnh đời vươn lên trong nghịch cảnh của số phận. Chị cũng gắng học theo, kiếm việc để có tiền để chăm lo cuộc sống của mình và giúp đỡ gia đình.
Thế nhưng, nhiều “bệnh ác quá” kéo theo những cơn đau khắp người và bệnh phổi mãn tính làm chị khổ sở. Chị quyết định về thôn bản, nghĩ cách làm giàu từ nơi mình sinh ra.
tinhyeu01jpg1353856827.jpg

Tình yêu với phi công trẻ
Bây giờ về nhà chị Cảnh, khung cảnh tăm tối không còn hiện hữu nữa. Cứ chiều chiều chị lại ghé qua nhà hàng xóm chơi. Trong nhà, người chồng trẻ kém chị 3 tuổi đang cắm cúi cắm cơm, dọn dẹp đồ đạc. Anh bảo:
“Vợ chồng tôi mới có tin vui, tôi gắng làm hầu hết việc nặng để vợ nghỉ ngơi. Tôi muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho vợ và con trong bụng”.
Hỏi về tình yêu lạ kì của anh chị, anh bồi hồi: “Khi tôi đi làm dưới Hà Nội, có một người bạn mượn máy điện thoại của tôi và gọi nhầm vào số của Cảnh. Từ hôm đó, tôi cứ cảm thấy bồi hồi, xao xuyến vì giọng nói ấm áp của một cô gái nói là người Tuyên Quang ở trong điện thoại.
Chị không tin được đâu, trong điện thoại giọng nhà tôi hay hơn cả giọng của một nhân viên trực tổng đài. Ngay khi nói chuyện, Cảnh đã bảo nhà mình ở xa, tuổi cao, lại là cô gái bệnh tật. Cảnh nói với tôi chân thành lắm!.
Thế nhưng, tôi vẫn quyết tâm bắt xe từ Hà Nội lên Tuyên Quang thăm Cảnh. Lần đầu tiên nhìn thấy cô ấy, nước của tôi cứ trào ra, còn Cảnh lại cười tự tin… cái ấn tượng về nụ cười ấy làm tôi nhớ lắm! Cảnh cũng hoài nghi, có lẽ tôi lên lần đầu và sẽ chẳng bao giờ lên nữa”.
Nói về anh Đảo thì chị Cảnh tâm sự: “Trước Đảo cũng có một số người đàn ông qua thư từ bày tỏ sự quý mến đối với mình. Thế nhưng có người họ lên thăm mình rồi lại đi biền biệt. Mình không dám nghĩ sẽ có một ai dừng lại, ở bên mình trong suốt cuộc đời… Họ chỉ ghé thăm thôi rồi lại đi. Mình chưa bao giờ dám nghĩ, mình lấy được chồng”.
Thế nhưng, Đảo thì lại khác. Lên thăm Cảnh lần đầu tiên sau đó vài hôm anh lại lên. Anh bảo: “Tôi xuống Hà Nội hoàn thành công việc làm dở và có tiền để tàu xe, mua quà cho người yêu, rồi tôi lại lên tiếp. Tôi hỏi Cảnh: Em có cho anh lên thăm anh lần nữa không? Cảnh bảo lại: “Là bạn bè, anh cứ lên thăm em”.
Biết Cảnh trong người còn đang mang bệnh phổi nặng, lần thứ 2 lên thăm Cảnh, anh dẫn chị đi lấy thuốc. Đó là lần đầu tiên anh bế chị lên và xuống xe lăn. Cảm giác ấy thật bồi hồi. “Từ nhỏ vốn chưa từng chăm sóc người bị liệt nửa người, tay chân tôi rất run.
Thế nhưng nghĩ lại, người phụ nữ này cần mình nên tôi lấy hết cam đảm ôm cô ấy thật chặt vào trong lòng, cứ giữ khư khư như giữ em bé. Dần dần, tôi bế cô ấy bớt gượng gạo, chúng tôi nối nhau gần hơn qua những cái ôm…”.
Dù có luôn tay làm việc, ăn mặc nhếch nhác thì vẻ đẹp trai của Đảo cũng không bị che lấp. Hồi chưa cưới nhau, khi Đảo dẫn Cảnh ra đường rất nhiều người bàn tán. Có lần anh đưa chị sang Bắc Giang thăm người mẹ nuôi của chị, anh bế chị từ xe xuống bến rồi lòng vòng tìm chỗ đặt chị.
Có người hỏi anh, thì anh bảo hai người là vợ chồng. Đến nửa số người trong bến xe đứng ra nhìn anh và chị, họ chỉ chỏ: “Cái cậu kia nhìn đẹp trai, sáng sủa, trên đời hết con gái rồi sao mà lại lấy con liệt”. Cảnh đã đi một chặng đường dài và mệt, say xe… còn Đảo thì thương Cảnh đến xót lòng.
Lời thiên hạ bàn tán, Đảo không thấy ngại mà lại thấy thương Cảnh. Đảo lại tự dưng chảy nước mắt, giọt nước mắt mặn và ngọt trộn vào nhau càng làm Đảo quyết tâm lấy bằng được Cảnh làm vợ. Đảo bảo: “Người đời vô tâm, nếu người thân của họ bị vậy thì họ nghĩ gì? Họ có thương không? Tôi thương Cảnh thì tôi quyết lấy”.
Thật may mắn là bố mẹ anh Đảo khi nghe anh trình bày về duyên số với một cô gái tật nguyền quê ở Tuyên Quang lại không hề phản đối bởi ông bà cũng có một người con ốm yếu lấy được một người vợ bình thường.
Ông bà chỉ bảo: “Con đã nghĩ kĩ chưa? Nếu nghĩ kĩ thì bố chuẩn bị đi hỏi vợ cho con”. Ngược lại, mẹ chị Cảnh thì ngăn cấm kịch liệt. Bà bảo: “Con đã bị đau đớn trong đời nhiều rồi, mẹ sợ một người đàn ông trẻ hơn con, khỏe mạnh, đẹp đẽ hơn con thì sẽ không thể mang lại hạnh phúc cho con. Nếu họ bỏ con đi thì con lại đau đớn lần thứ hai”…
Thế nhưng, những lần miệt mài lên thăm của Đảo chinh phục chị Cảnh. Chị nghĩ đến hạnh phúc… dù trước đó nó xa vời trong ý nghĩ của chị.
Hạnh phúc và giấc mơ làm giàu
Đỗ Quốc Đảo và Nguyễn Thị Cảnh lấy nhau khi họ rất nghèo. Họ mượn một cái nhà bên ngoài đường Quốc Lộ để tìm kế sinh nhai. Anh Đảo tả lại cảnh thiếu thốn khi đó:
“Trong nhà không có những vật dụng tối thiểu như bát, đũa để dùng, vợ chồng không có phương tiện để đi lại... Thiếu thốn quá, tôi và vợ phải vay mượn ít tiền rồi đi vào Sài Gòn kiếm một ít vốn.
Khi đi làm, tiết kiệm được hơn 6 triệu thì hai vợ chồng lại về lại Tuyên Quang. Hơn 6 triệu khi ấy, chúng tôi mua sắm bát đĩa, nồi niêu, giường chiếu trong nhà”.
Không cam chịu sống khổ, anh chị vắt óc nghĩ cách làm giàu. Chị Cảnh mạnh dạn viết thư xin vay vốn để phát triển kinh tế. Có người thấy cảnh của chị, thương quá nên “từ thiện” hẳn 20 triệu. Khi có vốn, anh chị chọn việc trồng nấm để sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
Chị bồi hồi nhớ lại: “Đặt 20 triệu vào tay vợ chồng tôi, chẳng ai tin chúng tôi có thể nghĩ ra cách làm ăn… Thế nhưng, chính anh Đảo cất công đi nhiều chuyến xe xuống Hải Phòng chọn mua từng túi nấm mang về gieo trồng. Mùa nấm đầu tiên, nấm nở trắng những túi nấm chúng tôi treo trong xưởng”.
Hai vợ chồng anh chị cười thật tươi sau mỗi vụ nấm thành công. Gia đình anh chị dần sắm được nhiều vật dụng quan trọng, “sang trọng” hơn những cặp vợ chồng lành lặn tại địa phương. Nói đến gia đình anh Đảo- chị Cảnh, bây giờ ở địa phương thì ai cũng ngưỡng mộ.
Anh vẫn duy trì thói quen bế chị hằng ngày. Chỉ có điều, bây giờ anh bế chị nhẹ nhàng hơn. Chị áp má vào vai anh, anh nhấc bổng chị rồi bước đi một cách nhanh nhẹn… Anh vẫn sống với chị bằng tình cảm như buổi ban đầu:
“Khi tôi đi làm giúp việc ở nhà người khác, tôi hay từ chối ăn cơm cùng họ. Không phải tôi chê cơm nhà người ta mà nghĩ xót vợ ở nhà ăn cơm một mình”. Còn chị Cảnh thì vẫn luôn tự hào: “Anh bế chị cả hàng nghìn lần trong gần 3 năm qua. Anh là đôi chân đắc lực của chị”.
Hôm sau cái ngày tôi đến, anh Đảo chị Cảnh có chuyến đi về xuôi thăm gia đình anh. 6 giờ sáng, chuyến xe từ Chiêm Hóa bắt đầu về Hà Nội. Anh Đảo bế bổng rồi đưa vợ ngồi lên xe khách một cách nhẹ nhàng. Tiếp đó, anh nhanh tay gấp gọn chiếc xe lăn đưa cùng lên xe khách…
Thấy anh bế bổng người vợ bé nhỏ, tất cả mọi người nhìn theo đều mỉm cười. Họ chỉ kịp nói gọn “hạnh phúcđến thế là cùng”.

Phunutoday







***Home Improvement Loans: No Equity Needed. Up to $25,000. Fixed Rates. Low Payment. Instant App


***Need a Business Loan?: Borrow up to $25,000. Fixed Rates. Use for Any Purpose. Instant Application.


***Consolidate Your Debts : Lower Your Monthly Payment & Save. Fixed Rate Loans Up to $25,000.


***Low Rate Personal Loans : Borrow up to $25,000. Fast & Easy. Fixed Rates. No Hidden Fees. Apply Now
 
Back
Top