[h=2]Chấp nhận sự vất vả, khổ cực, những người phụ nữ nghèo đến từ các vùng quê xa xôi tìm đến bệnh viện để làm nghề ô sin cho người bệnh. Nghề này cũng đầy rủi ro, nhất là khi chăm sóc những bệnh nhân mắc các căn bệnh ung thư, bệnh xã hội... vào giai đoạn cuối.[/h]
Chăm người bệnh đến khi xuất viện, hoặc... đến khi qua đời
Để tìm một ô sin bệnh viện không khó, chỉ cần vào khuôn viên các bệnh viện lớn là dễ dàng bắt gặp những tốp ô sin đứng tụ tập thành nhóm. Họ chờ người nhà bệnh nhân đến làm hợp đồng rồi đưa đi nhận việc. Cuộc lựa chọn diễn ra giống như một buổi mặc cả giữa người mua và bán tại chợ lao động. Chỉ có điều công việc của một ô sin bệnh viện đặc biệt hơn, trước khi ký kết hợp đồng, những người chủ đưa ô sin ra công an phường làm giấy cam kết. Khi họ không hoàn thành công việc hoặc nghỉ việc trước thời hạn sẽ bị phạt gấp đôi tiền lương họ được nhận.
Chị Nguyễn Thị Hường đang chăm sóc cho một bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo ở bệnh viện Bạch Mai.
Ô sin bệnh viện không có việc làm ổn định. Phần lớn họ là những người phụ nữ trung tuổi, có hoàn cảnh khó khăn từ những vùng quê nghèo ra Hà Nội mưu sinh. Không có trình độ học vấn nên việc họ xin được một công việc ổn định, được hưởng các chế độ bảo hiểm là điều không dễ dàng. Theo chị Nguyễn Thị Hường (43 tuổi, quê ở Vĩnh Yên, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) người phụ nữ 10 năm thâm niên trong nghề: "Ô sin bệnh viện bắt nguồn từ chợ bán sức lao động tự do".
Chị Hường cũng như các chị em đang làm nghề đều xuất thân từ các chợ lao động. Ban đầu các chị được một số gia chủ thuê dọn dẹp nhà cửa cho người bệnh đã qua đời. Sau đó vì thấy các chị chăm chỉ, chịu khó nên một số chủ thuê về chăm sóc người bệnh nặng. Tiền công được tính theo giờ và họ phải làm những công việc như: Giặt giũ, tắm rửa, ăn uống, vệ sinh cho người bệnh... "Nếu người nào làm tốt thì may mắn được ký hợp đồng dài hạn. Nếu không, công việc bấp bênh, có ngày đứng phơi mặt ra mặc cả cũng chẳng được "mối" nào", chị Hường kể.
Tranh thủ giờ nghỉ trưa, chị Nguyễn Thị Út (28 tuổi, quê Ý Yên, Nam Định) ra ghế đá trong khuôn viên bệnh viện nghỉ ngơi. Do công việc vất vả và thời gian khắt khe nên đây là những giây phút hiếm hoi của chị. Không giấu quá khứ của mình, chị Út tâm sự: "Vốn là gái lỡ thì, nhà lại nghèo, nên tôi bỏ quê tìm đường ra Hà Nội kiếm sống. Thế nhưng, vì ngoại hình không nổi bật, lại thiếu trình độ học vấn nên dù đi mòn dép khắp phố thị, tôi vẫn không thể xin được một công việc tử tế để làm. Lang thang mãi, cuối cùng nhờ may mắn tôi gặp được một gia đình cần người chăm sóc một người bệnh nặng. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại khá vất vả, bởi người bệnh là một cụ ông bị bại liệt, phải nằm một góc giường. Vì vậy, công việc ngoài việc coi sóc bệnh nhân, mình còn là chiếc nạng di động bế, cõng người bệnh...".
Theo lời chị Út, phần lớn những người phụ nữ làm công việc ô sin bệnh viện là những người phụ nữ trung tuổi, có hoàn cảnh gia đình khó khăn bởi lẽ công việc này không chỉ vất vả mà còn rất phức tạp. Người bệnh là những người đã mất hết khả năng tự chăm sóc bản thân, không thể đi lại hoặc đã mất ý thức. Đặc biệt, không ít bệnh nhân mắc phải những căn bệnh lây nhiễm rất độc, thịt da thối rữa, chảy nước lênh láng, mùi hôi bốc lên không chịu được. Nhiều lần chăm sóc bệnh nhân, chị bị ám ảnh đến mức không ngủ được. Thế nhưng bù lại khi chăm sóc những bệnh nhân này, các chị sẽ được trả lương cao hơn, chế độ đãi ngộ cũng hậu hĩnh hơn những bệnh nhân bình thường.
Thường thì ô sin bệnh viện được người nhà bệnh nhân thuê trọn gói nghĩa là chăm sóc người bệnh đến khi xuất viện hoặc chết. Vì khách hàng là đối tượng phục vụ đặc biệt nên mức giá mà các chị ô sin bệnh viện nhận được cũng tương đối cao. Nếu ô sin bệnh viện được gia chủ làm hợp đồng thì sẽ được trả lương theo tháng, còn nếu được thuê theo giờ hoặc ngày thì sẽ được trả tiền ngay. Trung bình tiền lương một giờ của ô sin bệnh viện là từ 150 đến 300 nghìn đồng/ngày. Tùy vào điều kiện kinh tế của gia chủ hoặc tình trạng bệnh nhân có những chuyển biến tích cực.
Những người trót bén duyên với nghề ô sin bệnh viện tâm sự: Công việc của họ không chỉ vất vả mà còn tiềm ẩn đầy rủi ro. Bởi những bệnh nhân vào giai đoạn cuối thường mắc những căn bệnh lây nhiễm nghiêm trọng như: AIDS, ung thư... Căn bệnh có mức độ rủi ro càng cao thì giá tiền được trả cũng lớn hơn. Vì vậy, không ít những người phụ nữ vì điều kiện kinh tế mà sẵn sàng đánh cược số mệnh của mình.
Những người phụ nữ đang chờ được nhận chăm sóc người bệnh ở khuôn viên bệnh viện.
Tình người và những nỗi tủi nhục
Những năm gần đây dịch vụ ô sin bệnh viện đã không còn xa lạ ở Hà Nội. Đối với nhiều gia đình bệnh nhân, dịch vụ này như một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu. Có những gia đình sẵn sàng bỏ tiền ra thuê vài ô sin về chăm sóc một người bệnh. Vì thế, số lượng chị em phụ nữ từ vùng quê nghèo đổ về các bệnh viện lớn làm ô sin ngày càng nhiều.
Theo sự giới thiệu của chị Hường, chúng tôi tìm gặp chị Nguyễn Thị Tuyết, một ô sin bệnh viện có thâm niên. Chị Tuyết cũng là người có hoàn cảnh khó khăn nhất trong số các chị em mưu sinh ở bệnh viện Bạch Mai. Sau khi đưa bệnh nhân về phòng bệnh, chị Tuyết tranh thủ ra khuôn viên gặp gỡ các đồng nghiệp của mình để nói chuyện.
Chị Tuyết năm nay 40 tuổi, không gia đình, con cái, từ vùng quê Hà Giang nghèo khó, chị "trôi dạt" về Hà Nội đã gần 20 năm. Để tồn tại, chị phải làm nhiều công việc để mưu sinh, từ việc khuân vác hàng hóa ở các chợ đầu mối cho đến dọn dẹp nhà cửa, thông tắc bồn cầu vệ sinh. Chị sống lang thang ở các gầm cầu, mái hiên, và không ít lần phải đánh nhau để tranh giành chỗ ngủ. Sau những năm tháng sống lang bạt, chị quen được một người cùng quê làm nghề bán sức ở chợ lao động. Theo chân người bạn, chị lang thang ở khắp các chợ lao động tìm khách. Trong một lần vào bệnh viện dọn vệ sinh, chị được một gia đình thuê chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Những ngày đầu công việc còn lạ lẫm, chị bị ám ảnh, không ăn uống được gì. Có những hôm về nhà, trên người toàn mùi của người bệnh nồng nặc bốc lên khiến những người xung quanh rất khó chịu.
Sau một thời gian làm việc, chị Tuyết thấy công việc tuy vất vả nhưng kiếm ra tiền nên giới thiệu cho những người bạn cùng cảnh ngộ vào làm. Thời gian đầu, do còn lạ lẫm nên chị phải mở một lớp "huấn luyện", giúp các chị em nắm được các phương pháp chăm sóc người bệnh. Hiện tại, chị Tuyết là trưởng nhóm ô sin ở bệnh viện Bạch Mai, được các chị em coi như người chị cả tốt bụng và có trách nhiệm.
Tâm sự về công việc của mình, chị Tuyết nói: "Công việc tuy vất vả, nhưng lại có ý nghĩa, mình chăm sóc bệnh nhân phải bằng tâm, coi họ như người thân trong gia đình, thì mới kiên trì làm được lâu dài". Chị Tuyết cho rằng phần lớn các chị ô sin làm công việc này cũng xuất phát từ tâm và tình bởi nhiều người trong số họ không có gia đình, con cái nên họ coi những người bệnh như chính người thân của họ. Mặc dù vậy, chị Tuyết cũng buồn bã cho biết, không ít gia đình bệnh nhân có cái nhìn miệt thị, coi họ là những lao động bẩn thỉu. Thậm chí có gia đình phân biệt đối xử ngay trong bữa ăn và chỗ ngủ. Nhưng vì hoàn cảnh, vì chốn mưu sinh nên những người mang thân phận "ô sin" đặc biệt này đều vui vẻ chấp nhận.
Câu chuyện của chúng tôi với chị Tuyết bị gián đoạn bởi tiếng chuông điện thoại của gia chủ. Không kịp nói lời chào chúng tôi, chị tất tưởi chạy đi. Nhìn vẻ gấp gáp của chị, chúng tôi phần nào hiểu được nỗi niềm của những ô sin bệnh viện ở đây.
Nhật Tân
Chăm người bệnh đến khi xuất viện, hoặc... đến khi qua đời
Để tìm một ô sin bệnh viện không khó, chỉ cần vào khuôn viên các bệnh viện lớn là dễ dàng bắt gặp những tốp ô sin đứng tụ tập thành nhóm. Họ chờ người nhà bệnh nhân đến làm hợp đồng rồi đưa đi nhận việc. Cuộc lựa chọn diễn ra giống như một buổi mặc cả giữa người mua và bán tại chợ lao động. Chỉ có điều công việc của một ô sin bệnh viện đặc biệt hơn, trước khi ký kết hợp đồng, những người chủ đưa ô sin ra công an phường làm giấy cam kết. Khi họ không hoàn thành công việc hoặc nghỉ việc trước thời hạn sẽ bị phạt gấp đôi tiền lương họ được nhận.
Chị Nguyễn Thị Hường đang chăm sóc cho một bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo ở bệnh viện Bạch Mai.
Ô sin bệnh viện không có việc làm ổn định. Phần lớn họ là những người phụ nữ trung tuổi, có hoàn cảnh khó khăn từ những vùng quê nghèo ra Hà Nội mưu sinh. Không có trình độ học vấn nên việc họ xin được một công việc ổn định, được hưởng các chế độ bảo hiểm là điều không dễ dàng. Theo chị Nguyễn Thị Hường (43 tuổi, quê ở Vĩnh Yên, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) người phụ nữ 10 năm thâm niên trong nghề: "Ô sin bệnh viện bắt nguồn từ chợ bán sức lao động tự do".
Chị Hường cũng như các chị em đang làm nghề đều xuất thân từ các chợ lao động. Ban đầu các chị được một số gia chủ thuê dọn dẹp nhà cửa cho người bệnh đã qua đời. Sau đó vì thấy các chị chăm chỉ, chịu khó nên một số chủ thuê về chăm sóc người bệnh nặng. Tiền công được tính theo giờ và họ phải làm những công việc như: Giặt giũ, tắm rửa, ăn uống, vệ sinh cho người bệnh... "Nếu người nào làm tốt thì may mắn được ký hợp đồng dài hạn. Nếu không, công việc bấp bênh, có ngày đứng phơi mặt ra mặc cả cũng chẳng được "mối" nào", chị Hường kể.
Tranh thủ giờ nghỉ trưa, chị Nguyễn Thị Út (28 tuổi, quê Ý Yên, Nam Định) ra ghế đá trong khuôn viên bệnh viện nghỉ ngơi. Do công việc vất vả và thời gian khắt khe nên đây là những giây phút hiếm hoi của chị. Không giấu quá khứ của mình, chị Út tâm sự: "Vốn là gái lỡ thì, nhà lại nghèo, nên tôi bỏ quê tìm đường ra Hà Nội kiếm sống. Thế nhưng, vì ngoại hình không nổi bật, lại thiếu trình độ học vấn nên dù đi mòn dép khắp phố thị, tôi vẫn không thể xin được một công việc tử tế để làm. Lang thang mãi, cuối cùng nhờ may mắn tôi gặp được một gia đình cần người chăm sóc một người bệnh nặng. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại khá vất vả, bởi người bệnh là một cụ ông bị bại liệt, phải nằm một góc giường. Vì vậy, công việc ngoài việc coi sóc bệnh nhân, mình còn là chiếc nạng di động bế, cõng người bệnh...".
Theo lời chị Út, phần lớn những người phụ nữ làm công việc ô sin bệnh viện là những người phụ nữ trung tuổi, có hoàn cảnh gia đình khó khăn bởi lẽ công việc này không chỉ vất vả mà còn rất phức tạp. Người bệnh là những người đã mất hết khả năng tự chăm sóc bản thân, không thể đi lại hoặc đã mất ý thức. Đặc biệt, không ít bệnh nhân mắc phải những căn bệnh lây nhiễm rất độc, thịt da thối rữa, chảy nước lênh láng, mùi hôi bốc lên không chịu được. Nhiều lần chăm sóc bệnh nhân, chị bị ám ảnh đến mức không ngủ được. Thế nhưng bù lại khi chăm sóc những bệnh nhân này, các chị sẽ được trả lương cao hơn, chế độ đãi ngộ cũng hậu hĩnh hơn những bệnh nhân bình thường.
Thường thì ô sin bệnh viện được người nhà bệnh nhân thuê trọn gói nghĩa là chăm sóc người bệnh đến khi xuất viện hoặc chết. Vì khách hàng là đối tượng phục vụ đặc biệt nên mức giá mà các chị ô sin bệnh viện nhận được cũng tương đối cao. Nếu ô sin bệnh viện được gia chủ làm hợp đồng thì sẽ được trả lương theo tháng, còn nếu được thuê theo giờ hoặc ngày thì sẽ được trả tiền ngay. Trung bình tiền lương một giờ của ô sin bệnh viện là từ 150 đến 300 nghìn đồng/ngày. Tùy vào điều kiện kinh tế của gia chủ hoặc tình trạng bệnh nhân có những chuyển biến tích cực.
Những người trót bén duyên với nghề ô sin bệnh viện tâm sự: Công việc của họ không chỉ vất vả mà còn tiềm ẩn đầy rủi ro. Bởi những bệnh nhân vào giai đoạn cuối thường mắc những căn bệnh lây nhiễm nghiêm trọng như: AIDS, ung thư... Căn bệnh có mức độ rủi ro càng cao thì giá tiền được trả cũng lớn hơn. Vì vậy, không ít những người phụ nữ vì điều kiện kinh tế mà sẵn sàng đánh cược số mệnh của mình.
Những người phụ nữ đang chờ được nhận chăm sóc người bệnh ở khuôn viên bệnh viện.
Tình người và những nỗi tủi nhục
Những năm gần đây dịch vụ ô sin bệnh viện đã không còn xa lạ ở Hà Nội. Đối với nhiều gia đình bệnh nhân, dịch vụ này như một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu. Có những gia đình sẵn sàng bỏ tiền ra thuê vài ô sin về chăm sóc một người bệnh. Vì thế, số lượng chị em phụ nữ từ vùng quê nghèo đổ về các bệnh viện lớn làm ô sin ngày càng nhiều.
Theo sự giới thiệu của chị Hường, chúng tôi tìm gặp chị Nguyễn Thị Tuyết, một ô sin bệnh viện có thâm niên. Chị Tuyết cũng là người có hoàn cảnh khó khăn nhất trong số các chị em mưu sinh ở bệnh viện Bạch Mai. Sau khi đưa bệnh nhân về phòng bệnh, chị Tuyết tranh thủ ra khuôn viên gặp gỡ các đồng nghiệp của mình để nói chuyện.
Chị Tuyết năm nay 40 tuổi, không gia đình, con cái, từ vùng quê Hà Giang nghèo khó, chị "trôi dạt" về Hà Nội đã gần 20 năm. Để tồn tại, chị phải làm nhiều công việc để mưu sinh, từ việc khuân vác hàng hóa ở các chợ đầu mối cho đến dọn dẹp nhà cửa, thông tắc bồn cầu vệ sinh. Chị sống lang thang ở các gầm cầu, mái hiên, và không ít lần phải đánh nhau để tranh giành chỗ ngủ. Sau những năm tháng sống lang bạt, chị quen được một người cùng quê làm nghề bán sức ở chợ lao động. Theo chân người bạn, chị lang thang ở khắp các chợ lao động tìm khách. Trong một lần vào bệnh viện dọn vệ sinh, chị được một gia đình thuê chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Những ngày đầu công việc còn lạ lẫm, chị bị ám ảnh, không ăn uống được gì. Có những hôm về nhà, trên người toàn mùi của người bệnh nồng nặc bốc lên khiến những người xung quanh rất khó chịu.
Sau một thời gian làm việc, chị Tuyết thấy công việc tuy vất vả nhưng kiếm ra tiền nên giới thiệu cho những người bạn cùng cảnh ngộ vào làm. Thời gian đầu, do còn lạ lẫm nên chị phải mở một lớp "huấn luyện", giúp các chị em nắm được các phương pháp chăm sóc người bệnh. Hiện tại, chị Tuyết là trưởng nhóm ô sin ở bệnh viện Bạch Mai, được các chị em coi như người chị cả tốt bụng và có trách nhiệm.
Tâm sự về công việc của mình, chị Tuyết nói: "Công việc tuy vất vả, nhưng lại có ý nghĩa, mình chăm sóc bệnh nhân phải bằng tâm, coi họ như người thân trong gia đình, thì mới kiên trì làm được lâu dài". Chị Tuyết cho rằng phần lớn các chị ô sin làm công việc này cũng xuất phát từ tâm và tình bởi nhiều người trong số họ không có gia đình, con cái nên họ coi những người bệnh như chính người thân của họ. Mặc dù vậy, chị Tuyết cũng buồn bã cho biết, không ít gia đình bệnh nhân có cái nhìn miệt thị, coi họ là những lao động bẩn thỉu. Thậm chí có gia đình phân biệt đối xử ngay trong bữa ăn và chỗ ngủ. Nhưng vì hoàn cảnh, vì chốn mưu sinh nên những người mang thân phận "ô sin" đặc biệt này đều vui vẻ chấp nhận.
Câu chuyện của chúng tôi với chị Tuyết bị gián đoạn bởi tiếng chuông điện thoại của gia chủ. Không kịp nói lời chào chúng tôi, chị tất tưởi chạy đi. Nhìn vẻ gấp gáp của chị, chúng tôi phần nào hiểu được nỗi niềm của những ô sin bệnh viện ở đây.
Người bạn lúc cuối đời của bệnh nhân Chị Nguyễn Thị Tuyết, 40 tuổi quê ở Hà Giang, làm giúp việc tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội tâm sự: "Hầu hết bệnh nhân cần thuê người chăm đều bị bệnh nặng và là người cao tuổi phải nằm viện lâu. Nhiều người vào nghề lâu năm có kinh nghiệm, hết ca lại được người nhà bệnh nhân giới thiệu cho ca mới. Có những người sống ở viện quanh năm, ngày hết việc ngủ hành lang, ngày có việc thì ngủ gật bên giường bệnh. Chăm sóc người bệnh lâu, tự dưng mình trở thành người thân, người bạn của họ, đặc biệt đối với những người bệnh "gần đất xa trời". |