Tấm bằng đại học quý hơn vàng
Chúng tôi tìm về nhà già làng Bh'riu-Pố (SN 1949, ở thôn Azớh, xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) trong một ngày mây mù phủ đầy đỉnh núi. Bên tách chè rừng thơm nồng vị đặc trưng, già làng Bh'riu-Pố kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời của mình. Ông sinh ra trong một gia đình người dân tộc Cơ Tu có truyền thống cách mạng khi cha đã sớm đi theo tiếng gọi của đất nước. Trong những năm chiến tranh khốc liệt, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương đưa con em người dân tộc, các chiến sỹ đang sinh sống chiến đấu trong lòng địch ra phía Bắc học tập để đào tạo các em trở thành cán bộ nguồn, nòng cốt ở các địa phương phục vụ cho cuộc chiến đấu trường kỳ sau này. Bh'riu-Pố là người Cơ Tu duy nhất ở khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng được chọn năm 1960.
Tự tay chăm sóc và nghiên cứu các loại dược liệu quý trong vườn nhà.
Khi được 11 tuổi, Bh'riu-Pố từ Trường Sơn hùng vĩ vượt qua chặng đường hơn 1.000km đầy nguy hiểm đến Hà Nội bắt đầu cuộc sống tự lập một mình. Cậu bé có dáng người nhỏ thó, đen nhẻm phải bắt đầu một cuộc sống nơi đất khách quê người mà không có sự giúp đỡ của gia đình. Già làng Bh'riu-Pố chia sẻ: "Do chưa quen với tiếng Việt nên việc giao tiếp với các bạn cùng lớp rất bất tiện. Hơn nữa có nhiều bạn đến từ các dân tộc khác nên ngôn ngữ cũng khác nhau hoàn toàn. Đó là khoảng thời gian khó khăn nhất trong việc học tập của tôi nhưng cũng nhờ đó mà tôi biết thêm được nhiều ngôn ngữ". Cuộc sống khó khăn song những ngày đầu ở trường trung học phổ thông dân tộc Trung ương nhanh chóng trôi qua khi ông cùng những bạn bè của mình say mê bên trang sách. Thế nhưng yên ổn chẳng được bao lâu, ông cùng các bạn học phải di chuyển khỏi Thủ đô để tránh khỏi sự bắn phá của giặc Mỹ.
Chiến tranh ngày càng ác liệt khiến ông cùng các bạn của mình phải liên tục thay đổi chỗ ăn ở, học tập. Năm 1964, hơn 4.000 nghìn học sinh của trường phải trải qua cuộc hành trình gian nan di chuyển từ Chi Lê (tỉnh Hòa Bình) lên Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn). Năm 1966, một lần nữa để tránh sự càn quét của địch, những đứa trẻ cùng thế hệ với ông được các vị lãnh đạo lúc bấy giờ quyết định đưa sang Quế Lâm (Trung Quốc) để sinh sống và tiếp tục học tập. Chưa dừng lại ở đó, năm 1968, khi tình hình Trung Quốc có biến, Bh'riu-Pố cùng tất cả các bạn lại khăn gói lên đường về nước.
Dù bị gián đoạn nhiều lần, nhưng niềm say mê với con chữ trong Bh'riu-Pố vẫn luôn được nuôi dưỡng mỗi ngày. Năm 1972, khi hoàn thiện bậc học phổ thông, ông nhận được quyết định tiếp tục cho đi học ở trường đại học Sư phạm Thái Nguyên (tiền thân của đại học Thái Nguyên ngày nay). Trong khi các bạn cùng lứa khác lựa chọn các môn học vừa sức như Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý thì ông lại chọn cho mình chuyên ngành Sinh vật học - một ngành được coi là khó nhất lúc bấy giờ khi đem so sánh với các ngành khác. Bh'riu-Pố nói: "Lúc đó, mọi người ai cũng chọn những ngành sư phạm nhưng tôi lại không thích điều đó, tôi sinh ra ở núi rừng nên thích ngành học có liên quan đến động và thực vật".
Chiến tranh liên miên, kinh tế khó khăn khiến cho tài liệu tham khảo và thiết bị hỗ trợ ngành học của ông càng hiếm. Nhiều cô cậu sinh viên đã phải bỏ dở việc học của mình cũng như xin chuyển sang các môn học khác. Nhưng với niềm say mê sự kỳ diệu nơi cây cỏ, Bh'riu-Pố đã miệt mài trong học tập ngày này qua tháng nọ mà không hề có chút nản lòng. Đến năm 1977, người con của núi rừng Trường Sơn đã hoàn thành chương trình, mang về cho đồng bào mình tấm bằng đại học chuyên ngành sinh vật học.
Bh'riu-Pố bên các bằng khen ghi nhận sự cống hiến của mình cho quê hương, đất nước.
Chữa bệnh cứu người
Chưa kịp nghỉ ngơi sau khoảng thời gian học tập, cầm tấm bằng đại học trên tay cũng là lúc Bh'riu-Pố nhận được lệnh điều về giảng dạy ở một huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế. Với một lòng muốn cống hiến cho quê hương, cho vùng đất mình sinh ra, nên sau nhiều lần xin chuyển công tác cuối cùng nguyện vọng của ông cũng thành hiện thực. Năm 1981, ông được chuyển về công tác ở huyện Hiên (hai huyện miền núi Tây Giang và Đông Giang hiện nay) lần lượt giữ các chức vụ khác nhau từ nhỏ đến lớn. Lúc đầu làm chuyên viên phòng giáo dục, rồi về làm Hiệu trưởng trường trung học phổ thông, sau đó ông chuyển về làm Chủ tịch, rồi Bí thư xã Lăng (huyện Tây Giang). Năm 2005, sau nhiều năm nắm các cương vị chủ chốt của địa phương, ông xin nghỉ hưu để cho thế hệ trẻ kế cận thể hiện khả năng của mình.
Dù những năm tháng mệt nhọc với công việc của một lãnh đạo nhưng niềm đam mê với những nghiên cứu trong ngành sinh vật vẫn chưa khi nào dứt. Ông Bh'riu-Pố kể: Mặc dù rất đam mê nghiên cứu sinh vật nhưng do điều kiện không cho phép nên chỉ dừng lại ở mức độ bề ngoài. Lúc đó, có một tiến sĩ tên Ngô Trại thuộc Viện dược liệu Trung ương đến vùng đất Tây Giang hùng vĩ để tìm kiếm các loại thuốc quý hiếm. Biết Bh'riu-Pố từng học đại học chuyên ngành sinh vật học, lại là người địa phương am hiểu đường đi lối lại, nên tiến sĩ Trại đã mời ông làm người dẫn đường và cùng mình nghiên cứu về sinh vật nơi đây. Thời cơ để mình thực hiện ước mơ đã đến, Bh'riu-Pố nhanh chóng gác lại mọi công việc theo tiến sĩ Trại lên đường. Bh'riu-Pố tâm sự: "Đề tài nghiên cứu của anh Trại đã giúp tôi có cơ hội đi sâu với niềm đam mê nghiên cứu của mình. Tôi và anh đã tìm ra được rất nhiều dược liệu quý hiếm cho nền y học Việt Nam và cũng nhờ anh mà tôi biết được thêm nhiều kiến thức bổ ích".
Sau chuyến đi xuyên rừng ngắn ngày đó, bất chấp công việc bộn bề, hàng ngày, ông vẫn dành thời gian nghiên cứu bằng cách chăm sóc, nhân giống các thảo dược mới và áp dụng thử nghiệm vào thực tiễn. Bằng kiến thức chuyên môn mà mình được học Bh'riu-Pố đã cho ra đời hàng nghìn gốc cây ba kích, có tác dụng bồi bổ tứ chi, cường dương mà dân gian hay ví von "ông uống bà khen hay" và nhiều công dụng khác.
Bên cạnh đó, ông còn trồng và tìm hiểu sâu thêm rất nhiều loại cây khác. Trong đó ông nâng niu nhất là giống cây mật nhân và cây "bảy lá một hoa". Lý giải về loài cây độc nhất vô nhị ở Việt Nam, Bh'riu-Pố tâm đắc: "Cây "bảy lá một hoa" là loại thân thảo, mọc nhiều ở những nơi ẩm ướt, chúng có thể có từ 4 đến 9 lá, không bao giờ gặp cây 3 lá hay 10 lá, nhiều nhất là cây có 7 lá. Dù có bao nhiêu lá nhưng chúng chỉ có duy nhất một hoa nên gọi là cây “bảy lá một hoa”.
Theo tài liệu của giáo sư Đỗ Tất Lợi mà ông giữ như "báu vật" của riêng mình thì loại cây này có tác dụng chữa cực tốt vết rắn, côn trùng độc cắn, mụn nhọt... Khi kết hợp ngâm với các loại rượu thì có tác dụng bài tiết các chất độc cơ thể ra ngoài. Chính nhờ tác dụng thần kỳ của loại cây độc nhất vô nhị này, kết hợp với các bài thuốc đơn giản mà ông tự học qua các tài liệu y học, rất nhiều người dân trong làng bị các loài rắn độc cắn đã được Bh'riu-Pố chữa khỏi.
N.CƯỜNG - DU NGOẠN
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Chúng tôi tìm về nhà già làng Bh'riu-Pố (SN 1949, ở thôn Azớh, xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) trong một ngày mây mù phủ đầy đỉnh núi. Bên tách chè rừng thơm nồng vị đặc trưng, già làng Bh'riu-Pố kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời của mình. Ông sinh ra trong một gia đình người dân tộc Cơ Tu có truyền thống cách mạng khi cha đã sớm đi theo tiếng gọi của đất nước. Trong những năm chiến tranh khốc liệt, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương đưa con em người dân tộc, các chiến sỹ đang sinh sống chiến đấu trong lòng địch ra phía Bắc học tập để đào tạo các em trở thành cán bộ nguồn, nòng cốt ở các địa phương phục vụ cho cuộc chiến đấu trường kỳ sau này. Bh'riu-Pố là người Cơ Tu duy nhất ở khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng được chọn năm 1960.
Tự tay chăm sóc và nghiên cứu các loại dược liệu quý trong vườn nhà.
Khi được 11 tuổi, Bh'riu-Pố từ Trường Sơn hùng vĩ vượt qua chặng đường hơn 1.000km đầy nguy hiểm đến Hà Nội bắt đầu cuộc sống tự lập một mình. Cậu bé có dáng người nhỏ thó, đen nhẻm phải bắt đầu một cuộc sống nơi đất khách quê người mà không có sự giúp đỡ của gia đình. Già làng Bh'riu-Pố chia sẻ: "Do chưa quen với tiếng Việt nên việc giao tiếp với các bạn cùng lớp rất bất tiện. Hơn nữa có nhiều bạn đến từ các dân tộc khác nên ngôn ngữ cũng khác nhau hoàn toàn. Đó là khoảng thời gian khó khăn nhất trong việc học tập của tôi nhưng cũng nhờ đó mà tôi biết thêm được nhiều ngôn ngữ". Cuộc sống khó khăn song những ngày đầu ở trường trung học phổ thông dân tộc Trung ương nhanh chóng trôi qua khi ông cùng những bạn bè của mình say mê bên trang sách. Thế nhưng yên ổn chẳng được bao lâu, ông cùng các bạn học phải di chuyển khỏi Thủ đô để tránh khỏi sự bắn phá của giặc Mỹ.
5 lần được gặp Bác HồBh'riu-Pố cho biết trong thời gian đang theo học ở trường trung học phổ thông dân tộc Trung ương ở Mê Linh - Hà Nội từ 1961-1964, ông đã 5 lần vinh dự được gặp Bác. Ông chia sẻ mỗi lần đến thăm các "hạt giống đỏ" của miền Nam lúc bấy giờ, dù bận đến đâu nhưng Bác cũng đều dành thời gian đi kiểm tra nơi ăn, chốn ở của toàn bộ học sinh. |
Dù bị gián đoạn nhiều lần, nhưng niềm say mê với con chữ trong Bh'riu-Pố vẫn luôn được nuôi dưỡng mỗi ngày. Năm 1972, khi hoàn thiện bậc học phổ thông, ông nhận được quyết định tiếp tục cho đi học ở trường đại học Sư phạm Thái Nguyên (tiền thân của đại học Thái Nguyên ngày nay). Trong khi các bạn cùng lứa khác lựa chọn các môn học vừa sức như Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý thì ông lại chọn cho mình chuyên ngành Sinh vật học - một ngành được coi là khó nhất lúc bấy giờ khi đem so sánh với các ngành khác. Bh'riu-Pố nói: "Lúc đó, mọi người ai cũng chọn những ngành sư phạm nhưng tôi lại không thích điều đó, tôi sinh ra ở núi rừng nên thích ngành học có liên quan đến động và thực vật".
Chiến tranh liên miên, kinh tế khó khăn khiến cho tài liệu tham khảo và thiết bị hỗ trợ ngành học của ông càng hiếm. Nhiều cô cậu sinh viên đã phải bỏ dở việc học của mình cũng như xin chuyển sang các môn học khác. Nhưng với niềm say mê sự kỳ diệu nơi cây cỏ, Bh'riu-Pố đã miệt mài trong học tập ngày này qua tháng nọ mà không hề có chút nản lòng. Đến năm 1977, người con của núi rừng Trường Sơn đã hoàn thành chương trình, mang về cho đồng bào mình tấm bằng đại học chuyên ngành sinh vật học.
Bh'riu-Pố bên các bằng khen ghi nhận sự cống hiến của mình cho quê hương, đất nước.
Chữa bệnh cứu người
Người giữ gìn truyền thốngAnh Nguyễn Chí Toàn, Trưởng phòng Văn hóa-thông tin huyện Tây Giang cho biết: "Bh'riu-Pố là một già làng uy tín, ông đã góp phần không nhỏ giúp cho đồng bào nơi đây thoát khỏi cảnh lạc hậu. Ông là người Cơ Tu đầu tiên có bằng đại học với kiến thức vô cùng phong phú. Không chỉ như vậy, ông còn là một nghệ nhân điêu khắc giỏi góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa người Cơ Tu trên quê hương của mình". |
Dù những năm tháng mệt nhọc với công việc của một lãnh đạo nhưng niềm đam mê với những nghiên cứu trong ngành sinh vật vẫn chưa khi nào dứt. Ông Bh'riu-Pố kể: Mặc dù rất đam mê nghiên cứu sinh vật nhưng do điều kiện không cho phép nên chỉ dừng lại ở mức độ bề ngoài. Lúc đó, có một tiến sĩ tên Ngô Trại thuộc Viện dược liệu Trung ương đến vùng đất Tây Giang hùng vĩ để tìm kiếm các loại thuốc quý hiếm. Biết Bh'riu-Pố từng học đại học chuyên ngành sinh vật học, lại là người địa phương am hiểu đường đi lối lại, nên tiến sĩ Trại đã mời ông làm người dẫn đường và cùng mình nghiên cứu về sinh vật nơi đây. Thời cơ để mình thực hiện ước mơ đã đến, Bh'riu-Pố nhanh chóng gác lại mọi công việc theo tiến sĩ Trại lên đường. Bh'riu-Pố tâm sự: "Đề tài nghiên cứu của anh Trại đã giúp tôi có cơ hội đi sâu với niềm đam mê nghiên cứu của mình. Tôi và anh đã tìm ra được rất nhiều dược liệu quý hiếm cho nền y học Việt Nam và cũng nhờ anh mà tôi biết được thêm nhiều kiến thức bổ ích".
Sau chuyến đi xuyên rừng ngắn ngày đó, bất chấp công việc bộn bề, hàng ngày, ông vẫn dành thời gian nghiên cứu bằng cách chăm sóc, nhân giống các thảo dược mới và áp dụng thử nghiệm vào thực tiễn. Bằng kiến thức chuyên môn mà mình được học Bh'riu-Pố đã cho ra đời hàng nghìn gốc cây ba kích, có tác dụng bồi bổ tứ chi, cường dương mà dân gian hay ví von "ông uống bà khen hay" và nhiều công dụng khác.
Bên cạnh đó, ông còn trồng và tìm hiểu sâu thêm rất nhiều loại cây khác. Trong đó ông nâng niu nhất là giống cây mật nhân và cây "bảy lá một hoa". Lý giải về loài cây độc nhất vô nhị ở Việt Nam, Bh'riu-Pố tâm đắc: "Cây "bảy lá một hoa" là loại thân thảo, mọc nhiều ở những nơi ẩm ướt, chúng có thể có từ 4 đến 9 lá, không bao giờ gặp cây 3 lá hay 10 lá, nhiều nhất là cây có 7 lá. Dù có bao nhiêu lá nhưng chúng chỉ có duy nhất một hoa nên gọi là cây “bảy lá một hoa”.
Theo tài liệu của giáo sư Đỗ Tất Lợi mà ông giữ như "báu vật" của riêng mình thì loại cây này có tác dụng chữa cực tốt vết rắn, côn trùng độc cắn, mụn nhọt... Khi kết hợp ngâm với các loại rượu thì có tác dụng bài tiết các chất độc cơ thể ra ngoài. Chính nhờ tác dụng thần kỳ của loại cây độc nhất vô nhị này, kết hợp với các bài thuốc đơn giản mà ông tự học qua các tài liệu y học, rất nhiều người dân trong làng bị các loài rắn độc cắn đã được Bh'riu-Pố chữa khỏi.
N.CƯỜNG - DU NGOẠN
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn