Chuyện về người phụ nữ hơn 40 năm “chống” lại Hà Bá

Jolie

Member
[h=2]60 tuổi thì có tới hơn 40 năm bà Trần Thị Bình (dốc Chèm, xã Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội) “làm phúc cho đời”. Từ vớt xác, bốc mộ, chữa bệnh bằng thuốc cổ truyền rồi làm “nhà ngoại cảm” bất đắc dĩ… chỉ cần có ai tới tìm, bà đều xắn tay áo, mang theo dụng cụ rồi lên đường. Chính vì thế bà được mọi người gọi bằng cái tên thân mật: bà Bình “xác”.[/h]"Nghề" làm phúc cho đời
Vừa tới dốc Chèm hỏi thăm nhà bà Bình hay đi vớt xác, một đứa trẻ chừng lên 8 tuổi kêu to: "A, bà Bình 'xác'", rồi bé chạy nhanh lên phía trước, tay không ngừng ra hiệu cho chúng tôi đi theo. Nhiều người còn gọi bà là u Bình.
Ngôi nhà cấp 4 của u Bình nằm xiêu vẹo ở ngay đầu một con ngõ. Tay vẫn đang xếp lại những mũi câu và từng đoạn lưới, thay cho câu chào, u Bình cười, nụ cười sảng khoái khác xa với cái tuổi 60 của u. Những đồ nghề ấy đã trở thành tri kỉ với u, tuy cũng có lúc nó làm u bị đau.
Bà bảo: Hành nghề chỉ với những dụng cụ đơn giản vậy thôi. Đó là dây câu vuông với vô số lưỡi câu sắc nhọn thả hờ. Dụng cụ này được mắc vào hai chiếc thuyền giăng ngang quanh khu vực nghi là có nạn nhân, thả xuống nước và kéo đi kéo lại. Nếu gặp thi thể, lưỡi câu mắc vào áo quần nạn nhân.
Người vớt kéo nhẹ thi thể đến gần thuyền rồi nhảy xuống buộc nạn nhân vào dây thừng để kéo vào bờ. Có những thi thể nạn nhân đã bị phân hủy, khi móc động vào đã tan ra ngay. Lúc ấy bà lại phải làm lễ cúng, trong lòng mới thấy thanh thản.
1362714273016.jpg

Cuộc đời bà Bình "xác" là những năm tháng rong ruổi mọi miền sông nước để vớt xác làm phúc cho đời.

Nhưng khi vừa hỏi thăm về cuộc đời và những ngày “chống lại Hà Bá” của u Bình, chúng tôi đã nhận được tiếng thở dài mở đầu câu chuyện: “Khúc sông Hồng chảy qua dốc Chèm đã chứng kiến biết bao cái chết đau thương về sông nước. Mỗi lần vớt được một cái xác lên, nhất là những vụ tử tự, thương thì ít, tôi giận họ thì nhiều”.
Bà Bình vớt xác cứu người từ năm 17 tuổi. Kí ức về những ngày một cô thiếu nữ tuổi cập kê theo bố đi dong duổi khắp nơi để vớt xác rồi bốc mộ không bao giờ phai trong bà. Lúc đầu bà cũng sợ lắm nhưng sự động viên của bố rồi cái cảnh nghèo, giọt nước mắt của những gia đình có người chết đuối đã khiến bà quyết tâm theo nghề.
Ba đời sống trên sông nước là cả ba đời đều chịu cảnh nghèo đói. Bà Bình kể lại: Bà là con cả trong gia đình có 5 chị em. Ngày ấy, nhà bà nghèo lắm. Có những lúc nhìn thấy hàng xóm nấu cơm, hương tỏa lên thơm phức, thấy các em đói nhưng bà ngại không dám sang xin, lại bơi vào bờ kiếm từng mẩu khoai về luộc cho các em. Có những hôm bơi trên sông, đói quá không bơi nổi, hai bố con cứ đoạn dừng, đoạn bơi… Vì nghèo bà cũng chỉ học hết lớp ba.
Bà Bình nhớ mãi mùa lũ năm 1971, khi vừa tròn 17 tuổi. Thời tiết khắc nghiệt, lũ dâng cao làm ngập úng nhiều nơi. Khúc sông gia đình bà sinh sống từ Dầy Kẻ (Đan Phượng) đến Xù Gạ (Tây Hồ) chìm trong biển nước. Ngày ấy, lũ to lắm đã cuốn phăng nhiều nóc nhà, cướp đi nhiều sinh mạng. “Thấy nhiều người bị cuốn trong dòng lũ dữ, bố tôi chỉ kịp hét lên một câu “cứu được ai thì cứu” và lao con thuyền nhỏ theo dòng nước.
Cứ thế mấy anh chị em tôi cũng lao theo. Nhào xuống dòng sông để giành giật lại sự sống cho những người chới với trước lưỡi hái tử thần. Từ đó gia đình tôi theo nghiệp cứu người, vớt xác mà không dứt được”, bà Bình kể.
1362714273019.jpg

Bà Bình không nhớ hết mình đã vớt được bao nhiêu xác người trôi sông.

40 năm trong nghề, năm nào bà cũng vớt được xác chết, nhiều quá rồi nên bà không nhớ nổi mình đã vớt được bao nhiêu xác, người lớn tuổi nhất là bao nhiêu, người ít tuổi nhất sinh năm nào. “Nhớ làm gì, đó là những câu chuyện buồn, xong rồi thì cho nó qua đi”, bà Bình nói.
Vớt được nhiều xác trôi sông là vậy nhưng bà Bình vẫn ở trong ngôi nhà xiêu vẹo. Biết chúng tôi đang thắc mắc, bà cười lớn: “Tôi làm cái này chỉ là để phúc cho đời. Ai ghi nhận công của mình thì cho vài ba trăm, không thì chỉ nhận về là những lời cảm ơn, chén nước. Có lần vớt xác cho gia đình nghèo, họ không có tiền trả, tôi phải bán con chó rồi trả công cho anh em đi cùng. Có người tôi vớt xác lên xong, họ biết là con cháu mình nhưng cũng bỏ mặc không nhận mang về, tôi lại bỏ tiền ra mai táng cho họ”.
Trong ngôi nhà bà Bình, trên bàn thờ, bát hương cũng đang nghi ngút khói. Hướng đôi mắt về bức ảnh của một thanh niên, bà thở dài cho biết: Cảnh sống “không gia đình”, bà lập bát hương thờ anh và coi như con cháu trong nhà. Đó là sự làm phúc. Bà Bình bảo, trong nhà bà lúc nào cũng có sẵn tiền vàng dành cho người âm và coi đó cũng là đồ nghề theo mình trong những lúc vớt xác, bốc mộ.
Đã là "nghề" làm phúc thì không lo thất truyền
Ngôi nhà bên cạnh, không có vách ngăn với nhà bà Bình, 3 – 4 người cũng đang tụ lại, thấy có người tới thăm bà Bình “xác”, họ cũng bắt đầu bàn tán câu chuyện những ngày bà lặn ngụp dưới sóng nước sông Hồng để tìm người chết đuối. Mùa đông cũng như mùa hè, cứ có người tới tìm bà đều đi. Nhiều con sông khắp từ Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình… đều in bóng của bà.
Bà Bình có thể lặn dưới nước chừng 10 – 15 phút. Từ tháng 4/2012 tới nay bà cũng vớt được gần chục cái xác. Đỉnh điểm có đến một tháng 4 lần bà đi dọc con sông Hồng với chiếc lưới cào móc. Thậm chí có những xác chết đã thối rữa, nhưng theo yêu cầu của người nhà muốn đào lên để khám nghiệm tử thi, cũng lại nhờ đến bà Bình “xác”.
1362714273021.jpg

Những chiếc móc câu, dụng cụ đã theo bà Bình trong suốt những năm tháng đi vớt xác.

Từ hai sinh viên chết đuối ở hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc) trong lần đi tập quân sự; rồi anh chàng tự tử ở khúc sông chảy qua Đông Anh (Hà Nội) do nợ nần nhiều; hay câu chuyện về một anh sinh sống ở Quảng Bá (Hà Nội), hôm tới cầu Khỉ (Hà Đông, Hà Nội) định bơi ra sông nhưng vì sông sâu nên không chống được với dòng nước chẩy xiết… đều để lại cho bà những dòng suy nghĩ buồn.
Nhiều người cho rằng, bà đang chống lại Hà Bá. Nhưng trong thâm tâm, bà Bình luôn tự nhủ cứu người, vớt thi thể người chết đuối là làm phúc, mà đã làm phúc thì Hà Bá nào lại đi hại người tốt!
Không chỉ vớt xác làm phúc, bà Bình còn đi bốc mộ. Ngôi mộ đầu tiên mà bà tham gia cùng bố là bốc mộ cô (em ruột của bố - PV). Lúc đầu, bà cũng sợ lắm nhưng được bố động viên, bà ngày càng chai lì hơn. Bà gom góp số tiền sau mỗi lần đi đánh cá, thả tôm để mua đồ nghề về thực tập cho nhuần nhuyễn công việc.
“Mỗi thi thể tôi chỉ làm trong vòng 30 phút là xong. Có đêm tôi bốc xong 4 ngôi mộ. Thoáng đấy mà cũng đã hơn 20 năm trong nghề này rồi”, phút chốc, bà Bình trầm ngâm trong dòng hồi ức.
Có những xác chết do bị AIDS, bị lao, hủi… nhiều người không dám bó niệm, lại phải nhờ tới bà Bình “xác”. Dường như với bà, chẳng có cái gì là không thể làm được. Bà lại tới, đối diện với những xác chết ấy như đối diện với một con người khỏe mạnh bình thường.
Cũng vẫn là câu chuyện thù lao, ai có thì biếu bà ít tiền ăn quà, ai không có bà lại chỉ xin chén nước rồi ra về. “Nhưng nếu bảo tôi mổ một động vật, hay dẫn 1 đứa trẻ đi tiêm thì tôi chịu. Tôi rất sợ làm người khác bị đau”, bà Bình cười dí dỏm.
Vớt xác, bốc mộ, bà còn kiêm cả việc đi tìm mộ cho các gia đình. Dựa vào kinh nghiệm nhiều năm hành nghề sông nước của mình, bà đã tìm được hơn 10 ngôi mộ bị mất tích khi các nhà ngoại cảm đều đã… đầu hàng.
Bà vẫn tiếp tục câu chuyện về cuộc đời của mình với những năm tháng từng đưa đò cho dân qua sông, với những hôm cõng cả bộ đội đi bộ hàng chục cây số, rồi những lần đi thi bơi được giải nhất và mang về phần thưởng là quyển sổ nhưng điều ấy khiến bà vui… Ai cũng quý bà, cũng chỉ muốn đi đò của cô lái đò tên Bình với nụ cười lạc quan và những câu chuyện tếu.
Nhắc tới bà Bình “xác”, nhiều người còn truyền nhau câu chuyện “thầy lang” chữa bệnh đậu Lào. Nhiều trường hợp bệnh viện trả về, tới tìm bà. Bà lại trổ ngón nghề là bài thuốc gia truyền được bố dậy để cứu người. “Cũng chỉ là cứu người làm phúc thôi”, bà cười, để lộ nhiều hơn những nếp nhăn mà thời gian đã vô tình in dấu trên gương mặt đã sạm đi vì nắng gió của bà.
“Gần đây nhất là trường hợp một bà cụ ở Tây Hồ bị bệnh đậu Lào. Bệnh viện cũng “đầu hàng” rồi đó chứ. Con trai bà nghe ai đó mách, tới tìm tôi. Tôi dùng bài thuốc gia truyền, kết hợp khêu trong 3 ngày, bà cụ khỏi. Họ tới đưa tôi tiền nhưng tôi chỉ nhận 1 chai rượu và cân cam”, bà Bình kể.
Nhiều người khuyên bà bỏ công việc “chẳng ai làm này” nhưng nhiều năm nay vẫn thấy bà đau đáu với nghề. Và mỗi lần cứu người là bà lại có thêm một người bạn, anh em kết nghĩa, một gia đình. Người phụ nữ ấy gần 30 năm nay vẫn một mình lặng lẽ nuôi con. Bà chưa bao giờ có được những ngày lễ cho riêng mình.
Nhưng với bà, làm việc tốt cứu người, đó là món quà lớn nhất bà có được. Và nếu con cháu bà muốn theo nghề, bà vẫn sẵn sàng dạy cách bơi, chia sẻ kinh nghiệm lặn tìm xác, kể cả bốc mộ, chữa bệnh cứu người… “Đã là việc phúc thì không có gì phải lo sợ thất truyền”, bà Bình tâm sự.





 
Back
Top