[h=2]Xahoi - Giới giang hồ Sài Gòn thường dùng cụm từ "rửa tay gác kiếm" để chỉ việc hoàn lương của những tay cộm cán. Nhưng không phải cứ "gác kiếm" là đã hoàn lương.[/h]
Dân giang hồ cộm cán (Ảnh minh họa)
Muốn gọi là “gác kiếm” phải từng là dân “số má”
Ba Gà – một tên trộm vặt tại khu Chợ Chiều quận 7, từng phải lĩnh án 2 năm tù, một hôm tuyên bố “gác kiếm”. Ngay trong bữa nhậu vui vẻ với các chiến hữu tuyền là dân cắc ké kỳ nhông trộm làng cắp xóm, Ba Gà bị một tay anh chị thứ thiệt tát tai chỉ và tuyên bố “rửa tay gác kiếm”. M.Đàn, tay anh chị nổi cộm một thời ở Phú Nhuận không cho phép lợi dụng hai từ “gác kiếm” để chỉ việc thôi trộm gà bắt chó!
Theo giới giang hồ, để gọi là hoàn lương thì trước đó gã giang hồ phải từng là nhân vật chẳng ai dám nhìn thẳng mặt và đàn em phải có số lượng đáng kể, không thể tuyên bố “gác kiếm” khi chỉ là tép riu. Ở hẻm 195 Âu Dương Lân, có một tay xe ôm say rượu chuyên quậy hàng xóm, thường xuyên bị công an phường gọi lên giáo dục răn đe. Gã nản quá bèn tuyên bố “gác kiếm”.
Một số tay cùng xóm vốn xuất thân từ hẻm “Cứu Hỏa”, đường Trần Hưng Đạo, khét tiếng giang hồ anh chị quận 1 nay mua nhà về xóm này chẳng bao giờ coi gã dặt dẹo say rượu ấy là giang hồ, sao có chuyện gọi là “gác kiếm” được? Thế là sau câu tuyên bố “láo xược” ấy, cả ngày gã bị kiếm chuyện! Trước kia gã say rượu quậy một chút chẳng ai thèm chấp. Nay tuyên bố “gác kiếm” chẳng khác nào tự cho mình là “thuộc vào hạng chiếu trên”, nên gã thường xuyên phải chịu những trận đòn vô cớ.
Nhưng “gác kiếm” có thực sự hoàn lương?
Năm Giao, một tay anh chị có tiếng xuất thân ở quận 4. Trước kia gã giữ xe cho quán bia ôm Hoàng Yến sát nhà hàng Cam của ông trùm Năm Cam. Nhờ gây được tình cảm với ông trùm nên ông trùm mở lời giới thiệu nâng đỡ gã. Từ khi được về làm giang hồ sai vặt cho đại ca Lai Em khét tiếng khu Cầu Muối, đời Năm Giao chuyển sang một bước mới. Vốn ca vọng cổ khá mùi, Năm Giao cũng lao vào sân khấu. Nhưng thay vì say mê bài Bắc bản Nam, Năm Giao chỉ lấy mối quan hệ để cho vay nặng lãi trong giới nghệ sĩ cải lương là chính.
Sau này, khi đòi nợ không được, Năm Giao bắt cóc, đánh đập con nợ đòi tiền, khiến công an phải vào cuộc. Hắn phải vô xộ khám và bị giới phương tiện truyền thông bóc mẽ. Sau khi được tha về, Năm Giao tuyên bố “rửa tay gác kiếm”. Nhưng gã liên kết với Năm Linh mở sòng bạc ở khu Cầu Bông, rồi tham gia dịch vụ đòi nợ, cho vay các kiểu.
Bây giờ hắn làm chủ một nhà hàng lớn nhưng nhìn qua thực khách và cánh giữ xe mặt mũi cô hồn, mình mẩy vằn vện xăm trổ thì “gác kiếm” e là chuyện nói chơi! Với giang hồ, “gác kiếm” nghĩa là thôi nổi cộm, không hề chứa đựng thực sự ý nghĩa hoàn lương như người đời mong muốn!
Những tay anh chị về chiều, không còn sức cạnh tranh với cánh trẻ thường tận dụng chút hiểu biết về thế giới ngầm, tiếp tục phạm pháp nhưng với vai trò trung gian như đi lấy nợ giúp, mua bán đồ gian, thậm chí buôn bán xì ke nhỏ lẻ. Nhưng họ vẫn cứ tự cho là đã tu, đã “gác kiếm”!
Những đại ca “gác kiếm” nhưng chưa hề hoàn lương…
Gặp Nguyễn Anh Minh tức Cu Nhứt, một sát thủ “gấu” nhất tập đoàn Năm Cam – Kim Anh, gã cười hềnh hệch cho biết: “Em tu rồi, giờ “gác kiếm” chớ lớn tuổi rồi, hổng muốn va chạm…”. Nhưng cái gọi là “gác kiếm” của Cu Nhứt cũng chẳng vừa. Gã sang Campuchia hùn chút vốn với tí máu liều, hắn mở trường đá gà ngay biên giới Mộc Bài – Tây Ninh.
Nếu đơn thuần là mở trường gà thì chẳng mấy chốc Cu Nhứt sẽ quay về Việt Nam, bèo lắm cũng ngự trên chiếc Camry. Thế nhưng Cu Nhứt chẳng thể thắng nổi tật đam mê đỏ đen của mình nên sau 2 năm “cày sâu cuốc bẫm” xứ người, tài sản gã mang về Việt Nam là món nợ lên đến 300.000 USD!
Bọn sát thủ gốc Campuchia săn lùng Cu Nhứt khắp nơi. Nhưng về đến Sài Gòn là nơi “đàn em còn ngưỡng vọng anh Cu Nhứt lúc nhúc, nên chẳng tên nào dám rớ đến con nợ số má dữ dằn như gã.
Với giang hồ, “gác kiếm” nghĩa là thôi nổi cộm, không hề chứa đựng thực sự ý nghĩa hoàn lương như người đời mong muốn! (Ảnh minh họa)
Một nhân vật khác khét tiếng giang hồ tên là Lượm Lùn. “Ảnh Lượm “gác kiếm” rồi!” Những tên giang hồ kin kin cho biết về huyền thoại trại giam Đồng Tháp như vậy. Nhưng thực tế, Lượm chỉ thôi việc hình thành băng nhóm, hoạt động có tổ chức. Còn việc ai đó ăn nói xốc hông, gã cũng sẵn sàng rút dao lê ra tặng luôn vài nhát! Thời gian trốn tránh truy nã, Lượm phải lưu lạc về Gò Công làm tên bảo vệ chợ, rồi làm thợ phu nắm tượng ở chùa trên Thủ Đức. Nhưng khi có cơ hội, gã cũng tiếp tục đâm chém, giựt dọc, bảo kê… như thương lệ.
Trái lại, trường hợp của Thành Ringo – con cọp giữ của giang hồ súng ống thời trước năm 1975, lại là một tấm gương hoàn lương đích thực dù chưa tuyên bố “gác kiếm” bao giờ. Thuở trước, một mình một khẩu súng lục kiểu ruleau, Thành với lon trung úy cảnh sát chẳng ngán tên lính dù hoặc biệt kích, người nhái nào. Thỉnh thoảng say rượu, Thành về đập phá nhà cửa cho hả hơi men. Mẹ của Thành, bà Quán làm ớt bột, hết sức khổ tâm vì con trai.
Đùng một cái, sau ngày giải phóng, Thành đi học tập trở về, bỏ hẳn rượu. Anh quay về xóm cũ sắm cái bơm tay và thau nước, ra lề đường Nguyễn Minh khai thành ông sửa xe đạp im lìm khắc khổ. Hàng ngày, anh về nhà nấu cơm, chăm sóc mẹ và gần như không nói chuyện với ai, chỉ cười. Cánh giang hồ mới nổi có biết Thành là ai đâu, bèn trêu ghẹo cho vui.
Chưa bao giờ Thành phản ứng mà chỉ lẳng lặng né tránh. Một hôm, cánh tiểu yêu giang hồ đang quậy chỗ Thành Ringo, chợt có một tay đi Honda đến chộp cổ nện vài tên. Cả bọn lạy như tế sao khi nhận ra đó là Hùng Ký, con cọp giữ vùng quận 1, dám liệng lìu đạn trong một vụ thanh toán vùng chợ thuốc lá Tân Định. Hùng Ký lôi cổ từng tên tới bắt lạy Thành xin tha. Thành nói nhỏ với Hùng Ký: “Chú bỏ qua cho mấy đứa đi.. Anh bây giờ “gác kiếm” rồi, chú cho anh cơ hội!”. Khi Hùng Ký bỏ qua, Thành dọn nhà đưa mẹ đi đâu mất! Có lẽ “gác kiếm” tuyên bố như Thành, mới chạm gần tới ý nghĩa hoàn lương nhất!
Giang hồ “núp lùm”…
Một kiểu khác mà người đời hay bị lầm lẫn khi thấy một tên giang hồ đột nhiên… tử tế. Họ cho rằng gã đã hoàn lương. Giang hồ Sài Gòn có cụm từ chỉ danh kiểu làm này của chúng là “núp lùm”.
Một số giang hồ cộm cán, khi vừa gây ra án, nếu như chưa bị truy nã gắt gao, đều xài biện pháp “núp lùm” này. Trước tiên, họ làm vài việc trượng nghĩa, hỗ trợ anh cảnh sát khu vực hoàn thành nhiệm vụ trật tự trị an. Sau đó, họ tìm một công việc nào đó để che mắt mọi người. Khi cả giang hồ lẫn người dân lương thiện cho rằng đối tượng cộm cán này đã hoàn lương thực sự, họ mới bắt đầu hoạt động một cách hết sức kín kẽ trở lại.
Dũng Ben, kẻ bắn chết chủ doanh nghiệp Loan Thảo ở Bình Dương chính là kiểu “núp lùm” này. Khi đã trở thành chủ một tầng lầu của bar 6B Phạm Ngọc Thạch, rồi chủ doanh nghiệp khai thác vàng, hùn vốn vào vài nhà hàng v.v... Dũng mới bắt đầu phát triển mạng lưới cho vay và lấy nợ. Thời gian ấy, giang hồ vẫn Sợ Dũng một phép vì tuyên bố “gác kiếm” nhưng bạn bè vây quanh toàn là những gương mặt tầm cỡ nhất nhì Sài Gòn như Năm Linh, Thái Salem và Thu vợ bé Năm Cam!
Thay lời kết …
Trở lại với vụ án giết người của Sáu Nghĩa, rõ ràng là lối đi của những người lầm lỡ hoàn lương không hẹp. Nhưng vấn đề đặt ra không phải là tuyên bố rời khỏi giang hồ hoặc chấm dứt hành vi phạm pháp. Ngay từ trong suy nghĩ, nếu còn ý thức mình đã từng là giang hồ cộm cán, nay không muốn đụng chạm với ai thì xin đừng ai đụng chạm tới mình… e là chưa ổn. Hình ảnh một ông già bơm xe đầu đường của Ba Gà Mổ, đã từng cùng Đại Cathay trốn tù Phú Quốc năm nào, nay im lìm như chiếc bóng. Có lẽ đó mới là minh chứng thực lòng nhất cho quyết tâm hoàn lương.
Ngay cả quan điểm sử dụng những giang hồ hoàn lương vào mặt trận phòng chống tội phạm, cũng có điều cần cân nhắc. Vì vai trò tích cực mới, chưa hẳn đã có lợi cho một ai đó muốn ngừng bước chân lầm lỡ. Đôi khi quan niệm “dĩ độc trị độc” chứa sẵn một nguy cơ tiềm ẩn mà kẻ gánh chịu chính là người được sử dụng một cách vượt quá khả năng…
Song Minh (TT&ĐS)
Dân giang hồ cộm cán (Ảnh minh họa)
Muốn gọi là “gác kiếm” phải từng là dân “số má”
Ba Gà – một tên trộm vặt tại khu Chợ Chiều quận 7, từng phải lĩnh án 2 năm tù, một hôm tuyên bố “gác kiếm”. Ngay trong bữa nhậu vui vẻ với các chiến hữu tuyền là dân cắc ké kỳ nhông trộm làng cắp xóm, Ba Gà bị một tay anh chị thứ thiệt tát tai chỉ và tuyên bố “rửa tay gác kiếm”. M.Đàn, tay anh chị nổi cộm một thời ở Phú Nhuận không cho phép lợi dụng hai từ “gác kiếm” để chỉ việc thôi trộm gà bắt chó!
Theo giới giang hồ, để gọi là hoàn lương thì trước đó gã giang hồ phải từng là nhân vật chẳng ai dám nhìn thẳng mặt và đàn em phải có số lượng đáng kể, không thể tuyên bố “gác kiếm” khi chỉ là tép riu. Ở hẻm 195 Âu Dương Lân, có một tay xe ôm say rượu chuyên quậy hàng xóm, thường xuyên bị công an phường gọi lên giáo dục răn đe. Gã nản quá bèn tuyên bố “gác kiếm”.
Một số tay cùng xóm vốn xuất thân từ hẻm “Cứu Hỏa”, đường Trần Hưng Đạo, khét tiếng giang hồ anh chị quận 1 nay mua nhà về xóm này chẳng bao giờ coi gã dặt dẹo say rượu ấy là giang hồ, sao có chuyện gọi là “gác kiếm” được? Thế là sau câu tuyên bố “láo xược” ấy, cả ngày gã bị kiếm chuyện! Trước kia gã say rượu quậy một chút chẳng ai thèm chấp. Nay tuyên bố “gác kiếm” chẳng khác nào tự cho mình là “thuộc vào hạng chiếu trên”, nên gã thường xuyên phải chịu những trận đòn vô cớ.
Nhưng “gác kiếm” có thực sự hoàn lương?
Năm Giao, một tay anh chị có tiếng xuất thân ở quận 4. Trước kia gã giữ xe cho quán bia ôm Hoàng Yến sát nhà hàng Cam của ông trùm Năm Cam. Nhờ gây được tình cảm với ông trùm nên ông trùm mở lời giới thiệu nâng đỡ gã. Từ khi được về làm giang hồ sai vặt cho đại ca Lai Em khét tiếng khu Cầu Muối, đời Năm Giao chuyển sang một bước mới. Vốn ca vọng cổ khá mùi, Năm Giao cũng lao vào sân khấu. Nhưng thay vì say mê bài Bắc bản Nam, Năm Giao chỉ lấy mối quan hệ để cho vay nặng lãi trong giới nghệ sĩ cải lương là chính.
Sau này, khi đòi nợ không được, Năm Giao bắt cóc, đánh đập con nợ đòi tiền, khiến công an phải vào cuộc. Hắn phải vô xộ khám và bị giới phương tiện truyền thông bóc mẽ. Sau khi được tha về, Năm Giao tuyên bố “rửa tay gác kiếm”. Nhưng gã liên kết với Năm Linh mở sòng bạc ở khu Cầu Bông, rồi tham gia dịch vụ đòi nợ, cho vay các kiểu.
Bây giờ hắn làm chủ một nhà hàng lớn nhưng nhìn qua thực khách và cánh giữ xe mặt mũi cô hồn, mình mẩy vằn vện xăm trổ thì “gác kiếm” e là chuyện nói chơi! Với giang hồ, “gác kiếm” nghĩa là thôi nổi cộm, không hề chứa đựng thực sự ý nghĩa hoàn lương như người đời mong muốn!
Những tay anh chị về chiều, không còn sức cạnh tranh với cánh trẻ thường tận dụng chút hiểu biết về thế giới ngầm, tiếp tục phạm pháp nhưng với vai trò trung gian như đi lấy nợ giúp, mua bán đồ gian, thậm chí buôn bán xì ke nhỏ lẻ. Nhưng họ vẫn cứ tự cho là đã tu, đã “gác kiếm”!
Những đại ca “gác kiếm” nhưng chưa hề hoàn lương…
Gặp Nguyễn Anh Minh tức Cu Nhứt, một sát thủ “gấu” nhất tập đoàn Năm Cam – Kim Anh, gã cười hềnh hệch cho biết: “Em tu rồi, giờ “gác kiếm” chớ lớn tuổi rồi, hổng muốn va chạm…”. Nhưng cái gọi là “gác kiếm” của Cu Nhứt cũng chẳng vừa. Gã sang Campuchia hùn chút vốn với tí máu liều, hắn mở trường đá gà ngay biên giới Mộc Bài – Tây Ninh.
Nếu đơn thuần là mở trường gà thì chẳng mấy chốc Cu Nhứt sẽ quay về Việt Nam, bèo lắm cũng ngự trên chiếc Camry. Thế nhưng Cu Nhứt chẳng thể thắng nổi tật đam mê đỏ đen của mình nên sau 2 năm “cày sâu cuốc bẫm” xứ người, tài sản gã mang về Việt Nam là món nợ lên đến 300.000 USD!
Bọn sát thủ gốc Campuchia săn lùng Cu Nhứt khắp nơi. Nhưng về đến Sài Gòn là nơi “đàn em còn ngưỡng vọng anh Cu Nhứt lúc nhúc, nên chẳng tên nào dám rớ đến con nợ số má dữ dằn như gã.
Với giang hồ, “gác kiếm” nghĩa là thôi nổi cộm, không hề chứa đựng thực sự ý nghĩa hoàn lương như người đời mong muốn! (Ảnh minh họa)
Một nhân vật khác khét tiếng giang hồ tên là Lượm Lùn. “Ảnh Lượm “gác kiếm” rồi!” Những tên giang hồ kin kin cho biết về huyền thoại trại giam Đồng Tháp như vậy. Nhưng thực tế, Lượm chỉ thôi việc hình thành băng nhóm, hoạt động có tổ chức. Còn việc ai đó ăn nói xốc hông, gã cũng sẵn sàng rút dao lê ra tặng luôn vài nhát! Thời gian trốn tránh truy nã, Lượm phải lưu lạc về Gò Công làm tên bảo vệ chợ, rồi làm thợ phu nắm tượng ở chùa trên Thủ Đức. Nhưng khi có cơ hội, gã cũng tiếp tục đâm chém, giựt dọc, bảo kê… như thương lệ.
Trái lại, trường hợp của Thành Ringo – con cọp giữ của giang hồ súng ống thời trước năm 1975, lại là một tấm gương hoàn lương đích thực dù chưa tuyên bố “gác kiếm” bao giờ. Thuở trước, một mình một khẩu súng lục kiểu ruleau, Thành với lon trung úy cảnh sát chẳng ngán tên lính dù hoặc biệt kích, người nhái nào. Thỉnh thoảng say rượu, Thành về đập phá nhà cửa cho hả hơi men. Mẹ của Thành, bà Quán làm ớt bột, hết sức khổ tâm vì con trai.
Đùng một cái, sau ngày giải phóng, Thành đi học tập trở về, bỏ hẳn rượu. Anh quay về xóm cũ sắm cái bơm tay và thau nước, ra lề đường Nguyễn Minh khai thành ông sửa xe đạp im lìm khắc khổ. Hàng ngày, anh về nhà nấu cơm, chăm sóc mẹ và gần như không nói chuyện với ai, chỉ cười. Cánh giang hồ mới nổi có biết Thành là ai đâu, bèn trêu ghẹo cho vui.
Chưa bao giờ Thành phản ứng mà chỉ lẳng lặng né tránh. Một hôm, cánh tiểu yêu giang hồ đang quậy chỗ Thành Ringo, chợt có một tay đi Honda đến chộp cổ nện vài tên. Cả bọn lạy như tế sao khi nhận ra đó là Hùng Ký, con cọp giữ vùng quận 1, dám liệng lìu đạn trong một vụ thanh toán vùng chợ thuốc lá Tân Định. Hùng Ký lôi cổ từng tên tới bắt lạy Thành xin tha. Thành nói nhỏ với Hùng Ký: “Chú bỏ qua cho mấy đứa đi.. Anh bây giờ “gác kiếm” rồi, chú cho anh cơ hội!”. Khi Hùng Ký bỏ qua, Thành dọn nhà đưa mẹ đi đâu mất! Có lẽ “gác kiếm” tuyên bố như Thành, mới chạm gần tới ý nghĩa hoàn lương nhất!
Giang hồ “núp lùm”…
Một kiểu khác mà người đời hay bị lầm lẫn khi thấy một tên giang hồ đột nhiên… tử tế. Họ cho rằng gã đã hoàn lương. Giang hồ Sài Gòn có cụm từ chỉ danh kiểu làm này của chúng là “núp lùm”.
Một số giang hồ cộm cán, khi vừa gây ra án, nếu như chưa bị truy nã gắt gao, đều xài biện pháp “núp lùm” này. Trước tiên, họ làm vài việc trượng nghĩa, hỗ trợ anh cảnh sát khu vực hoàn thành nhiệm vụ trật tự trị an. Sau đó, họ tìm một công việc nào đó để che mắt mọi người. Khi cả giang hồ lẫn người dân lương thiện cho rằng đối tượng cộm cán này đã hoàn lương thực sự, họ mới bắt đầu hoạt động một cách hết sức kín kẽ trở lại.
Dũng Ben, kẻ bắn chết chủ doanh nghiệp Loan Thảo ở Bình Dương chính là kiểu “núp lùm” này. Khi đã trở thành chủ một tầng lầu của bar 6B Phạm Ngọc Thạch, rồi chủ doanh nghiệp khai thác vàng, hùn vốn vào vài nhà hàng v.v... Dũng mới bắt đầu phát triển mạng lưới cho vay và lấy nợ. Thời gian ấy, giang hồ vẫn Sợ Dũng một phép vì tuyên bố “gác kiếm” nhưng bạn bè vây quanh toàn là những gương mặt tầm cỡ nhất nhì Sài Gòn như Năm Linh, Thái Salem và Thu vợ bé Năm Cam!
Thay lời kết …
Trở lại với vụ án giết người của Sáu Nghĩa, rõ ràng là lối đi của những người lầm lỡ hoàn lương không hẹp. Nhưng vấn đề đặt ra không phải là tuyên bố rời khỏi giang hồ hoặc chấm dứt hành vi phạm pháp. Ngay từ trong suy nghĩ, nếu còn ý thức mình đã từng là giang hồ cộm cán, nay không muốn đụng chạm với ai thì xin đừng ai đụng chạm tới mình… e là chưa ổn. Hình ảnh một ông già bơm xe đầu đường của Ba Gà Mổ, đã từng cùng Đại Cathay trốn tù Phú Quốc năm nào, nay im lìm như chiếc bóng. Có lẽ đó mới là minh chứng thực lòng nhất cho quyết tâm hoàn lương.
Ngay cả quan điểm sử dụng những giang hồ hoàn lương vào mặt trận phòng chống tội phạm, cũng có điều cần cân nhắc. Vì vai trò tích cực mới, chưa hẳn đã có lợi cho một ai đó muốn ngừng bước chân lầm lỡ. Đôi khi quan niệm “dĩ độc trị độc” chứa sẵn một nguy cơ tiềm ẩn mà kẻ gánh chịu chính là người được sử dụng một cách vượt quá khả năng…
Song Minh (TT&ĐS)