Có hy vọng ở nhà máy điện nguyên tử Nhật

T

T$

Guest
(ThuVienBao.com) - Giới chức Nhật Bản cho hay các kỹ sư sắp phục hồi xong hệ thống điện tại nhà máy Fukushima, trong khi con số người chết vì động đất nay lên 7.600.

Các nhân viên kỹ thuật đã nối lại hệ thống dây cáp mà họ hy vọng sẽ cung cấp điện cho một phần của nhà máy Fukushima Daiichi.

Trận động đất và sóng thần vừa qua đã gây hư hại đáng kể cho hệ thống làm lạnh của nhà máy, và đã có hiện tượng rò rỉ phóng xạ.

Các quan chức cho hay một số thực phẩm ở Fukushima đã nhiễm phóng xạ. Người ta phát hiện chất iodine nồng độ cao trong sữa và rau xanh, các thực phẩm này khi ăn vào có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Chuyên gia hạt nhân tại tổ chức IAEA thì nói tuy chất iodine nhiễm phóng xạ chỉ tồn tại khoảng tám ngày, nó vẫn có thể gây hại cho sức khỏe nếu bị nuốt vào trong bụng, thí dụ có thể khiến tuyến giáp bị thương tổn.

Trước đó IAEA nói chính phủ Nhật đã cấm bán thực phẩm sản xuất tại Fukushima, nhưng sau đính chính rằng biện pháp này mới đang được cân nhắc.

Giới chức cũng nói phát hiện ra dấu vết chất iodine nhiễm phóng xạ trong nước sinh hoạt ở Tokyo và 5 địa phương khác.

Hãng thông tấn AP cho hay tuy nồng độ iodine nằm trong mức cho phép, nhưng hiện tượng này trước nay không hề có.

Con số thương vong

Thảm họa động đất sóng thần hôm 11/03 đã làm hơn 7.600 người thiệt mạng, hơn 11.000 người còn mất tích.

Nhà chức trách đã bắt đầu xây nhà tạm cho hàng trăm nghìn người hiện còn đang trú tại các trung tâm cứu nạn.

Nhiều người sống sót đã phải chống đỡ với giá lạnh trong tình trạng không điện nước, không nhiên liệu, thậm chí không có thức ăn.

Kể từ 11/03, Nhật Bản vẫn tiếp tục chịu các dư chấn mạnh. Hôm thứ Bảy dư chấn mạnh 6,1 độ Richter đã xảy ra tại khu vực Ibaraki, phía nam Fukushima. Hiện chưa có tin tức gì về thiệt hại.

110320032033_japan_226x170_ap_nocredit.jpg
Thủ tướng Nhật nói phải xây dựng lại đất nước từ tro bụi


Tại nhà máy điện Fukushima, các nhân viên cứu hỏa đang tiếp tục phun vòi rồng vào để tản nhiệt cho các thanh nhiên liệu trong nỗ lực ngăn ngừa tan chảy.

Các kỹ sư hy vọng khôi phục được mạng điện sẽ giúp hệ thống bơm hoạt động trở lại, bơm nước vào trong các lò phản ứng.

Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản trước đó hy vọng hệ thống điện sẽ được khôi phục hôm thứ Bảy, nhưng sau phải điều chỉnh thành Chủ nhật.

Tuy nhiên, một quan chức của công ty điện vận hành nhà máy được hãng AFP dẫn lời nói họ "chưa dám chắc bao giờ sẽ có điện trở lại".

Nếu tính tới mức độ thiệt hại khủng khiếp, ngay cả khi mạng điện hoạt động trở lại, cũng chưa thể khẳng định hệ thống làm nguội sẽ có tác dụng.

Hãng thông tấn Kyodo cho hay hệ thống làm nguội đã được ṿân hành trở lại trong lò phản ứng số 6 và nhiệt độ trong một bể nhiên liệu sau sử dụng đã giảm xuống.

Các nhân viên cứu hộ miệt mài phun nước vào các lò phản ứng trong suốt đêm thứ Bảy.

Hôm thứ Sáu, giới chức tăng mức báo động tại nhà máy Fukushima từ cấp độ 4 lên cấp độ 5 theo thang bậc 7 cấp độ của quốc tế về sự cố hạt nhân.

Khủng hoảng Fukushima, trước đây chỉ bị coi là sự cố địa phương, nay bị cho là sẽ có ảnh hưởng rộng hơn.

Mức phóng xạ tăng tại thủ đô Tokyo, cách Fukushima 240km về phía nam, nhưng các quan chức nói chưa tới mức nguy hiểm.

Hàng triệu người bị ảnh hưởng của cơn động đất 9 độ Richter và sóng thần sau đó, 400.000 người nay không nơi cư ngụ.

Quá chậm

Chính phủ Tokyo nay thừa nhận đã quá chậm trễ trong đối phó với khủng hoảng hạt nhân.

Chánh văn phòng nội các Yukio Edano nói "nhìn lại, chúng tôi đã có thể nhanh nhạy hơn trong đánh giá tình hình, thu thập và phổ biến thông tin".

Thủ tướng Naoto Kan đã tìm cách thiết lập ủy ban đối phó khủng hoảng để điều phối công cuộc tái thiết, nhưng lãnh đạo đảng Bảo thủ đối lập đã từ chối tham gia liên minh.

Trong một diễn văn trên truyền hình hôm thứ Sáu, ông Kan nói: "Chúng ta sẽ xây dựng Nhật Bản lại từ tro bụi. Tất cả chúng ta cần chia sẻ quyết tâm này".


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top