Ông trùm phu mộ Ba Son bao năm qua vẫn thế, bất cứ có vị khách nào đến nhà tìm kiếm đều hết sức dè chừng, cảnh giác. Những va chạm giữa cuộc sống đời thường buộc người đàn ông ngoài 60 tuổi này phải đề phòng bất trắc. Ngay cả chúng tôi, lúc đầu tìm đến căn nhà có tường vây lưới B40, chiếc khóa cổng lách cách, cửa kéo kèn kẹt, Ba Son nhìn qua đầy ngờ vực, mãi lúc sau mới dám tin tưởng mời vào nhà trò chuyện.
Trong căn nhà hẹp, xây theo kiểu phòng trọ, phòng nhỏ, không gian tối, cảm giác lành lạnh cảm giác thâm u, bụi, mạng nhện bám đầy, mọi vật dụng hoặc là cũ, hoặc là hỏng hay bị vỡ một phần… tất cả được ông sắp xếp không theo bố cục nhất định nào. Dưới nền đất vài con chó Nhật xuề xòa cáu bẩn nằm vạ vật.
Ba Son ở trần, dáng người rọm rẹm, da nhăn nheo, mấy vết xăm trên mình, phải tưởng tượng mãi tôi mới hình dung đó là một vài con hổ, con rồng phượng gì đó, đại loại là biểu tượng cho uy quyền. Khuôn mặt ông xương xẩu, dữ tợn, mấy chiếc răng rụng không đều, khiến nụ cười ông thêm nham nhở.
Điểm đặc biệt nhất ở con người Ba Son là mái tóc dài. Hàng chục năm nay không cắt, mà để thõng, thắt củ tỏi phía sau lưng, tay đeo hay chiếc nhẫn, cổ 1 chiếc dây chuyền lớn. Tất cả bằng inox, ông ưa trang sức ngay cả lúc tuổi bóng xế. Người ta bảo ông khá lập dị là như thế.
Ba Son mang phong thái của một gã lãng tử, pha chất bụi giang hồ. Giờ rửa tay gác kiếm, ông bảo, tất cả những bí mật của cái nghề kỳ quái của mình ông tung hê hết, chẳng giấu thứ gì.
Lý do để ông không muốn bo bo giữ kín sau hàng chục năm, là vì bây giờ không còn cảnh tử tù bị trói tay, bịt mắt, tựa cột nữa. Và, ông cũng chẳng còn sung sức để làm cái nghề “đêm đêm móc xác chạy phăng phăng”. Ông bộc bạch để thấy nhẹ nhõm hơn, đó cũng là dịp Ba Son xả những ký ức nặng nề ở thế giới đầy tà khí.
Làm cái nghề kinh dị này gần nửa cuộc đời, chừng ấy cũng đủ để ông trở thành “từ điển” pháp trường mà không ai vượt qua. Cảnh vòng trong tử tù gục xuống, vòng ngoài pháp trường chộn rộn tiếng bước chân. Đôi lúc cảnh đó bẽ bàng như lũ cú diều chực chờ xác chết đến móc rỉa, ông không lạ gì.
Ở đâu có công việc được tôn vị lợi, ở đó có lưu manh, trong hơn 30 năm hành nghề bốc mộ, từ một kẻ tinh thần thượng võ, Ba Son nhận mình đã biến thành kẻ cơ hội, với nhiều mánh khóe. Vì gần như đó là con đường không thể khác hơn, ởtrường bắn, người ta có thế bất chấp tất cả, miễn là có được tiền.
Theo như Ba Son thổ lộ, kiếp người “ký sinh” bên xác chết thì chẳng ai kết thúc có hậu cả. Nhiều người đi bốc mộ, hít nhiều tử khí, một thời gian xơ gan, phềnh bụng, ung thư chết tiệt. Người không bị chết thì cũng điên điên, khùng khùng, sống lập dị, bị người đời xa lánh. Và, như một mặc định, ăn của người chết, sống cũng chắc phúc phận gì.
Cuối đời lẻ bóng
Bây giờ trường bắn ngừng hoạt động trên phạm vi cả nước, hình thức tử hình bằng thuốc độc thay thế, được xem là bước hoàn thiện của pháp luật. Tất nhiên, người làm nghề hốt xác ở trường bắn cũng không thể mưu sinh bằng nghề này nữa. Rồi đây những câu chuyện buồn “sau tiếng súng” cùng những phận người sẽ dần đi vào dĩ vãng, khép lại những ký ức một thời không muốn kể.
Một thời sống “ký sinh” bên xác chết, giờ ông lui về nhà cô quạnh với nỗi cô đơn giày xéo. Vợ chết sớm, con cái không ai chịu ở chung, tiền kiếm được thì “vào lỗ hà, ra lỗ hốc”, ông ném tất cả vào những cuộc ăn chơi, cuối cùng trắng tay.
Thú vui lớn nhất của Ba Son lúc này là ôm cần câu đi rong ruổi các kênh rạch, ao hồ ngồi giết thời gian. Ông cũng thuộc loại “sát cá”, cả ngày ngồi lì bên cần câu, ông có thể thu về cả chục cân cá. Số cá ấy, ông không đem bán, cũng chẳng mang về ăn, tất cả được đem cho hàng xóm.
Ông bảo, đó chính là khoảng thời gian mình được tĩnh tâm nhiều hơn, nghĩ suy lại cuộc đời chìm nổi. Chẳng biết lời nói của một kẻ phu mộ có đáng tin hay không, và ông có thật sự day dứt với bản thân khi những năm tháng ngụp lặn, quật mộ, bốc thuê hay” ăn xác”, với đủ các kiểu làm luật ngay trên thể xác tử tù. Nhưng giờ theo hàng xóm nhìn nhận thì ông đã thay đổi rất nhiều, không có chất máu giang hồ thuở nào nữa.
Mỗi tối, ông vẫn một mình ngồi cà phê vỉa hè ở các ngóc ngách xung quanh gần khu dân cư ở trường bắn, ngắm nhìn dòng người ngược xuôi đi qua.....
GIANG UYÊN
Today Handpicked Deals: (Please support our sponsors)
====>>Brand Department Store Printable & Online Coupons
====>>Special Deals on Cell Phone Online
====>>Jewelry and Accessories Cheapest Deals Online
====>>Lingerie and Underware Hottest Deals on Web
====>>Up To 80% on Kitchen and Appliances
====>>Save Thousands on Travel and Vacations Deals
====>>Save up to 35% on Pet Supplies Instantly
<!--@vbbanners:9@-->
Trong căn nhà hẹp, xây theo kiểu phòng trọ, phòng nhỏ, không gian tối, cảm giác lành lạnh cảm giác thâm u, bụi, mạng nhện bám đầy, mọi vật dụng hoặc là cũ, hoặc là hỏng hay bị vỡ một phần… tất cả được ông sắp xếp không theo bố cục nhất định nào. Dưới nền đất vài con chó Nhật xuề xòa cáu bẩn nằm vạ vật.
|
Phút trầm tư của Ba Son khi nghĩ về ký ức nơi trường bắn Long Bình |
Điểm đặc biệt nhất ở con người Ba Son là mái tóc dài. Hàng chục năm nay không cắt, mà để thõng, thắt củ tỏi phía sau lưng, tay đeo hay chiếc nhẫn, cổ 1 chiếc dây chuyền lớn. Tất cả bằng inox, ông ưa trang sức ngay cả lúc tuổi bóng xế. Người ta bảo ông khá lập dị là như thế.
Ba Son mang phong thái của một gã lãng tử, pha chất bụi giang hồ. Giờ rửa tay gác kiếm, ông bảo, tất cả những bí mật của cái nghề kỳ quái của mình ông tung hê hết, chẳng giấu thứ gì.
Lý do để ông không muốn bo bo giữ kín sau hàng chục năm, là vì bây giờ không còn cảnh tử tù bị trói tay, bịt mắt, tựa cột nữa. Và, ông cũng chẳng còn sung sức để làm cái nghề “đêm đêm móc xác chạy phăng phăng”. Ông bộc bạch để thấy nhẹ nhõm hơn, đó cũng là dịp Ba Son xả những ký ức nặng nề ở thế giới đầy tà khí.
Hơn 30 năm ngụp lặn nơi trường bắn, Ba Son giờ đã rửa tay gác kiếm |
Ở đâu có công việc được tôn vị lợi, ở đó có lưu manh, trong hơn 30 năm hành nghề bốc mộ, từ một kẻ tinh thần thượng võ, Ba Son nhận mình đã biến thành kẻ cơ hội, với nhiều mánh khóe. Vì gần như đó là con đường không thể khác hơn, ởtrường bắn, người ta có thế bất chấp tất cả, miễn là có được tiền.
Theo như Ba Son thổ lộ, kiếp người “ký sinh” bên xác chết thì chẳng ai kết thúc có hậu cả. Nhiều người đi bốc mộ, hít nhiều tử khí, một thời gian xơ gan, phềnh bụng, ung thư chết tiệt. Người không bị chết thì cũng điên điên, khùng khùng, sống lập dị, bị người đời xa lánh. Và, như một mặc định, ăn của người chết, sống cũng chắc phúc phận gì.
Cuối đời lẻ bóng
Bây giờ trường bắn ngừng hoạt động trên phạm vi cả nước, hình thức tử hình bằng thuốc độc thay thế, được xem là bước hoàn thiện của pháp luật. Tất nhiên, người làm nghề hốt xác ở trường bắn cũng không thể mưu sinh bằng nghề này nữa. Rồi đây những câu chuyện buồn “sau tiếng súng” cùng những phận người sẽ dần đi vào dĩ vãng, khép lại những ký ức một thời không muốn kể.
Một thời sống “ký sinh” bên xác chết, giờ ông lui về nhà cô quạnh với nỗi cô đơn giày xéo. Vợ chết sớm, con cái không ai chịu ở chung, tiền kiếm được thì “vào lỗ hà, ra lỗ hốc”, ông ném tất cả vào những cuộc ăn chơi, cuối cùng trắng tay.
Ông bảo, đó chính là khoảng thời gian mình được tĩnh tâm nhiều hơn, nghĩ suy lại cuộc đời chìm nổi. Chẳng biết lời nói của một kẻ phu mộ có đáng tin hay không, và ông có thật sự day dứt với bản thân khi những năm tháng ngụp lặn, quật mộ, bốc thuê hay” ăn xác”, với đủ các kiểu làm luật ngay trên thể xác tử tù. Nhưng giờ theo hàng xóm nhìn nhận thì ông đã thay đổi rất nhiều, không có chất máu giang hồ thuở nào nữa.
Mỗi tối, ông vẫn một mình ngồi cà phê vỉa hè ở các ngóc ngách xung quanh gần khu dân cư ở trường bắn, ngắm nhìn dòng người ngược xuôi đi qua.....
GIANG UYÊN
Today Handpicked Deals: (Please support our sponsors)
====>>Brand Department Store Printable & Online Coupons
====>>Special Deals on Cell Phone Online
====>>Jewelry and Accessories Cheapest Deals Online
====>>Lingerie and Underware Hottest Deals on Web
====>>Up To 80% on Kitchen and Appliances
====>>Save Thousands on Travel and Vacations Deals
====>>Save up to 35% on Pet Supplies Instantly
<!--@vbbanners:9@-->