Giữa cái nắng tháng 5 như lửa thiêu, bãi than ven sông Đào - Nam Định, từng tốp nữ “phu” than mồ hôi nhễ nhại đang còng lưng đội từng thúng than nặng trĩu trên đầu. Bụi than hòa cùng mồ hôi như phận đời gian truân của họ.
Mưu sinh
Các bãi than ven sông Đào hàng ngày thu hút một lượng lớn “phu” vác than. Họ gồm cả dân địa phương lẫn dân tứ xứ đến đây để làm thuê. Công việc nặng nhọc ấy ngỡ tưởng thuộc về những người đàn ông cơ bắp, nhưng ở đây nó lại là nghề kiếm sống của hàng trăm phụ nữ. Những đôi vai mềm mại bị đè nặng bởi những bao than, thúng than nặng trĩu đã khiến chúng trở nên chai sần.
Mưu sinh
Các bãi than ven sông Đào hàng ngày thu hút một lượng lớn “phu” vác than. Họ gồm cả dân địa phương lẫn dân tứ xứ đến đây để làm thuê. Công việc nặng nhọc ấy ngỡ tưởng thuộc về những người đàn ông cơ bắp, nhưng ở đây nó lại là nghề kiếm sống của hàng trăm phụ nữ. Những đôi vai mềm mại bị đè nặng bởi những bao than, thúng than nặng trĩu đã khiến chúng trở nên chai sần.
Các ông, bà chủ bãi than chỉ thuê chị em đãi than bởi phụ nữ tuy sức yếu nhưng cần cù dẻo dai mà lại ít đòi hỏi kêu ca.
Chị Nguyễn Thị Bến (huyện Vụ Bản – Nam Định) vừa bỏ chiếc khăn nệm trên đầu cho đỡ nóng, vừa giải thích. “Các ông, bà chủ bãi than chỉ thuê chị em đãi than bởi phụ nữ tuy sức yếu nhưng cần cù dẻo dai mà lại ít đòi hỏi kêu ca chuyện trả công ăn lương hơn cánh đàn ông”.
Bình quân mỗi ngày, một phụ nữ vác được gần 1 tấn than. Khi đôi vai đã mỏi nhừ họ lại cho than vào thúng tiếp tục đội trên đầu, không cho cơ thể nghỉ ngơi. “Dù vất vả nhưng chúng tôi không nề hà gì cả. Chỉ mong cuối ngày được cầm đồng tiền công về đong gạo cho con”.
“Đang vào mùa nước nên công việc làm than thuận lợi hơn, hầu như những chị em gia cảnh khó khăn đều ra xin vào bãi đãi than và khuân vác thuê kiếm sống cả. Tranh thủ vào mùa nước nên chị em mới được tạo công ăn việc làm đầy đủ thôi. Chứ mùa nước cạn, tàu không xuất bến được, đông người làm có khi người ta thuê chỉ có 30.000 đồng/ngày công. Lúc đó thì tiền công ít cũng nhận vì thiếu việc, phải tranh nhau mà làm”.
Gia đình chị Bến có 4 miệng ăn. Chồng chị ốm đau triền miên. Chị một mình nuôi 2 người con chỉ với 2 sào ruộng khoán. Mất mùa, dịch bệnh liên tục nên gia đình thiếu ăn, túng bấn. Gần 20 năm nay, chị theo những người bạn làm “phu” vác than ven sông Đào. Chị nói: “Vất vả nhưng có đồng ra đồng vào chứ trông vào 2 sào ruộng thì không đủ tiền đóng học cho 2 đứa con”.
Bình quân mỗi ngày, một phụ nữ vác được gần 1 tấn than. Khi đôi vai đã mỏi nhừ họ lại cho than vào thúng tiếp tục đội trên đầu, không cho cơ thể nghỉ ngơi. “Dù vất vả nhưng chúng tôi không nề hà gì cả. Chỉ mong cuối ngày được cầm đồng tiền công về đong gạo cho con”.
“Đang vào mùa nước nên công việc làm than thuận lợi hơn, hầu như những chị em gia cảnh khó khăn đều ra xin vào bãi đãi than và khuân vác thuê kiếm sống cả. Tranh thủ vào mùa nước nên chị em mới được tạo công ăn việc làm đầy đủ thôi. Chứ mùa nước cạn, tàu không xuất bến được, đông người làm có khi người ta thuê chỉ có 30.000 đồng/ngày công. Lúc đó thì tiền công ít cũng nhận vì thiếu việc, phải tranh nhau mà làm”.
Gia đình chị Bến có 4 miệng ăn. Chồng chị ốm đau triền miên. Chị một mình nuôi 2 người con chỉ với 2 sào ruộng khoán. Mất mùa, dịch bệnh liên tục nên gia đình thiếu ăn, túng bấn. Gần 20 năm nay, chị theo những người bạn làm “phu” vác than ven sông Đào. Chị nói: “Vất vả nhưng có đồng ra đồng vào chứ trông vào 2 sào ruộng thì không đủ tiền đóng học cho 2 đứa con”.
Chị Bến vẫn là một trong những “lão làng” của đội quân “nữ phu” than.
Gắn bó với nghề “phu” than từ đầu những năm 1990, cho đến giờ khi tuổi đời đã 60, cái tuổi lẽ ra phải được nghỉ ngơi quây quần bên con cháu, chị Bến vẫn là một trong những “lão làng” của đội quân “phu” than nơi đây.
Những phận đời hẩm hiu
“Ai lại chẳng muốn kiếm một công việc gì đó đỡ cực thân hơn. Nhưng không kiếm được nghề gì khác mới phải đi vác than thuê xệ hết cả vai. Đã vậy còn phải chấp nhận ô nhiễm, độc hại và tai nạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào mà không hề có bảo hiểm.” - quệt mồ hôi, chị Thơm vừa nói vừa thở dài.
Chị Nguyễn Thị Hiển - Bắc Giang đã quá lứa lỡ thì không có chồng. Chị “xin” đứa con nuôi cho vui cửa vui nhà. Con thì làm mướn ở thành phố Nam Định. Mẹ thì gia nhập đội quân “phu” than. “Chị em ở đây ai cũng khổ cả nên dễ cảm thông cho nhau”, chị Hiển nói. Chị kể, lúc mới tìm đến bãi vác than, đau nhừ cả đôi vai, chân cẳng rỉ máu, trầy xước, đau đến bật khóc.
Ở đây đã có rất nhiều người từng bị ngã gãy tay, gãy chân do trượt chân. Còn bị trầy xước, đổ máu chân, tay là chuyện diễn ra hằng ngày. Cái lo nhất là bị các bệnh đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi từ bụi than. Hầu như chị em nào đi khám bệnh không bị lao cũng bị viêm phổi, bệnh đường hô hấp.
Những phận đời hẩm hiu
“Ai lại chẳng muốn kiếm một công việc gì đó đỡ cực thân hơn. Nhưng không kiếm được nghề gì khác mới phải đi vác than thuê xệ hết cả vai. Đã vậy còn phải chấp nhận ô nhiễm, độc hại và tai nạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào mà không hề có bảo hiểm.” - quệt mồ hôi, chị Thơm vừa nói vừa thở dài.
Chị Nguyễn Thị Hiển - Bắc Giang đã quá lứa lỡ thì không có chồng. Chị “xin” đứa con nuôi cho vui cửa vui nhà. Con thì làm mướn ở thành phố Nam Định. Mẹ thì gia nhập đội quân “phu” than. “Chị em ở đây ai cũng khổ cả nên dễ cảm thông cho nhau”, chị Hiển nói. Chị kể, lúc mới tìm đến bãi vác than, đau nhừ cả đôi vai, chân cẳng rỉ máu, trầy xước, đau đến bật khóc.
Ở đây đã có rất nhiều người từng bị ngã gãy tay, gãy chân do trượt chân. Còn bị trầy xước, đổ máu chân, tay là chuyện diễn ra hằng ngày. Cái lo nhất là bị các bệnh đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi từ bụi than. Hầu như chị em nào đi khám bệnh không bị lao cũng bị viêm phổi, bệnh đường hô hấp.
Chị Lý - một trong những người có hoàn cảnh éo le, bất hạnh nhất của đội "nữ phu"
Hoàn cảnh của chị Lý được coi là éo le, bất hạnh nhất trong số các chị ở đây. Lập gia đình không được bao lâu thì chồng chị bị ung thư phổi. Anh ra đi để lại cho mẹ con chị cảnh mái ấm không có nóc. Có bao nhiêu của cải cũng đã theo bệnh của anh mà đi.
Lấy chồng thứ 2 được không lâu thì chồng chị bị tai nạn giao thông nằm liệt giường. Chị một mình nuôi 3 đứa con của 2 đời chồng. “Nhiều lúc muốn chết đi cho khỏe các xác mình. Nhưng chết rồi thì ai nuôi chồng, nuôi con. Đành phải sống! Chết đâu có dễ!” – giọng chị Lý nghẹn lại.
Rời khỏi bãi than khi cái ánh nắng chiều nhạt dần. Công việc nặng nhọc khiến nhiều chị em già trước tuổi. Có lẽ những người “nữ phu” than này chưa biết đến một ngày nghỉ ngơi. Quanh năm suốt tháng, họ chỉ biết bốc than đội trên đầu, vác trên đôi vai gầy. Trời mưa thì đôi vai ướt sũng, run bần bật; trời nắng thì đôi chân bỏng rát đội từng thúng than nặng trĩu. Tôi mong họ có được một ngày nghỉ ngơi.
Theo Bee
Lấy chồng thứ 2 được không lâu thì chồng chị bị tai nạn giao thông nằm liệt giường. Chị một mình nuôi 3 đứa con của 2 đời chồng. “Nhiều lúc muốn chết đi cho khỏe các xác mình. Nhưng chết rồi thì ai nuôi chồng, nuôi con. Đành phải sống! Chết đâu có dễ!” – giọng chị Lý nghẹn lại.
Rời khỏi bãi than khi cái ánh nắng chiều nhạt dần. Công việc nặng nhọc khiến nhiều chị em già trước tuổi. Có lẽ những người “nữ phu” than này chưa biết đến một ngày nghỉ ngơi. Quanh năm suốt tháng, họ chỉ biết bốc than đội trên đầu, vác trên đôi vai gầy. Trời mưa thì đôi vai ướt sũng, run bần bật; trời nắng thì đôi chân bỏng rát đội từng thúng than nặng trĩu. Tôi mong họ có được một ngày nghỉ ngơi.
Theo Bee