G
Guest
Guest
(ThuVienBao.com) - Chỉ cần nói “phở Hà Nội”, chiếc smartphone của bạn sẽ hiển thị danh sách một loạt quán phở ở Hà Nội. Đó là những gì dự án tìm kiếm Google đang thử nghiệm phiên bản Beta.
Việc tìm kiếm trên điện thoại di động, hiện người ta có thể thực hiện thông qua SMS (gửi đến đầu số và chờ nhận kết quả), tìm kiếm bằng ứng dụng (Google Mobile, Yahoo Go, My Mobile, Mobile Search, Vina Search…), tìm kiếm bằng chữ (gõ từ khóa và tìm kiếm) và tìm kiếm bằng giọng nói.
Tìm kiếm bằng giọng nói là thống soái lĩnh vực tìm kiếm trên di động
Nhiều chuyên gia nhận định, đây sẽ là kênh tìm kiếm tiện dụng và “thống soái” việc tìm kiếm trên điện thoại di động trong tương lai. Bởi, việc nhắn tin trả kết quả chậm, chi phí cao; gõ từ khóa cũng không thích hợp trong khi di chuyển và bàn phím nhập liệu di động bé. Chẳng hạn như để gõ chữ coffee shop, theo tính toán phải mất chừng hơn 1 phút, nhưng nếu chỉ cần nói vào điện thoại thì mất chưa tới 20 giây là có kết quả.
Giờ đây, chiếc điện thoại đang trở nên gần một chiếc máy tính hơn. Chip xử lý có cấu hình cao (lớn hơn 1Ghz, chip đa nhân), tích hợp định vị vệ tinh GPS, mạng internet băng thông rộng (3G, 4G, wifi, wimax…), các ứng dụng thông minh… Và rất có thể, trong tương lai, điện thoại còn có thể được tích hợp máy chiếu để người dùng xem trên các màn hình lớn.
Với người dùng hệ điều hành Android (do Google phát triển), hiện đã có thể tìm kiếm địa chỉ, website, tìm đường (bằng tiếng Anh) thông qua phần mềm tìm kiếm bằng giọng nói. Trong tương lai, việc tìm kiếm này sẽ được mở rộng tới nhiều lĩnh vực và hỗ trợ đa ngôn ngữ.
Ông Hồ Minh Đức, phó tổng giám đốc Naiscorp, một công ty phát triển công cụ tìm kiếm hàng đầu Việt Nam đánh giá: Việc tìm kiếm trên điện thoại sẽ ngày càng trở nên hữu ích và đa năng. Nếu như hiện nay người dùng có thể tìm kiếm nội dung web, địa chỉ quán ăn, bản nhạc mp3, video clip… Trong tương lai gần, chiếc điện thoại có thể hỗ trợ tìm kiếm tất cả những gì người dùng muốn, từ các sản phẩm, dịch vụ tới các thông tin hữu ích nhất trong đời sống. Đặc biệt, người dùng có thể tìm kiếm thông tin qua giọng nói, nhận kết quả theo sở thích, nhu cầu hoặc các lĩnh vực chuyên biệt.
Công cụ tìm kiếm và công cụ dịch thuật tự động sẽ giúp người dùng dễ dàng chuyển qua lại giữa các ngôn ngữ mà không cần mất nhiều thời gian. Và như vậy, người dùng không chỉ phải gõ các từ khóa tìm kiếm, mà hoàn toàn có thể thao sử dụng chính lời nói. Máy điện thoại sẽ nhanh chóng ghi âm, phân tích các dữ liệu liên quan tới vị trí, sở thích cá nhân, tra cứu các kết quả và trả kết quả một cách nhanh chóng và chính xác.
Đầu năm 2011, Google đã giới thiệu ứng dụng Google Translate dành cho điện thoại di động với chế độ dịch hội thoại (conversation mode). Ở chế độ này, điện thoại sẽ tự ghi lại mọi câu nói của người sử dụng và người đối thoại, gửi về máy chủ Google. Tại đây, các câu nói sẽ được nhận diện, chuyển sang dạng văn bản, dịch và gửi trở lại điện thoại dưới dạng âm thanh. Như vậy, mỗi người đều có thể nói tiếng mẹ đẻ mà vẫn hiểu nhau. Bản này cũng mới chỉ hỗ trợ dịch từ tiếng Anh sang tiếng Tây Ban Nha và ngược lại.
Tuy nhiên, để dịch cũng như tìm kiếm đa ngôn ngữ trên di động, các nhà phát triển phải vượt qua rào cản về ngữ pháp và ngữ cảnh của các ngôn ngữ. Chẳng hạn như chỉ một câu “Ông già đi nhanh quá” trong tiếng Việt đã thể hiện rất nhiều lớp nghĩa. Đó có thể là câu nói về sự đi lại, sự qua đời, hoặc một nhận xét về tuổi tác.
Hay một ví dụ đơn giản do GS ngôn ngữ Takafumi Shimizu (ĐH Sophia, Nhật Bản) đưa ra: trong tiếng Anh, trật tự từ cơ bản là chủ ngữ, động từ rồi mới đến bổ ngữ; nhưng trong tiếng Nhật, trật tự từ lại là: chủ ngữ, bổ ngữ và động từ. Vì thế, một câu đơn giản như: “Hôm qua tôi mua trà ở tiệm Harrods” thì khi “máy” dịch sang tiếng Nhật, rất có thể thành “Hôm qua ở tiệm Harrods tôi trà mua”.
Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là các đại gia như Google, Yahoo, Micro soft đều đầu tư rất lớn vào nghiên cứu công nghệ tìm kiếm trên điện thoại di động. Ngay ở Việt Nam, Naiscorp, Tinh Vân… cũng đều đang âm thầm phát triển công nghệ này. Bởi, khó có một sản phẩm nào phổ biến, gần gũi và làm cho con người bị phụ thuộc như điện thoại di động.
Ở một khía cạnh khác, công cụ tìm kiếm trên di động sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của truyền thông và các dịch vụ trực tuyến, trong đó có marketing mobile.
Vũ Nguyên
(theo nguoiduatin)
Việc tìm kiếm trên điện thoại di động, hiện người ta có thể thực hiện thông qua SMS (gửi đến đầu số và chờ nhận kết quả), tìm kiếm bằng ứng dụng (Google Mobile, Yahoo Go, My Mobile, Mobile Search, Vina Search…), tìm kiếm bằng chữ (gõ từ khóa và tìm kiếm) và tìm kiếm bằng giọng nói.
Tìm kiếm bằng giọng nói là thống soái lĩnh vực tìm kiếm trên di động
Nhiều chuyên gia nhận định, đây sẽ là kênh tìm kiếm tiện dụng và “thống soái” việc tìm kiếm trên điện thoại di động trong tương lai. Bởi, việc nhắn tin trả kết quả chậm, chi phí cao; gõ từ khóa cũng không thích hợp trong khi di chuyển và bàn phím nhập liệu di động bé. Chẳng hạn như để gõ chữ coffee shop, theo tính toán phải mất chừng hơn 1 phút, nhưng nếu chỉ cần nói vào điện thoại thì mất chưa tới 20 giây là có kết quả.
Giờ đây, chiếc điện thoại đang trở nên gần một chiếc máy tính hơn. Chip xử lý có cấu hình cao (lớn hơn 1Ghz, chip đa nhân), tích hợp định vị vệ tinh GPS, mạng internet băng thông rộng (3G, 4G, wifi, wimax…), các ứng dụng thông minh… Và rất có thể, trong tương lai, điện thoại còn có thể được tích hợp máy chiếu để người dùng xem trên các màn hình lớn.
Với người dùng hệ điều hành Android (do Google phát triển), hiện đã có thể tìm kiếm địa chỉ, website, tìm đường (bằng tiếng Anh) thông qua phần mềm tìm kiếm bằng giọng nói. Trong tương lai, việc tìm kiếm này sẽ được mở rộng tới nhiều lĩnh vực và hỗ trợ đa ngôn ngữ.
Ông Hồ Minh Đức, phó tổng giám đốc Naiscorp, một công ty phát triển công cụ tìm kiếm hàng đầu Việt Nam đánh giá: Việc tìm kiếm trên điện thoại sẽ ngày càng trở nên hữu ích và đa năng. Nếu như hiện nay người dùng có thể tìm kiếm nội dung web, địa chỉ quán ăn, bản nhạc mp3, video clip… Trong tương lai gần, chiếc điện thoại có thể hỗ trợ tìm kiếm tất cả những gì người dùng muốn, từ các sản phẩm, dịch vụ tới các thông tin hữu ích nhất trong đời sống. Đặc biệt, người dùng có thể tìm kiếm thông tin qua giọng nói, nhận kết quả theo sở thích, nhu cầu hoặc các lĩnh vực chuyên biệt.
Công cụ tìm kiếm và công cụ dịch thuật tự động sẽ giúp người dùng dễ dàng chuyển qua lại giữa các ngôn ngữ mà không cần mất nhiều thời gian. Và như vậy, người dùng không chỉ phải gõ các từ khóa tìm kiếm, mà hoàn toàn có thể thao sử dụng chính lời nói. Máy điện thoại sẽ nhanh chóng ghi âm, phân tích các dữ liệu liên quan tới vị trí, sở thích cá nhân, tra cứu các kết quả và trả kết quả một cách nhanh chóng và chính xác.
Đầu năm 2011, Google đã giới thiệu ứng dụng Google Translate dành cho điện thoại di động với chế độ dịch hội thoại (conversation mode). Ở chế độ này, điện thoại sẽ tự ghi lại mọi câu nói của người sử dụng và người đối thoại, gửi về máy chủ Google. Tại đây, các câu nói sẽ được nhận diện, chuyển sang dạng văn bản, dịch và gửi trở lại điện thoại dưới dạng âm thanh. Như vậy, mỗi người đều có thể nói tiếng mẹ đẻ mà vẫn hiểu nhau. Bản này cũng mới chỉ hỗ trợ dịch từ tiếng Anh sang tiếng Tây Ban Nha và ngược lại.
Tuy nhiên, để dịch cũng như tìm kiếm đa ngôn ngữ trên di động, các nhà phát triển phải vượt qua rào cản về ngữ pháp và ngữ cảnh của các ngôn ngữ. Chẳng hạn như chỉ một câu “Ông già đi nhanh quá” trong tiếng Việt đã thể hiện rất nhiều lớp nghĩa. Đó có thể là câu nói về sự đi lại, sự qua đời, hoặc một nhận xét về tuổi tác.
Hay một ví dụ đơn giản do GS ngôn ngữ Takafumi Shimizu (ĐH Sophia, Nhật Bản) đưa ra: trong tiếng Anh, trật tự từ cơ bản là chủ ngữ, động từ rồi mới đến bổ ngữ; nhưng trong tiếng Nhật, trật tự từ lại là: chủ ngữ, bổ ngữ và động từ. Vì thế, một câu đơn giản như: “Hôm qua tôi mua trà ở tiệm Harrods” thì khi “máy” dịch sang tiếng Nhật, rất có thể thành “Hôm qua ở tiệm Harrods tôi trà mua”.
Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là các đại gia như Google, Yahoo, Micro soft đều đầu tư rất lớn vào nghiên cứu công nghệ tìm kiếm trên điện thoại di động. Ngay ở Việt Nam, Naiscorp, Tinh Vân… cũng đều đang âm thầm phát triển công nghệ này. Bởi, khó có một sản phẩm nào phổ biến, gần gũi và làm cho con người bị phụ thuộc như điện thoại di động.
Ở một khía cạnh khác, công cụ tìm kiếm trên di động sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của truyền thông và các dịch vụ trực tuyến, trong đó có marketing mobile.
Vũ Nguyên
(theo nguoiduatin)