T
T$
Guest
- 30 tháng 3 2015
Thủ tướng Anh sẽ tới gặp Nữ hoàng trong buổi trình diện cuối cùng trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử vào ngày 07 tháng 5 thăm, chính thức đánh dấu chấm dứt năm năm chính phủ liên minh.
Sau đó, ông được cho là sẽ nói Anh Quốc đang đi "đúng đường" và một chính phủ do đảng Lao động cầm quyền sẽ đem lại "những hỗn loạn kinh tế".
Ông Miliband thì sẽ nói rằng đảng Bảo thủ là mối "nguy hiểm" rõ ràng cho các công ty của Anh.
Đưa ra các chính sách về kinh doanh của đảng Lao động, ông được cho là sẽ cảnh báo rằng lời hứa Thủ tướng Anh về một cuộc trưng dân lieen quan tới thành viên của tại EU cũng có nguy cơ "mất đi ảnh hưởng Anh to lớn của Anh" tại EU.
Sau nhiều tháng vận động không chính thức, cuộc chạy đua kéo dài năm tuần rưỡi vào Văn phòng Thủ tướng sẽ chính thức bắt đầu sau khi Quốc hội giải thể theo Điều khoản thuộc Đạo luật Nghị viện về thời gian nhất định cho mỗi chính phủ.
- Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do, ông Nick Clegg, cho biết đảng của ông sẽ chiếm vị trí "trung hòa, hợp lẽ" trong chiến dịch vận động tranh cử
- Bộ trưởng Kinh doanh, ông Vince Cable, nói ông hy vọng ông Clegg sẽ ở lại trên cương vị lãnh đạo sau cuộc bầu cử và sẽ không loại trừ khả năng có thỏa thuận với một trong hai đảng chính, Đảng Bảo thủ hay Lao động
- Lãnh đạo đảng UKIP, ông Nigel Farage, nói đảng của ông đem tới cho cử tri một "lựa chọn cấp tiến" và một bước đột phá có tính quyết định tách ra khỏi "tầng lớp chính trị ở Westminster"
- Cả hai đảng Lao động Welsh và Bảo thủ Welsh cũng bắt đầu tiến hành chiến dịch vận động của họ
- Đảng Xanh của Scotland công bố tuyên ngôn của mình vào khi chiến dịch vận động tranh cử bắt đầu ở Scotland
- Cựu dân biểu thuộc đảng Dân chủ Tự do, ông Mike Hancock, nói ông sẽ ra tranh cử trên cương vị ứng viên độc lập cho vùng Portsmouth South
Các vấn đề có khả năng chi phối cuộc vận động bầu cử bao gồm kinh tế và cắt giảm chi tiêu, vấn đề có tiếp tục là thành viên của EU và vấn đề người nhập cư vào Anh.
Sau khi trình diện với Nữ hoàng tại Cung điện Buckingham, ông Cameron được dự kiến sẽ có tuyên bố bên ngoài số 10 Downing Street vào buổi chiều.
Ông Cameron sẽ nói rằng "Thủ tướng tiếp the bước vào cánh cửa kia sẽ là tôi hoặc ông Ed Miliband" và một chính phủ do đảng Bảo thủ lãnh đạo sẽ chăm lo "một nền kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, làm ra tiền bạc để đảm một Dịch vụ y tế quốc gia (NHS) được cải thiện và tài trợ đúng cách".
Ông sẽ nói lãnh tụ lao động ông Ed Miliband "chỉ nói mồm với giới lao động trong khi dự tính tăng thuế và tăng nợ công".
Đưa ra cam kết của đảng Lao động đối với cam kết hội viên của Anh tại EU, ông cũng hứa sẽ "đưa nước Anh trở lại vai trò lãnh đạo " ở Brussels.
Đảng Lao động đã nói rằng việc phục hồi kinh tế dưới sự lãnh đạo của Liên minh chính phủ là chậm nhất trong hơn 100 năm qua và dẫn đến một cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt.
Đảng này cam kết sẽ nâng cao mức sống của " mọi người lao động bằng cách đảm bảo những người có thu nhập cao nhất sẽ phải chịu gánh nặng lớn nhất" trong khi cắt giảm thâm hụt ngân sách và đảm bảo tương lai của NHS.
[h=2]'Tả và Hữu'[/h]Nhưng các bằng chứng về kinh tế của Lao động đã bị đặt câu hỏi với chính một trong những nhà tài trợ hàng đầu của đảng này, Tiến sĩ Assem Allam, người nói với tờ Daily Telegraph rằng kế hoạch của đảng Lao động đánh "thuế biệt thự" và tăng thuế với những người chịu mức thuế cao nhất đã "khiến những người làm ra của cải trở thành “xa lạ”.
Ông nói với chương trình Todday của BBC Radio 4 rằng đảng của ông sẽ cắt giảm 50 tỷ bảng Anh ít hơn so với cắt giảm dự kiến của đảng Bảo thủ và sẽ vay 70 tỷ bảng Anh ít hơn so với đảng Llo động.
"Có mối nguy hiểm thực sự đó là chính trường Anh đang bị kéo sang cánh hữu và cánh tả," ông nói. "Quý vị thấy là đảng Lao động thì kéo về phía tả, chúi đầu vào cát và không đối phó với thâm hụt ngân sách.
"Quý vị cũng thấy đảng Bảo thủ thì đuổi theo đảng Độc lập Anh (UKIP) về phía hữu và chìm đắm trong các kế hoạch cắt giảm có tính tư tưởng đối với các dịch vụ công cộng."
Cả ông David Cameron và ông Ed Miliband đều thừa nhận bầu cử lần này là "khó tiên định" với các cuộc thăm dò dư luận cho thấy không có phân chia rõ rệt giữa đảng Bảo thủ và đảng Lao động.
Một cuộc khảo sát của công ty ComRes cho kên truyền hình ITV News và tờ The Daily Mail hôm thứ Hai cho thấy đảng Bảo thủ đang dẫn với tỉ lệ 36% và đảng Lao động 32%, nhưng một cuộc thăm dò dư luận của YouGov cho tờ Sunday Times thì lại gợi ý ngược lại, cho thấy đảng Lao động chiếm 36% và Đảng Bảo thủ hơn 32% trên toàn quốc.
Theo BBC Vietnamese