Cuộc chiến truyền thông Nga và Phương Tây

T

T$

Guest



150916130553__85558550_rusputintvafpindex.jpg


Image caption

Nhiều người dân Nga dựa vào truyền hình nhà nước làm nguồn tin chính

Khủng hoảng ở Ukraine đã mở ra cuộc chiến thông tin mới giữa Nga và Phương Tây.
Trong gần một thập kỷ, điện Kremlin đã bận rộn phấn đấu giành được tâm hồn và trái tim của thế giới, chủ yếu qua kênh truyền hình quốc tế RT (từng được biết đến là Russia Today).
Những nỗ lực này đã được tăng kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra năm 2014.
Truyền thông và nhiều tổ chức chính phủ phương Tây cũng đang nâng cao nỗ lực tiếp cận với người nói tiếng Nga.
Chỉ mới tuần trước, BBC nói đang xem xét kế hoạch mở thêm dịch vụ truyền hình và video tiếng Nga.
Trong khi đó Cơ quan hoạt động đối ngoại châu Âu (EEAS) đang chuẩn bị khởi đầu chiến dịch đặc biệt chống tuyên truyền, nhắm tới những người nói tiếng Nga ở EU và các nước khác ở Đông Âu.
Vào tháng Một, Nghị viện châu Âu đã thúc giục EU phát triển “chiến lược truyền thông nhằm chống lại chiến dịch tuyên truyền của Nga,” trong một nghị quyết với lời lẽ mạnh mẽ.
Kênh truyền hình quốc tế Deutsche Welle (Đức) và kênh Radio Liberty (Hoa Kỳ) và Euronews – do EU đầu tư một phần – cũng đang đẩy mạnh các hoạt động mảng tiếng Nga.
Nhưng bằng chứng cho thấy những nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng tới dư luận ở khối truyền thông nước ngoài khó có thể tạo ra được hiệu quả lớn.
Thời Chiến tranh Lạnh đã xảy ra cuộc chiến truyền thông hết sức căng thẳng giữa Nga và Phương Tây trong việc tác động tới quan điểm của người dân toàn cầu.
[h=2]'Chống độc quyền'[/h]







Image caption

BBC cũng có kế hoạch thúc đẩy thêm mảng tiếng Nga

Trong năm 2015, Nga đã tăng ngân khoản cho RT một cách đáng kể. Kinh phí cho kênh tăng 75% - khoảng 300 triệu USD.
Vũ khí khác của chiến dịch truyền thông quốc tế điện Kremlin là hãng tin Rossiya Segodnya (Russia Today), cũng được nhận thêm khoản tiền lớn - khoảng 89 triệu USD.
Những khoản tăng này cần có để bù cho đợt sụt giá đồng rúp gần đây. Nhưng nó cũng nhấn mạnh sự quan trọng ngày càng tăng của mối quan hệ giữa điện Kremlin với các chiến dịch truyền thông quốc tế.
Hoạt động truyền thông của điện Kremlin nay chiếm 34% của tổng chi tiêu cho truyền thông của chính phủ, so với 23% của năm trước đó.
Khi Tổng thống Vladimir Putin thăm văn phòng RT năm 2013, ông ca ngợi thành công của kênh truyền hình trong việc phá vỡ “sự độc quyền Anglo-Saxon” trên thị trường truyền thông quốc tế.
Không có con số đáng tin cậy về lượng khán giả trên thế giới của RT, nhưng bằng chứng từ Anh Quốc có vẻ như đi ngược lại những gì ông Putin nói.
Số liệu từ Broadcast Audience Research Board (BARB) – chuyên nghiên cứu về khán giả - cho thấy trong tháng Tám, lượng khán giả trung bình hàng tuần của RT ở mức 450.000 hay 0.8% tổng số khán giả, giảm 10.000 so với tháng 6/2012 khi BARB đưa ra số liệu về RT.
Hơn nữa, RT cũng thua trước một trong những đối thủ quốc tế lớn là Al-Jazeera tiếng Anh (AJE).
Tháng 6/2012, kênh này đã vượt nhẹ trước AJE nhưng nay chỉ còn chưa đầy một nửa số khán giả của kênh truyền thông do Qatar sở hữu.
Nhưng RT có thể có được ưu thế từ lãnh đạo mới lên của đảng Lao động Anh, Jeremy Corbyn. Ông Corbyn từng bày tỏ sự ủng hộ với RT và đã xuất hiện nhiều lần trên kênh này.
[h=2]YouTube[/h]







Image caption

Tổng thống Putin thăm trụ sở của Russia Today ở Moscow

Trên mạng xã hội thì khác.
Trang Facebook và Twitter của RT vượt trội so với các tập đoàn truyền thông khổng lồ như BBC News và CNN.
YouTube rõ ràng là mặt mạnh nhất của RT, với hơn 1,5 triệu người đăng k‎ý và gần 1,5 tỷ lượt xem.
Nhưng khán giả YouTube của RT thích xem gì nhất?
Số lượt xem của RT đạt được chủ yếu nhờ các video về thiên tai, thảm họa hay những điều kỳ lạ, nhiều hơn hẳn so với các kênh truyền thông quốc tế khác kể cả khi RT ít đăng các bài phóng sự riêng.
Toàn bộ số 20 video trên trang chính của RT YouTube (có khoảng 300 triệu lượt xem) có thể nói là đều thuộc vào loại này.
Video về các sự kiện chính trị lớn có số lượt xem ít hơn hẳn. Chỉ một vài trong số 100 video hàng đầu của họ có thể tạm gọi là mang tính “chính trị” và không có video nào trong số đó nhắc tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
[h=2]'Trứng chọi đá'[/h]







Image caption

Lãnh đạo mới của đảng Lao động Anh, Jeremy Corbyn đã xuất hiện nhiều lần trên kênh RT

Nhưng điện Kremlin không chỉ có RT và Rossiya Segodnya để với tới thế giới.
Nga cũng có phiên bản quốc tế của các kênh nội địa, với sự kết hợp rất mạnh mẽ của các chương trình giải trí xa hoa và những bản tin gây xúc động lòng người.
Đây được cho là những chương trình gây ảnh hưởng tới công luận trong vụ Nga can thiệp vào Ukraine.
Nay phương Tây lo ngại rằng truyền thông nhà nước có thể dùng lót đường cho các vụ can thiệp của Nga ở những nơi khác, đặc biệt là ba quốc gia ở khu vực Baltic, nơi họ đã thu hút được số khán giả lên tới 25%.
Nhiều người dân tộc thiểu số nói tiếng Nga vẫn ở lại các nước Baltic sau khi độc lập năm 1991, khi Liên Xô tan rã.
Cũng có lo ngại về các bình luận ủng hộ điện Kremlin lan truyền trên mạng xã hội – có cáo buộc là của “dư luận viên” do chính quyền Nga trả tiền.








Image caption

Tháng 1/1991, quân Xô Viết đã tấn công trạm truyền thanh và truyền hình chính của Lithuania

Latvia và Lithuania đáp lại những thách thức của truyền hình Nga bằng cách siết chặt quy định truyền thông và thậm chí tạm cấm một số kênh.
Nhưng Estonia lại chuẩn bị cho ra một kênh mới nhắm tới 350.000 người dân nói tiếng Nga, chiếm gần 30% dân số nước này.
Tuy thế, với số vốn đầu tư nhỏ các kênh truyền thông đối thủ của Nga không thể mong đợi có được ảnh hưởng lớn.
Người phụ trách kênh truyền thông công của Lithuania đã ví cách làm này là dùng “trứng chọi đá”.
Cách nói này cũng có thể áp dụng cho những gì mà truyền thông phương Tây đang gắng làm thay đổi quan điểm của người Nga.
Một khảo sát gần đây do cơ quan khảo sát vốn chính phủ VTsIOM và các học giả phương Tây phát hiện ra rằng 45% người dân Nga ủng hộ kiểm duyệt truyền thông nước ngoài.
Cũng khảo sát này cho thấy chỉ có 2% coi truyền thông nước ngoài là kênh thông tin chính với họ.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top