[h=2]Chúng sống theo "bầy đàn" và thường trả tiền ngủ theo từng ngày. Em Trần Văn Hưng, 14 tuổi, quê ở Hải Dương tâm sự: "Nhiều khi bị chủ xe, chủ quầy hàng bắt được đánh cho tím mặt mũi. Một số anh khác thì nhập vào dân xã hội đen để đi đánh thuê và bảo kê ở những khách sạn, vũ trường ở Hà Nội".[/h]
Chị Lê Thị Anh - một người buôn hoa quả lâu năm trong chợ Long Biên cho biết: "Trẻ em kiếm sống ở chợ Long Biên có hai loại. Một là đi theo bố mẹ đi làm, loại này lành, chỉ đi theo bố mẹ để dọn hàng, bán hàng. Còn loại thứ hai là những đứa trẻ vô gia cư, tập trung theo nhóm, hễ thấy xe tải chuyển hàng về là xúm lại "hôi hàng". Người lớn bận mải với việc giao hàng nên không để ý được. Những đứa trẻ lưu manh ấy, là nỗi lo của những tiểu thương nơi đây...".
Theo chị Anh, nếu như trước đây, bọn trẻ hay tập trung tại khu buôn bán hoa quả, rau củ thì nay chuyển nhiều sang khu buôn bán thủy hải sản. Công việc "mót" tôm cá rơi vãi chỉ là phụ. Thông thường chúng đi thành nhóm gần chục đứa, táo tợn xông vào bốc trộm. Có lần chúng ngang nhiên bê đi cả vỉ tôm. Thủy sản có giá trị cao hơn hàng hoa quả. Mỗi tối đi "mót" như vậy, mỗi đứa cũng kiếm được một vài trăm nghìn. Số tiền ấy cũng trang trải được cuộc sống không nhà của chúng.
Chợ đêm Long Biên - nơi có nhiều đứa trẻ mưu sinh.
Những đứa trẻ ở chợ đêm Long Biên phần lớn là sống ở những xóm trọ quanh khu vực Phúc Tân, Hồng Hà, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chúng sống theo "bầy đàn" và thường trả tiền ngủ theo từng ngày. Em Trần Văn Hưng, 14 tuổi, quê ở Hải Dương tâm sự: "Kiếm tiền ở chợ đêm Long Biên cũng khó khăn lắm. Một số anh lớn 15, 16 tuổi có sức khỏe thì được thuê bốc hàng từ xe tải xuống, hoặc chuyển hoa quả từ xe ra quầy hàng. Những người ít tuổi hơn thì đi "mót" hàng để bán lại. Nhiều khi bị chủ xe, chủ quầy hàng bắt được đánh cho tím mặt mũi. Một số anh khác thì nhập vào dân xã hội đen để đi đánh thuê và bảo kê ở những khách sạn, vũ trường ở Hà Nội".
Em Lê Tiến Hiệp, 16 tuổi, quê ở Thái Bình cho hay: "Chỗ em đi về là khu bãi bồi, gần gầm cầu Long Biên - nơi mà em được chứng kiến những ngón nghề trộm cắp, cướp giật tài sản của người đi chợ, người đi lẻ trên cầu Long Biên... Dù ít tuổi nhưng với bản chất manh động, liều lĩnh đã khiến nhiều bạn tầm tuổi em trở thành thủ lĩnh của một đám thanh thiếu niên ngoại tỉnh dạt nhà đi hoang. Có những bạn thì sau khi đi "mót" hàng ở chợ đầu mối, lang thang trên cầu Long Biên để "xin đểu" tiền của những đôi trai gái hẹn hò muộn trên cầu".
Hiệp cho biết, do nhanh nhẹn nên em được nhận vào làm ở một cửa hàng bán hải sản trong chợ với mức lương 2,2 triệu đồng/tháng, có hôm phải áp tải xe hàng từ Lạng Sơn về đến Hà Nội cho chủ. Những đứa trẻ mưu sinh ở chợ Long Biên kiếm được một việc làm tử tế, ổn định như Hiệp không dễ, đa phần các chủ hàng nhìn thấy bọn chúng là xua đuổi vì sợ mất hàng. Có những em nhỏ lao động ở chợ đêm có khi cả tuần không được một giấc ngủ no. Làm xong cho chủ là trời sáng, có em lại đi đánh giày, bán báo dạo tại các bến xe và ga Hà Nội.
Chiều hôm sau, Hiệp dẫn tôi vào xóm chài ven bãi Phúc Tân nơi em ở cùng gia đình người cậu ruột. Đó là một con thuyền nhỏ nằm ven sông Hồng. Anh Trần Khánh - cậu của Hiệp cho biết, anh vừa đi làm về, con thuyền này là nơi sinh sống của gia đình anh và Hiệp. Rồi anh Khánh kể, mẹ Hiệp mất sớm, bố đi bước nữa nên anh đưa cháu về nuôi. Ở quê khó sống quá nên vợ chồng, cậu cháu đưa nhau lên Hà Nội sinh sống. Hiệp được nhận vào một sạp hàng thủy sản làm còn anh và vợ hàng ngày lên bờ bán dép nhựa quanh Hà Nội, hai đứa con gửi hàng xóm vì bên cạnh có bà lão cũng ở nhà trông cháu cho con đi làm.
Do nhiều hoàn cảnh, những đứa trẻ sống quanh khu vực chợ Long Biên phải vất vả mưu sinh trong khi tuổi của các em cần được học tập và rèn luyện. Có em không giữ được mình đã đi vào con đường phạm tội. Càng về đêm, chợ càng náo nhiệt, đâu đó quanh những quầy hàng là ánh mắt những đứa trẻ "tầm gửi" nhìn chị Mai đang lau mặt cho con trai tên Tuấn với ánh mắt thèm thuồng tình mẫu tử, tình cảm gia đình...
Lạc Thành
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Chị Lê Thị Anh - một người buôn hoa quả lâu năm trong chợ Long Biên cho biết: "Trẻ em kiếm sống ở chợ Long Biên có hai loại. Một là đi theo bố mẹ đi làm, loại này lành, chỉ đi theo bố mẹ để dọn hàng, bán hàng. Còn loại thứ hai là những đứa trẻ vô gia cư, tập trung theo nhóm, hễ thấy xe tải chuyển hàng về là xúm lại "hôi hàng". Người lớn bận mải với việc giao hàng nên không để ý được. Những đứa trẻ lưu manh ấy, là nỗi lo của những tiểu thương nơi đây...".
Theo chị Anh, nếu như trước đây, bọn trẻ hay tập trung tại khu buôn bán hoa quả, rau củ thì nay chuyển nhiều sang khu buôn bán thủy hải sản. Công việc "mót" tôm cá rơi vãi chỉ là phụ. Thông thường chúng đi thành nhóm gần chục đứa, táo tợn xông vào bốc trộm. Có lần chúng ngang nhiên bê đi cả vỉ tôm. Thủy sản có giá trị cao hơn hàng hoa quả. Mỗi tối đi "mót" như vậy, mỗi đứa cũng kiếm được một vài trăm nghìn. Số tiền ấy cũng trang trải được cuộc sống không nhà của chúng.
Chợ đêm Long Biên - nơi có nhiều đứa trẻ mưu sinh.
Những đứa trẻ ở chợ đêm Long Biên phần lớn là sống ở những xóm trọ quanh khu vực Phúc Tân, Hồng Hà, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chúng sống theo "bầy đàn" và thường trả tiền ngủ theo từng ngày. Em Trần Văn Hưng, 14 tuổi, quê ở Hải Dương tâm sự: "Kiếm tiền ở chợ đêm Long Biên cũng khó khăn lắm. Một số anh lớn 15, 16 tuổi có sức khỏe thì được thuê bốc hàng từ xe tải xuống, hoặc chuyển hoa quả từ xe ra quầy hàng. Những người ít tuổi hơn thì đi "mót" hàng để bán lại. Nhiều khi bị chủ xe, chủ quầy hàng bắt được đánh cho tím mặt mũi. Một số anh khác thì nhập vào dân xã hội đen để đi đánh thuê và bảo kê ở những khách sạn, vũ trường ở Hà Nội".
Em Lê Tiến Hiệp, 16 tuổi, quê ở Thái Bình cho hay: "Chỗ em đi về là khu bãi bồi, gần gầm cầu Long Biên - nơi mà em được chứng kiến những ngón nghề trộm cắp, cướp giật tài sản của người đi chợ, người đi lẻ trên cầu Long Biên... Dù ít tuổi nhưng với bản chất manh động, liều lĩnh đã khiến nhiều bạn tầm tuổi em trở thành thủ lĩnh của một đám thanh thiếu niên ngoại tỉnh dạt nhà đi hoang. Có những bạn thì sau khi đi "mót" hàng ở chợ đầu mối, lang thang trên cầu Long Biên để "xin đểu" tiền của những đôi trai gái hẹn hò muộn trên cầu".
Hiệp cho biết, do nhanh nhẹn nên em được nhận vào làm ở một cửa hàng bán hải sản trong chợ với mức lương 2,2 triệu đồng/tháng, có hôm phải áp tải xe hàng từ Lạng Sơn về đến Hà Nội cho chủ. Những đứa trẻ mưu sinh ở chợ Long Biên kiếm được một việc làm tử tế, ổn định như Hiệp không dễ, đa phần các chủ hàng nhìn thấy bọn chúng là xua đuổi vì sợ mất hàng. Có những em nhỏ lao động ở chợ đêm có khi cả tuần không được một giấc ngủ no. Làm xong cho chủ là trời sáng, có em lại đi đánh giày, bán báo dạo tại các bến xe và ga Hà Nội.
Chiều hôm sau, Hiệp dẫn tôi vào xóm chài ven bãi Phúc Tân nơi em ở cùng gia đình người cậu ruột. Đó là một con thuyền nhỏ nằm ven sông Hồng. Anh Trần Khánh - cậu của Hiệp cho biết, anh vừa đi làm về, con thuyền này là nơi sinh sống của gia đình anh và Hiệp. Rồi anh Khánh kể, mẹ Hiệp mất sớm, bố đi bước nữa nên anh đưa cháu về nuôi. Ở quê khó sống quá nên vợ chồng, cậu cháu đưa nhau lên Hà Nội sinh sống. Hiệp được nhận vào một sạp hàng thủy sản làm còn anh và vợ hàng ngày lên bờ bán dép nhựa quanh Hà Nội, hai đứa con gửi hàng xóm vì bên cạnh có bà lão cũng ở nhà trông cháu cho con đi làm.
Do nhiều hoàn cảnh, những đứa trẻ sống quanh khu vực chợ Long Biên phải vất vả mưu sinh trong khi tuổi của các em cần được học tập và rèn luyện. Có em không giữ được mình đã đi vào con đường phạm tội. Càng về đêm, chợ càng náo nhiệt, đâu đó quanh những quầy hàng là ánh mắt những đứa trẻ "tầm gửi" nhìn chị Mai đang lau mặt cho con trai tên Tuấn với ánh mắt thèm thuồng tình mẫu tử, tình cảm gia đình...
Hầu hết trẻ mưu sinh ở chợ đêm không biết chữAnh Trần Khánh cho biết, những đứa trẻ cùng trang lứa với Hiệp làm việc ở chợ đêm Long Biên hầu hết không biết chữ. Một số do gia đình khó khăn nên các em không có điều kiện học tập. Số khác là do các em bỏ học theo phong trào, bị lôi kéo dụ dỗ, gia đình không quản lý được. Công an phường Phúc Tân và quận Hoàn Kiếm cũng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các quầy hàng phải bảo vệ tài sản, không để các em có cơ hội trở thành tội phạm, đồng thời họ cũng giáo dục cho các em lối sống lành mạnh, lương thiện. |
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn