[h=2]Không ai ngờ được, mấy ngày tôi loanh quanh ở Phú Thọ, thấy người ta ăn sâm cầm tiến vua rào rào, ngay trong những buổi năm cùng tháng tận của 2006 – Bính Tuất niên này. Theo dõi một toán thợ săn du sơn du thuỷ, đì đoàng súng nổ hai ngày, tôi đã tận mục cảnh chim sâm cầm tiến vua được ăn tơi bời trong các đám nhậu, máu chim loang nhiều mặt nước ao đầm rồi bị dầm trong hũ ngâm rượu của cánh trọc phú thích làm thịt cả trời xanh…[/h]
Loài chim quý hiếm
Nghĩ lại thì cũng thấy thương ông vua Tự Đức (1848-1883), vì hiếm con, ông có chỉ dụ bắt người dân ven Hồ Tây hằng năm phải cung tiến 10 đôi chim sâm cầm kỳ diệu để “tráng dương, bổ thận”... Không phải tôi thương vì ông sớm phải toan tính cho cái khoản kia.
Thương vì làm vua mà ăn chim cá tiến vua cũng chỉ có cá anh vũ với chim sâm cầm (Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm/ Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây). Để đến nỗi, chính sử viết: năm 1870, vì sự phản đối kịch liệt của dân thôn và “chính quyền cơ sở” ven Hồ Tây (trước những hệ luỵ vì phải cống nộp đặc sản chim sâm cầm gây ra), vua Tự Đức đã dằn lòng bãi bỏ lệnh cống nạp chim tiến vua. Rõ khổ.
Bộ móng sâm cầm.
Người ta bảo, cái nôi chim sâm cầm quý bị bắt đem tiến vua là Hồ Tây, cái chốn vừa linh thiêng vừa hào hoa của đất rồng bay nghìn tuổi. Nơi con cái anh vũ được bắt để tiến vua là ngã ba Hạc, ngã ba sông tiền sử của nước Nam (gần cầu Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay).
Con cá ấy nó ăn rễ cây chiên đàn nghìn tuổi ở miền đất huyền thoại rồi ngấm tinh tuý của đất trời mà nên thiêng nên quý. Con chim sâm cầm cũng vì ăn củ nhân sâm ở trên núi Trường Bạch xứ Cao Ly phương Bắc mà thành món tiến vua.
Chuyện kể rằng, cộng đồng người dưới chân Trường Bạch Sơn, năm ấy, vì dịch bệnh, sắp đi vào tuyệt diệt. Tiếng khóc lóc rền vang mặt đất, trên bầu trời, những đám mây đỏ như máu cũng đứng im chết chóc.
Bấy giờ, có cô con gái xinh đẹp, là con một bác thợ săn già dưới chân Trường Bạch. Cô quá thương xót cho bà con, người thân đang tuyệt vọng kêu khóc. Lại nghe kể: trên núi tuyết, có một loài chim với sức khoẻ kỳ lạ, thịt nó có tính năng bổ dưỡng đến nhiệm màu. Là bởi vì nó sống và ăn một loài cây mảnh mai, ưa bóng râm, thích khô sợ nước trên núi Trường Bạch xa xôi.
Loài chim nhỏ (sâm cầm) bay lên trời với đôi cánh dũng mãnh thì cô gái rất biết, bởi bố cô và cả ông cô đều là thợ săn lành nghề. Nhưng con chim ấy nó ăn củ rễ cây gì? Cô đã lang thang nhiều ngày trên đỉnh núi cao lạnh giá hoang dấu chân người ấy để theo dõi xem loài chim nhỏ dũng mãnh kia ăn cái rễ củ cây gì.
Cuối cùng, cô gái quả cảm đã mang được cái rễ và củ cây có hình đứa trẻ (nhân sâm) mà loài chim nhỏ vẫn ăn xuống núi Trường Bạch, thứ củ rễ thần kỳ đã cứu được cả cộng đồng. Loài chim bí ẩn ăn cả tạ cả tấn nhân sâm để lớn lên và để có sức khoẻ thực hiện hành trình di trú dọc quả đất nọ, từ bấy được gọi là sâm cầm (loài chim ăn rễ và củ cây nhân sâm).
Có phải vì thế mà, đến thế kỷ thứ 19, tại Việt Nam, trong chỉ dụ của một vị vua (Tự Đức) gửi Hà Nội có ghi như sau: “Cứ như lời tâu thì sâm cầm là món ăn ngon, lại là thứ thuốc rất bổ nên sắc cho Tỉnh thần Hà Nội sức bảo dân làng Nghi Tàm hàng năm đến mùa phải có mười đôi chim tiến cống càng sớm càng hay”.
Thế là từ năm Tự Đức thứ 17 (1847), Nghi Tàm phải cống sâm cầm.
Cứ đến hẹn lại lên “bầy sâm cầm nhỏ/ vỗ cánh mặt trời” ở ven Hồ Tây (như lời bài hát quen thuộc về Thủ đô) suốt hàng nghìn năm qua; cho đến gần đây, người ta tàn sát sâm cầm Hồ Tây nhiều quá, nên loài chim nhạy cảm, mong manh này nó chuyển “bến ghé thăm Việt Nam” của mình về hai tỉnh ven kinh đô là Vĩnh Phúc, Hà Tây.
Thông tin thú vị và buồn buồn: năm trước, có nhà khoa học lên tivi tiết lộ với quốc dân đồng bào rằng, Sâm cầm hãi thủ đô quá nó bay như một cơn mưa màu đen về cái Đầm Vàng rộng rãi bình yên trên Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
Cánh thợ săn ồn ồn kéo lên trúng đậm ở Đầm Vàng, nước hồ loang máu đỏ của loài chim đen nhức tiến vua.
Nghe đâu, hai năm nay, đàn sâm cầm đã tủi phận nắn con đường thiên di tránh rét của mình (từ phương Bắc dọc xuống phương Nam của quả địa cầu và ngược lại) cho nó có lộ trình nghỉ - tiếp nhiên liệu ở vùng đất Tổ Phú Thọ.
Tôi tạm thời không nói chim về cái đầm nào trên đất huyện Cẩm Khê, để tránh cho loài sâm cầm di cư tội tình của các vị vua chúa phong kiến bị một phen thảm sát nữa.
Chuyến tàn sát
Năm tao bảy tuyết hẹn hò, từ tháng 10 Dương lịch cuối năm trước đến tháng 2 đầu năm sau, là mùa giá rét, sâm cầm gọi nhau từ ải Bắc ghé qua châu thổ Bắc bộ của chúng ta, tôi lại tìm đến đám thợ săn.
Lương, SN 1967, là một tay được cơ quan hữu trách cấp giấy phép sử dụng súng săn. Nhưng hắn đã dấn lên làm một cái nghề trái pháp luật là buôn bán, sửa chữa và sử dụng rất nhiều loại súng khác nữa (cùng với thuốc súng, đạn chì). Các chuyến đi săn không tiền khoáng hậu của hắn là một cái gì thật đau lòng với những người yêu thiên nhiên hoặc có chút kiến thức về bảo tồn.
Đạn ghém.
Khuôn mặt hắn cháy rạm bởi một lần rang thuốc súng, bị bỏng nặng (xem ảnh). Chúng tôi đi qua thị trấn Đông Phú, ngược các xã Phú Lạc, Tình Cương, qua mãi lên Tiên Lương, giáp tận Yên Bái. Trời lạnh, sương mù và gió rét căm căm.
Những hồ nước đọng câm lặng, cỏ năn cỏ lác trụi thùi lụi, chỉ dạt trôi đám bèo tãi như lớp váng bẩn. Bầy vịt nhà thỉnh thoảng nhao lên một chặp với mớ lông cáu bẩn làm mặt hồ khẽ thoáng chau mày.
Con đường quê nâu xám uốn lượn cùng đám khói mục đồng lơ mơ nhả lên trời. Sâm cầm giờ hiếm hoi lắm. Nhưng đi qua những triền đồi cằn sim mua trung du với những con vạc, con giang (chim) có sải cánh dài cả mét (nặng khoảng 2kg/con), Lương cũng chẳng thèm bắn.
Kỷ lục của đời thợ săn chim của Lương đã có, ấy là năm ngoái hắn bắn được con ngỗng trời nặng 7kg. Với hắn, đám chim trời còn nhiều nhặn đó lúc nào cũng nằm trong nòng súng của mình rồi, muốn dốc ra lúc nào để làm thịt thì lấy thôi. (Mỗi khi bắn giang hay cò, vạc, rất tự nhiên, Lương và đồng đội nói, kiểu như: “Để tao lấy con này ăn tạm”; “Mày ra cây đa cuối làng lấy con vạc về ăn”!).
Mãi rồi, đám thợ săn cũng chỉ cho tôi thấy, sâm cầm kiếm ăn lùi lũi, nó bơi như đám củi mục trên mặt nước. Sâm cầm bơi lặng lẽ đến mức, ngay cả khi nó nhẩn nha, mơ mộng kiếm ăn cùng chúng bạn trên mặt đầm, qua ống nhòm, tôi vẫn thấy được cái đầu đen, cặp mỏ đỏ hồng của nó in hình non tơ xuống mặt đầm.
Ao thu lặng lẽ nước trong veo trong thơ Nguyễn Khuyến chắc cũng chỉ tĩnh đến thế là cùng. Tất cả, êm đềm như trong cơn mơ.
Cho đến lúc phát súng bắn đạn dia kinh hoàng của một thợ săn dền vang. Một cô nàng sâm cầm gục đầu nằm nổi luôn trên mặt nước hồ, nơi mà cách đó nửa giây nó còn lơ đãng với trời mây non nước.
Nhóm sâm cầm 3 con còn lại cùng hốt hoảng nhao lên mặt nước. Phát súng thứ hai chát chúa. Sâm cầm rơi êm đềm xuống mặt đầm. Phát súng ấy là phát súng đón đầu, đạn chì được vãi trên chín tầng mây để bắn chim bay (đám thợ săn có câu “quân tử bắn chim bay, chứ không ai đi bắn chim đậu). Lông sâm cầm khi đã bị hạ sát đen nhoay nhoáy, đen như nhựa đường vừa đun sủi.
Sâm cầm thật tội. Bởi nó là giống chim lành hiền đến ngu ngơ nhất hạng. Lương bảo tôi:
-Sâm cầm nó dại lắm, vả lại nó là giống chim quý, đang ngày càng hiếm, nên thợ săn đã nhìn thấy con nào là hầu như con ấy bị… bắn chết. Đã bắn là chết. Đã thấy là phải bắn!
Thật ra thì chim di cư, con nào cũng lành hiền đến ngu ngơ thế. Có lẽ vẫn theo thói thường: khách du lịch Tây bao giờ cũng gà tồ hơn đám khách “ri” xứ mình. Hoặc có lẽ vì: ở đám chim di cư như sâm cầm, nó đến từ các nước bạn xa xôi, ở đó người ta không săn bắn dữ dằn, tận diệt như ở xứ ta.
Lên đường đi săn.
Mỗi năm ghé qua Việt Nam một lần, chim di cư chưa kịp thích nghi hoàn cảnh nhẫn tâm khắc nghiệt thì đã bị hạ sát sạch sành sanh. Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham.
Đến nỗi, có lần, Lương bắn một con chim gì rất to, hắn làm thịt để chén chú chén anh thì thấy chân chim đeo một cái vòng có chữ USSR (chiếc vòng của tổ chức nghiên cứu chim từ Nga họ gắn vào). Lương vứt bỏ cái vòng, cắt chân chim cho vào ngâm rượu tuốt.
Hắn có tới cả nghìn cái chân chim di cư trong bình rượu hổ lốn giữa nhà. Lương vô cảm còn là vì câu chuyện bảo tồn, tình yêu - trách nhiệm với thiên nhiên còn là một cái gì đó quá xa xỉ với hắn.
Cái con cò, con giang nó khôn ranh như thế mà còn bị bắn chết, nữa là sâm cầm. Cò nó nhìn thấy ai mặc áo rằn ri (trang phục thường gặp ở thợ săn) là nó bay tá hoả. Bởi vì cò nhớ mặt bọn “kẻ thù” vác súng.
Sâm cầm thì chẳng cần nhớ nhung gì đám áo rằn ri hết bởi nó chỉ là vị khách đi qua Việt Nam thôi. Có lẽ chim tiến vua tha hương kia nó đang bận hoài nhớ những núi sâm quý trên Trường Bạch ở Cao Ly xa xôi?
…Chợt có một đàn sâm cầm sà xuống, lông nó đen như hắc ín, loáng ướt nhóng nhánh cả một góc trời. Sâm cầm hạ cánh xuống mặt đầm, cứ lặng lẽ bơi như một mẩu gỗ mục mà kiếm ăn.
Lương vừa ngồi rình sâm cầm, vừa lôi búa đinh, một cái chày nhỏ bằng ngón chân cái làm bằng gỗ nghiến với vô số cát tút đồng vàng ươm, mỗi thỏi to bằng ngón tay cái người lớn ra nhồi đạn.
Súng hai nòng, bắn đạn dia, vòm đi của đạn to bằng cái nong, bắn trượt cũng thành… trúng. Có khi đàn cò bay qua, hắn chĩa sung lên giời nổ một phát, cò trắng rơi như cánh diều đứt dây trắng toát cả một góc ruộng ngô đất cọ.
Lương lôi cát tút ra, một tay cầm hũ thuốc nổ xám xịt, miệng cắm điếu thuốc đang đở lửa; tay kia Lương cầm một ngọn nến đã châm. Cái mặt mới bị thuốc nổ làm cho cháy xém của anh ta không biết sợ là gì, hắn liều như một chiến binh cảm tử.
Đến giờ, tôi cũng không hiểu bởi tại làm sao mà lúc ấy tôi có gan ngồi cạnh hắn để chụp ảnh (với lý do làm… kỷ niệm)!
Nến được nhỏ vào đáy ngoài của cát tút lớn. Rồi đến “phôi” nhựa trắng, nến, giấy, rồi lại một lượt những giọt nến sáp bít phía trên. Cuối cùng, hắn mở hộp đạn chì với những viên to bằng hạt đậu nành ra, dùng muỗng múc mỗi cát tút một muỗng đạn chì.
Trong áo di lê của Lương có búa đinh và một cây chày gỗ nhỏ. Hắn cắm chày vào cát tút, dùng búa gõ nhẹ cho đạn và các phụ gia nén chặt. Đạn được gài vào bao, bao đạn thắt quanh người (xem ảnh), trông đám thợ săn như lũ… xâm lăng đằng đằng sát khí trong phim cái thời “Mùa nước nổi”, “Cánh đồng hoang” độ trước.
Mấy chú sâm cầm lặng lẽ rơi như giọt nước lớn màu đen xuống một mặt đầm ở cách thị trấn Đông Phú vài cây số. Lương nín thở, Bảy tụt quần áo, mặc mỗi cái quần sà-lỏn. Gió mùa đông Bắc vẫn giá rét căm căm.
Vì cái đầm nổi tiếng nhiều sâm cầm này, hôm nay đã bị đám thợ săn nào đó nổ súng gây kinh động một lần lúc sương mù còn lãng đãng. Sau khi điều tra biết được bối cảnh đó, Lương và Bảy quyết định đổi chiến thuật: dẫu ngu ngơ khù khờ cực độ thì sâm cầm cũng trở nên khôn ngoan sau những lần thấy đám bạn đồng hành đi hết quả đất của mình bị hạ sát.
Không thể bơi thuyền ra bắn sâm cầm được nữa, chúng nó sẽ bay mất. Bảy mặc sà lỏn thả mình xuống đám bùn một cách từ từ, rồi người hắn lút trong làn nước bầy nhầy váng bọt.
Lương phồng mồm thổi một cái săm xe ôtô (4 chỗ) cũ thành chiếc phao nhỏ. Lương ném xuống cho Bảy một tàu lá chuối nữa. Săm xe để kê nòng sung và bơi, lá chuối để nguỵ trang. Bảy lùi lũi tiến ra phía chú sâm cầm cô độc trên mặt đầm lặng phắc.
Sương khói tới mức, cả đàn sâm cầm sà xuống, nhưng giờ chúng tôi chỉ nhìn thấy có một chú chim đen nhức. Đám trẻ ở xóm nghèo ngồi trong bụi tre phóng tầm mắt hiếu kỳ ra nín thở theo dõi cuộc săn sâm cầm. Một bà cụ mắt mũi lem nhem, đi qua thở dài: gớm, con chim có một dúm thịt mà cái nhà bác ấy phải trần truồng lúc rét chết cò thế này ở dưới đầm. Hết khôn chúng nó dồn ra dại.
Tiếng súng chưa kịp nổ, Bảy còn lạnh giá dưới mặt nước đầm nhớt nhèo năn lác cũ thì bầy sâm cầm nhỏ đã vỗ cánh mặt trời. Lần này là ngoại lệ, sâm cầm dại dột cũng đã thoát chết để tiếp tục hành trình từ Siberia (Nga) xuống bán đảo Triều Tiên, qua Trung Quốc, Hồng Công, qua Việt Nam, Thái-lan, Indonesia, Australia (và ngược lại) của mình.
Bỗng dưng, sự nhăn nhó rét sun thịt da của Bảy lại gây cho tôi một niềm vui khó tả: bầy sâm cầm thoát tử nạn.
Tôi luôn tin đó là một loài chim thiêng, nó đi vòng quanh địa cầu để làm một sứ mệnh gì đó, chứ không phải là để cho người ta săn bắt phục vụ những cái thú phàm phu của mình như hiện nay.
Báo chí đưa tin: một nhóm nghiên cứu tại Đại học California đã theo dõi hơn 400 tổ sâm cầm ở British Columbia (Canada) trong 4 năm và họ phát hiện ra rằng, loài chim lơ ngơ ngốc nghếch trước sung đạn của cánh thợ săn (ở Việt Nam) này có một thứ giác quan kỳ lạ, như là linh giác trong nhận thức. Nó kiểm soát được rất nhiều hiện tượng tự nhiên xung quanh nó, trừ những họng súng đạn dia bắn trượt cũng thành trúng của Lương và Bảy ở các vùng đầm Sông Thao…
Theo VTC News
Loài chim quý hiếm
Nghĩ lại thì cũng thấy thương ông vua Tự Đức (1848-1883), vì hiếm con, ông có chỉ dụ bắt người dân ven Hồ Tây hằng năm phải cung tiến 10 đôi chim sâm cầm kỳ diệu để “tráng dương, bổ thận”... Không phải tôi thương vì ông sớm phải toan tính cho cái khoản kia.
Thương vì làm vua mà ăn chim cá tiến vua cũng chỉ có cá anh vũ với chim sâm cầm (Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm/ Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây). Để đến nỗi, chính sử viết: năm 1870, vì sự phản đối kịch liệt của dân thôn và “chính quyền cơ sở” ven Hồ Tây (trước những hệ luỵ vì phải cống nộp đặc sản chim sâm cầm gây ra), vua Tự Đức đã dằn lòng bãi bỏ lệnh cống nạp chim tiến vua. Rõ khổ.
Bộ móng sâm cầm.
Người ta bảo, cái nôi chim sâm cầm quý bị bắt đem tiến vua là Hồ Tây, cái chốn vừa linh thiêng vừa hào hoa của đất rồng bay nghìn tuổi. Nơi con cái anh vũ được bắt để tiến vua là ngã ba Hạc, ngã ba sông tiền sử của nước Nam (gần cầu Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay).
Con cá ấy nó ăn rễ cây chiên đàn nghìn tuổi ở miền đất huyền thoại rồi ngấm tinh tuý của đất trời mà nên thiêng nên quý. Con chim sâm cầm cũng vì ăn củ nhân sâm ở trên núi Trường Bạch xứ Cao Ly phương Bắc mà thành món tiến vua.
Chuyện kể rằng, cộng đồng người dưới chân Trường Bạch Sơn, năm ấy, vì dịch bệnh, sắp đi vào tuyệt diệt. Tiếng khóc lóc rền vang mặt đất, trên bầu trời, những đám mây đỏ như máu cũng đứng im chết chóc.
Bấy giờ, có cô con gái xinh đẹp, là con một bác thợ săn già dưới chân Trường Bạch. Cô quá thương xót cho bà con, người thân đang tuyệt vọng kêu khóc. Lại nghe kể: trên núi tuyết, có một loài chim với sức khoẻ kỳ lạ, thịt nó có tính năng bổ dưỡng đến nhiệm màu. Là bởi vì nó sống và ăn một loài cây mảnh mai, ưa bóng râm, thích khô sợ nước trên núi Trường Bạch xa xôi.
Loài chim nhỏ (sâm cầm) bay lên trời với đôi cánh dũng mãnh thì cô gái rất biết, bởi bố cô và cả ông cô đều là thợ săn lành nghề. Nhưng con chim ấy nó ăn củ rễ cây gì? Cô đã lang thang nhiều ngày trên đỉnh núi cao lạnh giá hoang dấu chân người ấy để theo dõi xem loài chim nhỏ dũng mãnh kia ăn cái rễ củ cây gì.
Cuối cùng, cô gái quả cảm đã mang được cái rễ và củ cây có hình đứa trẻ (nhân sâm) mà loài chim nhỏ vẫn ăn xuống núi Trường Bạch, thứ củ rễ thần kỳ đã cứu được cả cộng đồng. Loài chim bí ẩn ăn cả tạ cả tấn nhân sâm để lớn lên và để có sức khoẻ thực hiện hành trình di trú dọc quả đất nọ, từ bấy được gọi là sâm cầm (loài chim ăn rễ và củ cây nhân sâm).
Có phải vì thế mà, đến thế kỷ thứ 19, tại Việt Nam, trong chỉ dụ của một vị vua (Tự Đức) gửi Hà Nội có ghi như sau: “Cứ như lời tâu thì sâm cầm là món ăn ngon, lại là thứ thuốc rất bổ nên sắc cho Tỉnh thần Hà Nội sức bảo dân làng Nghi Tàm hàng năm đến mùa phải có mười đôi chim tiến cống càng sớm càng hay”.
Thế là từ năm Tự Đức thứ 17 (1847), Nghi Tàm phải cống sâm cầm.
Cứ đến hẹn lại lên “bầy sâm cầm nhỏ/ vỗ cánh mặt trời” ở ven Hồ Tây (như lời bài hát quen thuộc về Thủ đô) suốt hàng nghìn năm qua; cho đến gần đây, người ta tàn sát sâm cầm Hồ Tây nhiều quá, nên loài chim nhạy cảm, mong manh này nó chuyển “bến ghé thăm Việt Nam” của mình về hai tỉnh ven kinh đô là Vĩnh Phúc, Hà Tây.
Thông tin thú vị và buồn buồn: năm trước, có nhà khoa học lên tivi tiết lộ với quốc dân đồng bào rằng, Sâm cầm hãi thủ đô quá nó bay như một cơn mưa màu đen về cái Đầm Vàng rộng rãi bình yên trên Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
Cánh thợ săn ồn ồn kéo lên trúng đậm ở Đầm Vàng, nước hồ loang máu đỏ của loài chim đen nhức tiến vua.
Nghe đâu, hai năm nay, đàn sâm cầm đã tủi phận nắn con đường thiên di tránh rét của mình (từ phương Bắc dọc xuống phương Nam của quả địa cầu và ngược lại) cho nó có lộ trình nghỉ - tiếp nhiên liệu ở vùng đất Tổ Phú Thọ.
Tôi tạm thời không nói chim về cái đầm nào trên đất huyện Cẩm Khê, để tránh cho loài sâm cầm di cư tội tình của các vị vua chúa phong kiến bị một phen thảm sát nữa.
Chuyến tàn sát
Năm tao bảy tuyết hẹn hò, từ tháng 10 Dương lịch cuối năm trước đến tháng 2 đầu năm sau, là mùa giá rét, sâm cầm gọi nhau từ ải Bắc ghé qua châu thổ Bắc bộ của chúng ta, tôi lại tìm đến đám thợ săn.
Lương, SN 1967, là một tay được cơ quan hữu trách cấp giấy phép sử dụng súng săn. Nhưng hắn đã dấn lên làm một cái nghề trái pháp luật là buôn bán, sửa chữa và sử dụng rất nhiều loại súng khác nữa (cùng với thuốc súng, đạn chì). Các chuyến đi săn không tiền khoáng hậu của hắn là một cái gì thật đau lòng với những người yêu thiên nhiên hoặc có chút kiến thức về bảo tồn.
Đạn ghém.
Khuôn mặt hắn cháy rạm bởi một lần rang thuốc súng, bị bỏng nặng (xem ảnh). Chúng tôi đi qua thị trấn Đông Phú, ngược các xã Phú Lạc, Tình Cương, qua mãi lên Tiên Lương, giáp tận Yên Bái. Trời lạnh, sương mù và gió rét căm căm.
Những hồ nước đọng câm lặng, cỏ năn cỏ lác trụi thùi lụi, chỉ dạt trôi đám bèo tãi như lớp váng bẩn. Bầy vịt nhà thỉnh thoảng nhao lên một chặp với mớ lông cáu bẩn làm mặt hồ khẽ thoáng chau mày.
Con đường quê nâu xám uốn lượn cùng đám khói mục đồng lơ mơ nhả lên trời. Sâm cầm giờ hiếm hoi lắm. Nhưng đi qua những triền đồi cằn sim mua trung du với những con vạc, con giang (chim) có sải cánh dài cả mét (nặng khoảng 2kg/con), Lương cũng chẳng thèm bắn.
Kỷ lục của đời thợ săn chim của Lương đã có, ấy là năm ngoái hắn bắn được con ngỗng trời nặng 7kg. Với hắn, đám chim trời còn nhiều nhặn đó lúc nào cũng nằm trong nòng súng của mình rồi, muốn dốc ra lúc nào để làm thịt thì lấy thôi. (Mỗi khi bắn giang hay cò, vạc, rất tự nhiên, Lương và đồng đội nói, kiểu như: “Để tao lấy con này ăn tạm”; “Mày ra cây đa cuối làng lấy con vạc về ăn”!).
Mãi rồi, đám thợ săn cũng chỉ cho tôi thấy, sâm cầm kiếm ăn lùi lũi, nó bơi như đám củi mục trên mặt nước. Sâm cầm bơi lặng lẽ đến mức, ngay cả khi nó nhẩn nha, mơ mộng kiếm ăn cùng chúng bạn trên mặt đầm, qua ống nhòm, tôi vẫn thấy được cái đầu đen, cặp mỏ đỏ hồng của nó in hình non tơ xuống mặt đầm.
Ao thu lặng lẽ nước trong veo trong thơ Nguyễn Khuyến chắc cũng chỉ tĩnh đến thế là cùng. Tất cả, êm đềm như trong cơn mơ.
Cho đến lúc phát súng bắn đạn dia kinh hoàng của một thợ săn dền vang. Một cô nàng sâm cầm gục đầu nằm nổi luôn trên mặt nước hồ, nơi mà cách đó nửa giây nó còn lơ đãng với trời mây non nước.
Nhóm sâm cầm 3 con còn lại cùng hốt hoảng nhao lên mặt nước. Phát súng thứ hai chát chúa. Sâm cầm rơi êm đềm xuống mặt đầm. Phát súng ấy là phát súng đón đầu, đạn chì được vãi trên chín tầng mây để bắn chim bay (đám thợ săn có câu “quân tử bắn chim bay, chứ không ai đi bắn chim đậu). Lông sâm cầm khi đã bị hạ sát đen nhoay nhoáy, đen như nhựa đường vừa đun sủi.
Sâm cầm thật tội. Bởi nó là giống chim lành hiền đến ngu ngơ nhất hạng. Lương bảo tôi:
-Sâm cầm nó dại lắm, vả lại nó là giống chim quý, đang ngày càng hiếm, nên thợ săn đã nhìn thấy con nào là hầu như con ấy bị… bắn chết. Đã bắn là chết. Đã thấy là phải bắn!
Thật ra thì chim di cư, con nào cũng lành hiền đến ngu ngơ thế. Có lẽ vẫn theo thói thường: khách du lịch Tây bao giờ cũng gà tồ hơn đám khách “ri” xứ mình. Hoặc có lẽ vì: ở đám chim di cư như sâm cầm, nó đến từ các nước bạn xa xôi, ở đó người ta không săn bắn dữ dằn, tận diệt như ở xứ ta.
Lên đường đi săn.
Mỗi năm ghé qua Việt Nam một lần, chim di cư chưa kịp thích nghi hoàn cảnh nhẫn tâm khắc nghiệt thì đã bị hạ sát sạch sành sanh. Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham.
Đến nỗi, có lần, Lương bắn một con chim gì rất to, hắn làm thịt để chén chú chén anh thì thấy chân chim đeo một cái vòng có chữ USSR (chiếc vòng của tổ chức nghiên cứu chim từ Nga họ gắn vào). Lương vứt bỏ cái vòng, cắt chân chim cho vào ngâm rượu tuốt.
Hắn có tới cả nghìn cái chân chim di cư trong bình rượu hổ lốn giữa nhà. Lương vô cảm còn là vì câu chuyện bảo tồn, tình yêu - trách nhiệm với thiên nhiên còn là một cái gì đó quá xa xỉ với hắn.
Cái con cò, con giang nó khôn ranh như thế mà còn bị bắn chết, nữa là sâm cầm. Cò nó nhìn thấy ai mặc áo rằn ri (trang phục thường gặp ở thợ săn) là nó bay tá hoả. Bởi vì cò nhớ mặt bọn “kẻ thù” vác súng.
Sâm cầm thì chẳng cần nhớ nhung gì đám áo rằn ri hết bởi nó chỉ là vị khách đi qua Việt Nam thôi. Có lẽ chim tiến vua tha hương kia nó đang bận hoài nhớ những núi sâm quý trên Trường Bạch ở Cao Ly xa xôi?
…Chợt có một đàn sâm cầm sà xuống, lông nó đen như hắc ín, loáng ướt nhóng nhánh cả một góc trời. Sâm cầm hạ cánh xuống mặt đầm, cứ lặng lẽ bơi như một mẩu gỗ mục mà kiếm ăn.
Lương vừa ngồi rình sâm cầm, vừa lôi búa đinh, một cái chày nhỏ bằng ngón chân cái làm bằng gỗ nghiến với vô số cát tút đồng vàng ươm, mỗi thỏi to bằng ngón tay cái người lớn ra nhồi đạn.
Súng hai nòng, bắn đạn dia, vòm đi của đạn to bằng cái nong, bắn trượt cũng thành… trúng. Có khi đàn cò bay qua, hắn chĩa sung lên giời nổ một phát, cò trắng rơi như cánh diều đứt dây trắng toát cả một góc ruộng ngô đất cọ.
Lương lôi cát tút ra, một tay cầm hũ thuốc nổ xám xịt, miệng cắm điếu thuốc đang đở lửa; tay kia Lương cầm một ngọn nến đã châm. Cái mặt mới bị thuốc nổ làm cho cháy xém của anh ta không biết sợ là gì, hắn liều như một chiến binh cảm tử.
Đến giờ, tôi cũng không hiểu bởi tại làm sao mà lúc ấy tôi có gan ngồi cạnh hắn để chụp ảnh (với lý do làm… kỷ niệm)!
Nến được nhỏ vào đáy ngoài của cát tút lớn. Rồi đến “phôi” nhựa trắng, nến, giấy, rồi lại một lượt những giọt nến sáp bít phía trên. Cuối cùng, hắn mở hộp đạn chì với những viên to bằng hạt đậu nành ra, dùng muỗng múc mỗi cát tút một muỗng đạn chì.
Trong áo di lê của Lương có búa đinh và một cây chày gỗ nhỏ. Hắn cắm chày vào cát tút, dùng búa gõ nhẹ cho đạn và các phụ gia nén chặt. Đạn được gài vào bao, bao đạn thắt quanh người (xem ảnh), trông đám thợ săn như lũ… xâm lăng đằng đằng sát khí trong phim cái thời “Mùa nước nổi”, “Cánh đồng hoang” độ trước.
Mấy chú sâm cầm lặng lẽ rơi như giọt nước lớn màu đen xuống một mặt đầm ở cách thị trấn Đông Phú vài cây số. Lương nín thở, Bảy tụt quần áo, mặc mỗi cái quần sà-lỏn. Gió mùa đông Bắc vẫn giá rét căm căm.
Vì cái đầm nổi tiếng nhiều sâm cầm này, hôm nay đã bị đám thợ săn nào đó nổ súng gây kinh động một lần lúc sương mù còn lãng đãng. Sau khi điều tra biết được bối cảnh đó, Lương và Bảy quyết định đổi chiến thuật: dẫu ngu ngơ khù khờ cực độ thì sâm cầm cũng trở nên khôn ngoan sau những lần thấy đám bạn đồng hành đi hết quả đất của mình bị hạ sát.
Không thể bơi thuyền ra bắn sâm cầm được nữa, chúng nó sẽ bay mất. Bảy mặc sà lỏn thả mình xuống đám bùn một cách từ từ, rồi người hắn lút trong làn nước bầy nhầy váng bọt.
Lương phồng mồm thổi một cái săm xe ôtô (4 chỗ) cũ thành chiếc phao nhỏ. Lương ném xuống cho Bảy một tàu lá chuối nữa. Săm xe để kê nòng sung và bơi, lá chuối để nguỵ trang. Bảy lùi lũi tiến ra phía chú sâm cầm cô độc trên mặt đầm lặng phắc.
Sương khói tới mức, cả đàn sâm cầm sà xuống, nhưng giờ chúng tôi chỉ nhìn thấy có một chú chim đen nhức. Đám trẻ ở xóm nghèo ngồi trong bụi tre phóng tầm mắt hiếu kỳ ra nín thở theo dõi cuộc săn sâm cầm. Một bà cụ mắt mũi lem nhem, đi qua thở dài: gớm, con chim có một dúm thịt mà cái nhà bác ấy phải trần truồng lúc rét chết cò thế này ở dưới đầm. Hết khôn chúng nó dồn ra dại.
Tiếng súng chưa kịp nổ, Bảy còn lạnh giá dưới mặt nước đầm nhớt nhèo năn lác cũ thì bầy sâm cầm nhỏ đã vỗ cánh mặt trời. Lần này là ngoại lệ, sâm cầm dại dột cũng đã thoát chết để tiếp tục hành trình từ Siberia (Nga) xuống bán đảo Triều Tiên, qua Trung Quốc, Hồng Công, qua Việt Nam, Thái-lan, Indonesia, Australia (và ngược lại) của mình.
Bỗng dưng, sự nhăn nhó rét sun thịt da của Bảy lại gây cho tôi một niềm vui khó tả: bầy sâm cầm thoát tử nạn.
Tôi luôn tin đó là một loài chim thiêng, nó đi vòng quanh địa cầu để làm một sứ mệnh gì đó, chứ không phải là để cho người ta săn bắt phục vụ những cái thú phàm phu của mình như hiện nay.
Báo chí đưa tin: một nhóm nghiên cứu tại Đại học California đã theo dõi hơn 400 tổ sâm cầm ở British Columbia (Canada) trong 4 năm và họ phát hiện ra rằng, loài chim lơ ngơ ngốc nghếch trước sung đạn của cánh thợ săn (ở Việt Nam) này có một thứ giác quan kỳ lạ, như là linh giác trong nhận thức. Nó kiểm soát được rất nhiều hiện tượng tự nhiên xung quanh nó, trừ những họng súng đạn dia bắn trượt cũng thành trúng của Lương và Bảy ở các vùng đầm Sông Thao…
Theo VTC News