T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Mặt trời còn chưa lặn nơi 'thiên đường xã hội chủ nghĩa' Cuba
Những người bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa đau yếu của Cuba có vẻ đã quyết định rằng cuộc cách mạng nay cần thêm liều thuốc tiến hóa.
Trong khi hòn đảo chuẩn bị cho Đại hội Đảng Cộng sản lần đầu tiên sau 14 năm trong tháng Tư, những thay đổi cho hệ thống kế hoạch hóa tập trung đang bắt đầu có hiệu lực.
Chủ tịch Raul Castro đã bác bỏ cải cách thị trường quy mô lớn và không hề có ý định bãi bỏ nhãn hiệu chủ nghĩa cộng sản đặc biệt của nước ông.
Thời điểm tổ chức Đại hội Đảng nhằm mục đích tái khẳng định tinh thần xã hội chủ nghĩa của Cuba trước Hoa Kỳ tư bản.
Nó sẽ trùng với dịp kỷ niệm 50 năm Cuba đánh bại lực lượng do Mỹ ủng hộ tại Vịnh Con Heo năm 1961.
Truyền thông nhà nước Cuba đang mở rộng chiến dịch tuyên truyền cho ngày kỷ niệm 16 tháng Tư, và dĩ nhiên sẽ có diễu binh ở Havana với sự tham gia của các vận động viên.
Nhưng dù cho có biểu tượng đó, thực tế khắc nghiệt đã hiện ra ở lĩnh vực tài chính, với sự thừa nhận Cuba không còn có thể đem lại biên chế cả đời cũng như sự kiểm soát giá cả giúp chính phủ duy trì quyền khống chế hoạt động kinh tế.
Nợ nần
Tháng Chín năm ngoái, có loan báo một triệu nhân viên khu vực công sẽ bị sa thải, mặc dù việc cắt giảm nay được cho là sẽ phải kéo dài hơn dự tính.
Đồng thời, chính phủ nới lỏng quy định về doanh nghiệp tư nhân, nói rằng nhiều cựu nhân viên nhà nước sẽ tự mở công ty hay tham gia hợp tác xã.
Gần đây nhất, vào tháng Hai, chính phủ nói sẽ từ từ bãi bỏ việc bao cấp cho giá đường nội và gạo nhập khẩu.
Và đầu tháng này, đồng tiền peso chuyển đổi được, chủ yếu được du khách và công ty nước ngoài sử dụng, bị hạ giá 8%.
Rõ ràng, mục tiêu của tất cả những việc này là giúp đất nước này sản xuất nhiều hơn và cân bằng ngân sách, nhưng cũng nhằm cả việc trả nợ nước ngoài.
Khó có con số đáng tin, nhưng ước tính cho rằng nợ của Cuba lên đến nhiều tỉ đôla.
Câu lạc bộ Paris nói Cuba là con nợ thứ hai của họ, với 30.4 tỉ đôla còn thiếu cho đến cuối 2009.
Nhiều doanh nghiệp tư nhân sẽ được phép hoạt động ở Cuba
Nhưng con số này bao gồm tiền của Havan nợ Liên Xô cũ. Nó được Nga thừa hưởng, nước mà nay là thành viên đầy đủ của Câu lạc bộ Paris.
Trước đây Nga ước tính con số là 20 tỉ đôla, nhưng chưa có thống kê cập nhật.
Ngoài Câu lạc bộ Paris, chủ nợ lớn nhất của Cuba là Argentina, với ước tính 1.8 tỉ đôla sau khoản vay năm 1973 của chính phủ Hector Campora tồn tại chưa đầy hai tháng.
Nói chung các khoản nợ này có từ thời Chiến tranh Lạnh, khi Cuba là nhà nước vệ tinh của Moscow và được hưởng các thỏa thuận thương mại ưu đãi.
Nhưng sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, Fidel Castro cố gắng tìm những người giúp đỡ mới hơn là tìm cách cải tổ hệ thống.
Dầu hỏa trợ giá của Venezuela thay thế dầu Liên Xô, vì Cuba nhờ tới Tổng thống Hugo Chavez cho nhu cầu năng lượng.
Rồi ông Castro may mắn có Trung Quốc, nước nhanh chóng trở thành người cho vay giờ chót của Cuba.
Nhưng giới chức ở Bắc Kinh nay chủ trì một nền kinh tế "xã hội chủ nghĩa mang bản sắc Trung Quốc" - nói cách khác, một hệ thống thị trường do nhà nước dẫn dắt và chủ nghĩa cộng sản chỉ là tên gọi mà thôi.
Họ không có ý định dùng tiền vay để giúp gia đình Castro ngăn chặn những thay đổi tương tự trong nước.
Vì thế Trung Quốc nay thúc Cuba hiện đại hóa kinh tế, một phần vì Bắc Kinh đã chán việc Cuba không trả nợ đúng hạn.
Các quan chức Cuba đã nhận ra rằng núi nợ của đất nước đã trở nên quá lớn và họ muốn dùng Đại hội Đảng để thúc đẩy tiến trình cải cách.
Nhưng họ muốn nhà nước tiếp tục lên kế hoạch cho nền kinh tế, và một tài liệu 32 trang chuẩn bị cho Đại hội nói rằng "chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đủ sức vượt qua khó khăn và bảo vệ thành quả Cách mạng".
Lo sợ phụ thuộc
Trước thềm Đại hội Sáu, đã có nhiều phản đối từ một số nhóm cánh tả quốc tế.
85% của 5.1 triệu người lao động Cuba làm cho nhà nước
Nhưng họ cũng đúng khi chỉ ra rằng mặc dù Washington là kẻ thù chính, nhưng hóa ra Cuba lại phụ thuộc kinh tế Mỹ.
Cuba nhập khẩu 80% lương thực và hơn một phần tư số này là từ Mỹ, khiến nước này trở thành nhà cung cấp lương thực số một cho hòn đảo.
Những người muốn ngăn Cuba hướng về chủ nghĩa xã hội thị trường thì hy vọng nước này giảm phụ thuộc vào Mỹ bằng cách nhờ giúp đỡ của các nước châu Mỹ Latin và Caribê.
Một số kêu gọi Argentina và các nước trong vùng đã cho Cuba vay tiền như Mexico, Panama, Brazil, Trinidad và Tobago và Uruguay, bày tỏ tình đoàn kết bằng việc xóa nợ.
Những người khác lại muốn Cuba buôn bán nhiều hơn với bảy nước thành viên trong nhóm Alba của Hugo Chavez. Đây là thỏa thuận hợp tác kinh tế được ông Chavez đề nghị nhằm phá kế hoạch về Khu vực Mậu dịch Tự do châu Mỹ FTAA.
FTAA sau đó tự sụp đổ, nhưng Alba vẫn sống nhờ việc các nền kinh tế nhỏ hy vọng có lợi từ ông Chavez.
Ngoài Venezuela và Cuba, nhóm này có Bolivia, Ecuador, Nicaragua và ba nước Caribê nói tiếng Anh - Antigua và Barbuda, Dominica và St Vincent và Grenadines.
Alba dĩ nhiên chẳng phải là khối Comecon đã giúp nuôi sống kinh tế Cuba từ những ngày trước khi Tường Berlin sụp đổ.
Có thể sự thực chỉ là, sau khi đã hết lựa chọn, Cuba nay sẽ bị buộc phải đi vào thay đổi kinh tế thực sự - hay có lẽ là một thứ chủ nghĩa xã hội "mang bản sắc Cuba".
Theo BBC Vietnamese
Những người bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa đau yếu của Cuba có vẻ đã quyết định rằng cuộc cách mạng nay cần thêm liều thuốc tiến hóa.
Trong khi hòn đảo chuẩn bị cho Đại hội Đảng Cộng sản lần đầu tiên sau 14 năm trong tháng Tư, những thay đổi cho hệ thống kế hoạch hóa tập trung đang bắt đầu có hiệu lực.
Chủ tịch Raul Castro đã bác bỏ cải cách thị trường quy mô lớn và không hề có ý định bãi bỏ nhãn hiệu chủ nghĩa cộng sản đặc biệt của nước ông.
Thời điểm tổ chức Đại hội Đảng nhằm mục đích tái khẳng định tinh thần xã hội chủ nghĩa của Cuba trước Hoa Kỳ tư bản.
Nó sẽ trùng với dịp kỷ niệm 50 năm Cuba đánh bại lực lượng do Mỹ ủng hộ tại Vịnh Con Heo năm 1961.
Truyền thông nhà nước Cuba đang mở rộng chiến dịch tuyên truyền cho ngày kỷ niệm 16 tháng Tư, và dĩ nhiên sẽ có diễu binh ở Havana với sự tham gia của các vận động viên.
Nhưng dù cho có biểu tượng đó, thực tế khắc nghiệt đã hiện ra ở lĩnh vực tài chính, với sự thừa nhận Cuba không còn có thể đem lại biên chế cả đời cũng như sự kiểm soát giá cả giúp chính phủ duy trì quyền khống chế hoạt động kinh tế.
Nợ nần
Tháng Chín năm ngoái, có loan báo một triệu nhân viên khu vực công sẽ bị sa thải, mặc dù việc cắt giảm nay được cho là sẽ phải kéo dài hơn dự tính.
Đồng thời, chính phủ nới lỏng quy định về doanh nghiệp tư nhân, nói rằng nhiều cựu nhân viên nhà nước sẽ tự mở công ty hay tham gia hợp tác xã.
Gần đây nhất, vào tháng Hai, chính phủ nói sẽ từ từ bãi bỏ việc bao cấp cho giá đường nội và gạo nhập khẩu.
Và đầu tháng này, đồng tiền peso chuyển đổi được, chủ yếu được du khách và công ty nước ngoài sử dụng, bị hạ giá 8%.
Rõ ràng, mục tiêu của tất cả những việc này là giúp đất nước này sản xuất nhiều hơn và cân bằng ngân sách, nhưng cũng nhằm cả việc trả nợ nước ngoài.
Khó có con số đáng tin, nhưng ước tính cho rằng nợ của Cuba lên đến nhiều tỉ đôla.
Câu lạc bộ Paris nói Cuba là con nợ thứ hai của họ, với 30.4 tỉ đôla còn thiếu cho đến cuối 2009.
Nhưng con số này bao gồm tiền của Havan nợ Liên Xô cũ. Nó được Nga thừa hưởng, nước mà nay là thành viên đầy đủ của Câu lạc bộ Paris.
Trước đây Nga ước tính con số là 20 tỉ đôla, nhưng chưa có thống kê cập nhật.
Ngoài Câu lạc bộ Paris, chủ nợ lớn nhất của Cuba là Argentina, với ước tính 1.8 tỉ đôla sau khoản vay năm 1973 của chính phủ Hector Campora tồn tại chưa đầy hai tháng.
Nói chung các khoản nợ này có từ thời Chiến tranh Lạnh, khi Cuba là nhà nước vệ tinh của Moscow và được hưởng các thỏa thuận thương mại ưu đãi.
Nhưng sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, Fidel Castro cố gắng tìm những người giúp đỡ mới hơn là tìm cách cải tổ hệ thống.
Dầu hỏa trợ giá của Venezuela thay thế dầu Liên Xô, vì Cuba nhờ tới Tổng thống Hugo Chavez cho nhu cầu năng lượng.
Rồi ông Castro may mắn có Trung Quốc, nước nhanh chóng trở thành người cho vay giờ chót của Cuba.
Nhưng giới chức ở Bắc Kinh nay chủ trì một nền kinh tế "xã hội chủ nghĩa mang bản sắc Trung Quốc" - nói cách khác, một hệ thống thị trường do nhà nước dẫn dắt và chủ nghĩa cộng sản chỉ là tên gọi mà thôi.
Họ không có ý định dùng tiền vay để giúp gia đình Castro ngăn chặn những thay đổi tương tự trong nước.
Vì thế Trung Quốc nay thúc Cuba hiện đại hóa kinh tế, một phần vì Bắc Kinh đã chán việc Cuba không trả nợ đúng hạn.
Các quan chức Cuba đã nhận ra rằng núi nợ của đất nước đã trở nên quá lớn và họ muốn dùng Đại hội Đảng để thúc đẩy tiến trình cải cách.
Nhưng họ muốn nhà nước tiếp tục lên kế hoạch cho nền kinh tế, và một tài liệu 32 trang chuẩn bị cho Đại hội nói rằng "chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đủ sức vượt qua khó khăn và bảo vệ thành quả Cách mạng".
Lo sợ phụ thuộc
Trước thềm Đại hội Sáu, đã có nhiều phản đối từ một số nhóm cánh tả quốc tế.
Nhưng họ cũng đúng khi chỉ ra rằng mặc dù Washington là kẻ thù chính, nhưng hóa ra Cuba lại phụ thuộc kinh tế Mỹ.
Cuba nhập khẩu 80% lương thực và hơn một phần tư số này là từ Mỹ, khiến nước này trở thành nhà cung cấp lương thực số một cho hòn đảo.
Những người muốn ngăn Cuba hướng về chủ nghĩa xã hội thị trường thì hy vọng nước này giảm phụ thuộc vào Mỹ bằng cách nhờ giúp đỡ của các nước châu Mỹ Latin và Caribê.
Một số kêu gọi Argentina và các nước trong vùng đã cho Cuba vay tiền như Mexico, Panama, Brazil, Trinidad và Tobago và Uruguay, bày tỏ tình đoàn kết bằng việc xóa nợ.
Những người khác lại muốn Cuba buôn bán nhiều hơn với bảy nước thành viên trong nhóm Alba của Hugo Chavez. Đây là thỏa thuận hợp tác kinh tế được ông Chavez đề nghị nhằm phá kế hoạch về Khu vực Mậu dịch Tự do châu Mỹ FTAA.
FTAA sau đó tự sụp đổ, nhưng Alba vẫn sống nhờ việc các nền kinh tế nhỏ hy vọng có lợi từ ông Chavez.
Ngoài Venezuela và Cuba, nhóm này có Bolivia, Ecuador, Nicaragua và ba nước Caribê nói tiếng Anh - Antigua và Barbuda, Dominica và St Vincent và Grenadines.
Alba dĩ nhiên chẳng phải là khối Comecon đã giúp nuôi sống kinh tế Cuba từ những ngày trước khi Tường Berlin sụp đổ.
Có thể sự thực chỉ là, sau khi đã hết lựa chọn, Cuba nay sẽ bị buộc phải đi vào thay đổi kinh tế thực sự - hay có lẽ là một thứ chủ nghĩa xã hội "mang bản sắc Cuba".
Theo BBC Vietnamese