Các quan chức Mỹ cho hay một dàn khoan dầu di động đã bị lật úp ngoài khơi bang Louisiana. Vụ việc này xảy ra giữa lúc Mỹ đang vật lộn với thảm họa tràn dầu tại Vịnh Mexico sau khi một dàn khoan bốc cháy và chìm xuống biển.
Theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, dàn khoan dầu nội địa di động loại nhỏ bị lật trên kênh Charenton gần thành phổ Morgan, bang Louisiana. Không có ai bị thương trong sự cố này.
Dàn khoan có thể chở được khoảng 7.600 lít dầu diesel nhưng các quan chức của Lực lượng bờ biển Mỹ cho biết họ không biết chính xác có bao nhiêu nhiên liệu trên dàn. Hiện tại các nhân viên điều tra chưa phát hiện sự rò rỉ nào từ dàn khoan bị lật.
Để phòng ngừa, một phao quây dài 150m đã được thiết lập xung quanh dàn khoan để “giữ chân” dầu nếu xảy ra rò rỉ.
Tina Moore, giám đốc công ty T. Moore Services sở hữu dàn khoan, cho hay dàn khoan này gặp sự cố khi được đặt trên chiếc xà lan và đang trên đường tới một bãi phế liệu để phá hủy.
Đây là vụ chìm dàn khoan thứ 2 tại Mỹ chỉ trong vòng chưa đầy 10 ngày qua. Hôm 22/4, dàn khoan Deepwater Horizon ngoài khơi bang Louisiana cũng bị chìm sau 36 giờ bốc cháy dữ dội.
Dầu loang đã lan tới bờ
Ảnh chụp từ vệ tinh vệt dầu loang ở bờ biển Louisiana.
Hôm 30/4, vệt dầu loang khổng lồ từ một giếng dầu tại dàn khoan Deepwater Horizon tại Vịnh Mexico đã bị gió đẩy vào bờ biển Louisiana, đe dọa gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái.
Các quan chức Mỹ đã đẩy nhanh chiến dịch nhằm khắc phục sự cố tràn dầu. Các máy bay của Không quân Mỹ đang chuẩn bị phun hóa chất làm phân hủy dầu ở ngoài khoai bờ biển Louisiana
Các chuyên gia về biển cho biết dầu loang cũng có thể lan tới một số khu vực của Mississippi, Alabama, Florida và Texas, trong đó có một số khu vực đánh bắt cá cũng như các hệ sinh thái quý được bảo vệ.
Các tổ chức cứu trợ động vật dọc bờ biển Louisiana đã bắt đầu nhận được những “bệnh nhân” đầu tiên - những con chim biển người bị dính một lớp đầu dầy và đen kịt. Trung tâm thời tiết quốc gia Mỹ cho hay gió mạnh có thể đẩy vệt dầu loang vào các vịnh nhỏ, các ao hồ ở đông nam Louisiana vào cuối tuần này.
Thời tiết không thuận lợi đang đe dọa cản trở chiến dịch kiểm soát vệt dầu loang. Biển động đang đẩy dầu tràn qua các phao quây, vốn được dùng để cô lập vệt dầu. Hải quân Mỹ đã huy động thêm phao quây và các phương tiện khác tới khu vực.
Vùng ngập mặn ngoài khơi bờ biển Louisiana là nơi sinh sống của nhiều động vật hoang dã. Đây cũng là một ngư trường quan trọng của ngành công nghiệp cá.
Ước tính có tới khoảng 5.000 thùng dầu đang tràn ra biển mỗi ngày sau khi dàn khoan Deepwater Horizon do Công ty dầu BP của Anh vận hành bị chìm hồi tuần trước sau một vụ nổ. Chưa rõ nguyên nhân của vụ nổ, vốn làm 11 công nhân mất tích và được cho là đã chết.
Con chim này nằm trong số những "nạn nhân" đầu tiên của của vụ tràn dầu.
Khoảng 1.900 nhân viên cứu hộ khẩn cấp và 300 tàu và máy bay đang được điều động tới khu vực. Hai chiếc máy bay vận tải C-130 Hercules được trang bị hệ thống phun từ trên cao đang chuẩn bị cất cánh từ Lake Charles, Louisiana. Các máy bay quân sự sẽ phối hợp cùng máy bay dân sự để phun hàng nghìn lít hóa chất nhằm làm tan dầu trên mặt biển.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 30/4 đã yêu cầu Bộ trưởng nội vụ Ken Salazar mở một cuộc điều tra toàn diện về vụ nổ dàn khoan dẫn tới vụ tràn dầu khổng lồ và trong 30 ngày phải trình báo cáo về các biện pháp nhằm tránh xảy ra vụ việc tương tự.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng đã cử các quan cao cấp như Bộ trưởng nội vụ Ken Salazar, Bộ trưởng an ninh nội địa Janet Napolitano và giám đốc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Lisa Jackson đến Louisiana để giám sát nỗ lực dọn dẹp dầu tràn.
Thống đốc các bang Louisiana, Florida và Alabama đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì vụ tràn dầu.
An Bình
Theo AP, BBC
Theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, dàn khoan dầu nội địa di động loại nhỏ bị lật trên kênh Charenton gần thành phổ Morgan, bang Louisiana. Không có ai bị thương trong sự cố này.
Dàn khoan có thể chở được khoảng 7.600 lít dầu diesel nhưng các quan chức của Lực lượng bờ biển Mỹ cho biết họ không biết chính xác có bao nhiêu nhiên liệu trên dàn. Hiện tại các nhân viên điều tra chưa phát hiện sự rò rỉ nào từ dàn khoan bị lật.
Để phòng ngừa, một phao quây dài 150m đã được thiết lập xung quanh dàn khoan để “giữ chân” dầu nếu xảy ra rò rỉ.
Tina Moore, giám đốc công ty T. Moore Services sở hữu dàn khoan, cho hay dàn khoan này gặp sự cố khi được đặt trên chiếc xà lan và đang trên đường tới một bãi phế liệu để phá hủy.
Đây là vụ chìm dàn khoan thứ 2 tại Mỹ chỉ trong vòng chưa đầy 10 ngày qua. Hôm 22/4, dàn khoan Deepwater Horizon ngoài khơi bang Louisiana cũng bị chìm sau 36 giờ bốc cháy dữ dội.
Dầu loang đã lan tới bờ
Ảnh chụp từ vệ tinh vệt dầu loang ở bờ biển Louisiana.
Hôm 30/4, vệt dầu loang khổng lồ từ một giếng dầu tại dàn khoan Deepwater Horizon tại Vịnh Mexico đã bị gió đẩy vào bờ biển Louisiana, đe dọa gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái.
Các quan chức Mỹ đã đẩy nhanh chiến dịch nhằm khắc phục sự cố tràn dầu. Các máy bay của Không quân Mỹ đang chuẩn bị phun hóa chất làm phân hủy dầu ở ngoài khoai bờ biển Louisiana
Các chuyên gia về biển cho biết dầu loang cũng có thể lan tới một số khu vực của Mississippi, Alabama, Florida và Texas, trong đó có một số khu vực đánh bắt cá cũng như các hệ sinh thái quý được bảo vệ.
Các tổ chức cứu trợ động vật dọc bờ biển Louisiana đã bắt đầu nhận được những “bệnh nhân” đầu tiên - những con chim biển người bị dính một lớp đầu dầy và đen kịt. Trung tâm thời tiết quốc gia Mỹ cho hay gió mạnh có thể đẩy vệt dầu loang vào các vịnh nhỏ, các ao hồ ở đông nam Louisiana vào cuối tuần này.
Thời tiết không thuận lợi đang đe dọa cản trở chiến dịch kiểm soát vệt dầu loang. Biển động đang đẩy dầu tràn qua các phao quây, vốn được dùng để cô lập vệt dầu. Hải quân Mỹ đã huy động thêm phao quây và các phương tiện khác tới khu vực.
Vùng ngập mặn ngoài khơi bờ biển Louisiana là nơi sinh sống của nhiều động vật hoang dã. Đây cũng là một ngư trường quan trọng của ngành công nghiệp cá.
Ước tính có tới khoảng 5.000 thùng dầu đang tràn ra biển mỗi ngày sau khi dàn khoan Deepwater Horizon do Công ty dầu BP của Anh vận hành bị chìm hồi tuần trước sau một vụ nổ. Chưa rõ nguyên nhân của vụ nổ, vốn làm 11 công nhân mất tích và được cho là đã chết.
Con chim này nằm trong số những "nạn nhân" đầu tiên của của vụ tràn dầu.
Khoảng 1.900 nhân viên cứu hộ khẩn cấp và 300 tàu và máy bay đang được điều động tới khu vực. Hai chiếc máy bay vận tải C-130 Hercules được trang bị hệ thống phun từ trên cao đang chuẩn bị cất cánh từ Lake Charles, Louisiana. Các máy bay quân sự sẽ phối hợp cùng máy bay dân sự để phun hàng nghìn lít hóa chất nhằm làm tan dầu trên mặt biển.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 30/4 đã yêu cầu Bộ trưởng nội vụ Ken Salazar mở một cuộc điều tra toàn diện về vụ nổ dàn khoan dẫn tới vụ tràn dầu khổng lồ và trong 30 ngày phải trình báo cáo về các biện pháp nhằm tránh xảy ra vụ việc tương tự.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng đã cử các quan cao cấp như Bộ trưởng nội vụ Ken Salazar, Bộ trưởng an ninh nội địa Janet Napolitano và giám đốc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Lisa Jackson đến Louisiana để giám sát nỗ lực dọn dẹp dầu tràn.
Thống đốc các bang Louisiana, Florida và Alabama đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì vụ tràn dầu.
An Bình
Theo AP, BBC