[h=2]Nắm bắt tâm lý của lứa tuổi mới lớn thường tò mò, dễ lung lay bởi những cám dỗ. Chính vì thế nên dân đồng tính nhanh chóng "tấn công" vào các em học sinh để "săn" tình. Trong số này học sinh cấp 3 là "con mồi" béo bở nhất.[/h]
Kèm con vì sợ bị dụ dỗ
Dù con gái đã bước vào học lớp 11 nhưng chị Nguyễn Mai Anh (41 tuổi, ngụ quận 3, TP.HCM) luôn phải đưa đón con đi học. Chị Anh lo lắng: "Trước đây cháu nó đi học cấp 2 nhà tuy xa trường, nhưng tôi vẫn để cho cháu đi xe đạp một mình. Hồi đầu năm lên lớp 10 tôi cũng đâu có đưa con đi. Nó nói nó lớn rồi ba mẹ không lo, mình đã yên tâm rồi. Đầu năm học nay nghe chị bạn nói dạo này có tụi pê đê (dân đồng tính- PV) hay đến trường rủ rê mấy em học sinh, gái cũng có, trai cũng có. Theo tôi biết thì chúng chỉ đến giả vờ làm quen, sau đó rủ đi ăn và tặng quà cáp, dần dần rồi dụ dỗ bậy bạ yêu đương. Con mình còn nhỏ, đâu có bản lĩnh hay kinh nghiệm mà từ chối, nên tôi phải đưa đi đón về chứ đâu có bỏ mặc được".
Các "les" nữ ngồi chờ "con mồi".
Cũng đồng tình với lời chị Mai Anh, anh Nguyễn Thái Vinh có con trai học trường H.H. (quận Tân Bình, TP.HCM) buồn bã nói: "Hiện tượng này thì tôi nghe hơn một năm nay. Cũng chẳng phải là cái gì quá đáng, hay tội phạm nguy hiểm mà mình trị nó bằng pháp luật, mà là cái chuyện tình cảm, tâm lý của bọn trẻ. Mình không hướng từ đầu thì con mình sa vào những chuyện trời ơi, khó rút ra được, học hành sa sút thì cũng nguy lắm, nên mình là cứ phải kèm thôi". Cũng theo lời anh Vinh, thì rất nhiều bạn "dở khóc, dở cười" vì những cuộc tình "trái khoáy". Bởi thực chất bị cuốn vào, chứ bản thân các học sinh không là người đồng tính.
Như thanh minh cho các bậc phụ huynh, em Huỳnh Thúy Ng., học sinh một trường cấp 3 đóng trên địa bàn quận 3 (TP.HCM) cho hay: "Chuyện đó là có thật đó cô, nhiều trường cấp 3 trên địa bàn thành phố có một số người bị đồng tính hay đến trước trường, ngồi vào các quán trà sữa, hoặc quán nước nơi các bạn hay vào đó sau mỗi giờ tan học. Thấy bạn nào mà chúng thích thì đến lân la hỏi chuyện, như bạn bè cùng giới, vô tư vui vẻ. Sau đó thì thường xuyên đến chơi trước quán, trả tiền nước giùm, hay rủ đi ăn, hoặc đi mua đồ. Các bạn được mấy người đó ga lăng trả tiền cho nên vui lắm, dần dần rồi mấy người đó tán tỉnh yêu đương. Người mạnh mẽ thì từ chối được. Nhiều người vì hoàn cảnh, vì lỡ ra mà phải đồng ý làm "người yêu".
Hai dân "gay" sau khi đã đi chơi về.
Theo chân vào những cuộc "gạ tình"
Như để chứng minh cho lời nói của mình, Thúy Ng. dẫn tôi đi theo hai nhóm thuộc dân "đồng tính" để mục sở thị những người này "hành động" như thế nào. Nhóm đầu tiên là có hai gã trai, hai gã này khoảng ngoài 20 tuổi, dáng vẻ ăn mặc bảnh bao, thường "ngồi đồng" trong quán cà phê gần trường học H.H. Khi các học sinh đi ra, hai gã này đã nhanh chân đón "đối tượng" của hai gã, nhóm này gồm mấy em học sinh nam. Xong cả nhóm lại vào một cái quán nước gần đó. Tỏ ra hiểu biết, Thúy Ng. nói: "Đó chỉ mới chiêu đầu, thường thì mấy người này không sỗ sàng đâu".
Hai gã kể trên tỏ ra rất ga lăng khi hỏi thăm chuyện học hành, rồi lại chăm sóc ăn uống của cả nhóm như một "bảo mẫu". Sau một gã mặc quần bò nói: "Cuối tháng này anh có mấy vé đi du lịch miễn phí ra Nha Trang, các em ai muốn thì đi, không mất tiền. Ra đó ăn uống được bao hết, còn mua gì thì anh mua cho". Một cậu học sinh nói: "Nhưng mà em sợ ba mẹ em không cho, dạo này ba mẹ em giám sát kỹ lắm, phải học để còn thi nữa". Tên quần bò tiếp tục "bày mưu kế": "Em cứ bảo đi tham quan với nhóm bạn trong lớp, bọn anh cũng chỉ đi thứ 7 đến chủ nhật về thôi, đi bằng máy bay ấy mà, chứ bọn anh cũng phải đi làm, thời gian đâu mà đi".
Sau một hồi bàn bạc, cả bọn quyết định sẽ đi Nha Trang vào tuần sau. Khuôn mặt hai gã kia có vẻ rất hào hứng và vui vẻ. Sau một lúc thì cả bọn chia tay nhau để các em học sinh còn đi học vào buổi chiều. Lúc còn hai tên nằm vắt vẻo trên ghế, một tên nói: "Lần này là cá cắn câu rồi, bọn nhỏ này mà chiều tụi nó tí là xong ấy mà". Nhóm thứ hai thì có một đặc điểm khác, khi hai cô gái trông rất chững chạc, cũng mặc đồng phục học sinh, nhưng theo như Thúy Ng. thì: "Tụi nó giả vờ đấy chị, mặc thế và nói là học sinh trường khác, nhưng đến đây để kiếm bạn gái, sẽ bằng chiêu từ từ, làm quen với cả trai cả gái, sau đó "thanh lọc" và tìm bạn tình riêng. Tụi này cáo lắm, nếu không để ý kỹ sẽ không ai biết được".
Khi chúng tôi đến quán nơi nhóm này "đổ bộ", thì đã thấy chủ quán dẹp cho cả hội một "khoảng trời" riêng, nói là "riêng" nhưng gần như choán hết cả quán. Chị chủ quán hồn nhiên nói: "Các chị thông cảm ngồi trong góc chút, đây là khách quen đã đặt chỗ trước, nên quán có hơi chật". Theo tìm hiểu của chúng tôi thì nhóm này vẫn vào đây vào mỗi buổi trưa, ngày nghỉ hoặc chủ nhật. Tiền nước do hai cô gái chi trả.
Hậu quả khó lường
Đó là "giai đoạn đầu, sau khi các em học sinh được đưa đi ăn uống, rủ đi du lịch và được "quan tâm đặc biệt" tình cảm sẽ chuyển theo một hướng khác. Em Phan Hà D., một nạn nhân từng quen với giới này cho biết: "Em lúc mới vào lớp 10, qua một vài người bạn em quen người chị tên Vân, chị này nhìn bên ngoài cũng rất thường, không giống dân les. Lúc đầu chị rủ cả nhóm đi chơi, đi ăn, em quý chị lắm bởi thấy chị vừa giàu lại vừa tốt tính. Nhưng sau một lần đi du lịch với chị trên Đà Lạt, em mới biết chị là dân đồng giới, tối hôm đó chị đã tỏ tình và sàm sỡ em, em ghê quá nên bắt xe về trong đêm luôn".
Không may mắn như Hà D., em Trần Duy K. (học sinh trường N.T.T) cho biết: "Em cũng bị một anh hơn em 5 tuổi dụ dỗ, em gặp anh ấy lần đầu khi bắt xe buýt trước cổng trường. Thấy anh ấy cũng có vẻ bóng, nhưng khi đó em nghĩ chắc em nhầm, mà anh ấy tốt, nhiệt tình nên em thích chơi. Sau đó anh ấy xin số điện thoại, rủ em cùng bạn bè đi ăn, đi chơi, rồi dần dần anh ấy tỏ tình với em. Lần đầu em cũng sợ, nhưng thấy anh ấy chăm sóc mình, cái gì cũng chiều mình nên em tặc lưỡi. Trong thời gian cặp với anh ấy em được nhiều thứ, nhưng sau đó em bị quản thúc rất chặt chẽ, đi đâu làm gì phải "trình bày" với anh ấy hơn với ba mẹ em. Em đòi chia tay thì anh đe dọa, rồi khóc lóc, giờ em đang trốn đây...".
Cũng theo Duy K. thì giới đồng tính nhiều người quan hệ tình dục rất bừa bãi, không giữ gìn nên giờ K. rất sợ bị lây nhiễm bệnh tình dục. Và tâm lý chung là sau mỗi cuộc tình với người đồng giới, các em học sinh đều học hành sa sút và tâm lý không được vô tư thoải mái như lứa tuổi của mình.
Tô Hương Sen
Kèm con vì sợ bị dụ dỗ
Dù con gái đã bước vào học lớp 11 nhưng chị Nguyễn Mai Anh (41 tuổi, ngụ quận 3, TP.HCM) luôn phải đưa đón con đi học. Chị Anh lo lắng: "Trước đây cháu nó đi học cấp 2 nhà tuy xa trường, nhưng tôi vẫn để cho cháu đi xe đạp một mình. Hồi đầu năm lên lớp 10 tôi cũng đâu có đưa con đi. Nó nói nó lớn rồi ba mẹ không lo, mình đã yên tâm rồi. Đầu năm học nay nghe chị bạn nói dạo này có tụi pê đê (dân đồng tính- PV) hay đến trường rủ rê mấy em học sinh, gái cũng có, trai cũng có. Theo tôi biết thì chúng chỉ đến giả vờ làm quen, sau đó rủ đi ăn và tặng quà cáp, dần dần rồi dụ dỗ bậy bạ yêu đương. Con mình còn nhỏ, đâu có bản lĩnh hay kinh nghiệm mà từ chối, nên tôi phải đưa đi đón về chứ đâu có bỏ mặc được".
Các "les" nữ ngồi chờ "con mồi".
Cũng đồng tình với lời chị Mai Anh, anh Nguyễn Thái Vinh có con trai học trường H.H. (quận Tân Bình, TP.HCM) buồn bã nói: "Hiện tượng này thì tôi nghe hơn một năm nay. Cũng chẳng phải là cái gì quá đáng, hay tội phạm nguy hiểm mà mình trị nó bằng pháp luật, mà là cái chuyện tình cảm, tâm lý của bọn trẻ. Mình không hướng từ đầu thì con mình sa vào những chuyện trời ơi, khó rút ra được, học hành sa sút thì cũng nguy lắm, nên mình là cứ phải kèm thôi". Cũng theo lời anh Vinh, thì rất nhiều bạn "dở khóc, dở cười" vì những cuộc tình "trái khoáy". Bởi thực chất bị cuốn vào, chứ bản thân các học sinh không là người đồng tính.
Như thanh minh cho các bậc phụ huynh, em Huỳnh Thúy Ng., học sinh một trường cấp 3 đóng trên địa bàn quận 3 (TP.HCM) cho hay: "Chuyện đó là có thật đó cô, nhiều trường cấp 3 trên địa bàn thành phố có một số người bị đồng tính hay đến trước trường, ngồi vào các quán trà sữa, hoặc quán nước nơi các bạn hay vào đó sau mỗi giờ tan học. Thấy bạn nào mà chúng thích thì đến lân la hỏi chuyện, như bạn bè cùng giới, vô tư vui vẻ. Sau đó thì thường xuyên đến chơi trước quán, trả tiền nước giùm, hay rủ đi ăn, hoặc đi mua đồ. Các bạn được mấy người đó ga lăng trả tiền cho nên vui lắm, dần dần rồi mấy người đó tán tỉnh yêu đương. Người mạnh mẽ thì từ chối được. Nhiều người vì hoàn cảnh, vì lỡ ra mà phải đồng ý làm "người yêu".
Hai dân "gay" sau khi đã đi chơi về.
Theo chân vào những cuộc "gạ tình"
Như để chứng minh cho lời nói của mình, Thúy Ng. dẫn tôi đi theo hai nhóm thuộc dân "đồng tính" để mục sở thị những người này "hành động" như thế nào. Nhóm đầu tiên là có hai gã trai, hai gã này khoảng ngoài 20 tuổi, dáng vẻ ăn mặc bảnh bao, thường "ngồi đồng" trong quán cà phê gần trường học H.H. Khi các học sinh đi ra, hai gã này đã nhanh chân đón "đối tượng" của hai gã, nhóm này gồm mấy em học sinh nam. Xong cả nhóm lại vào một cái quán nước gần đó. Tỏ ra hiểu biết, Thúy Ng. nói: "Đó chỉ mới chiêu đầu, thường thì mấy người này không sỗ sàng đâu".
Hai gã kể trên tỏ ra rất ga lăng khi hỏi thăm chuyện học hành, rồi lại chăm sóc ăn uống của cả nhóm như một "bảo mẫu". Sau một gã mặc quần bò nói: "Cuối tháng này anh có mấy vé đi du lịch miễn phí ra Nha Trang, các em ai muốn thì đi, không mất tiền. Ra đó ăn uống được bao hết, còn mua gì thì anh mua cho". Một cậu học sinh nói: "Nhưng mà em sợ ba mẹ em không cho, dạo này ba mẹ em giám sát kỹ lắm, phải học để còn thi nữa". Tên quần bò tiếp tục "bày mưu kế": "Em cứ bảo đi tham quan với nhóm bạn trong lớp, bọn anh cũng chỉ đi thứ 7 đến chủ nhật về thôi, đi bằng máy bay ấy mà, chứ bọn anh cũng phải đi làm, thời gian đâu mà đi".
Sau một hồi bàn bạc, cả bọn quyết định sẽ đi Nha Trang vào tuần sau. Khuôn mặt hai gã kia có vẻ rất hào hứng và vui vẻ. Sau một lúc thì cả bọn chia tay nhau để các em học sinh còn đi học vào buổi chiều. Lúc còn hai tên nằm vắt vẻo trên ghế, một tên nói: "Lần này là cá cắn câu rồi, bọn nhỏ này mà chiều tụi nó tí là xong ấy mà". Nhóm thứ hai thì có một đặc điểm khác, khi hai cô gái trông rất chững chạc, cũng mặc đồng phục học sinh, nhưng theo như Thúy Ng. thì: "Tụi nó giả vờ đấy chị, mặc thế và nói là học sinh trường khác, nhưng đến đây để kiếm bạn gái, sẽ bằng chiêu từ từ, làm quen với cả trai cả gái, sau đó "thanh lọc" và tìm bạn tình riêng. Tụi này cáo lắm, nếu không để ý kỹ sẽ không ai biết được".
Khi chúng tôi đến quán nơi nhóm này "đổ bộ", thì đã thấy chủ quán dẹp cho cả hội một "khoảng trời" riêng, nói là "riêng" nhưng gần như choán hết cả quán. Chị chủ quán hồn nhiên nói: "Các chị thông cảm ngồi trong góc chút, đây là khách quen đã đặt chỗ trước, nên quán có hơi chật". Theo tìm hiểu của chúng tôi thì nhóm này vẫn vào đây vào mỗi buổi trưa, ngày nghỉ hoặc chủ nhật. Tiền nước do hai cô gái chi trả.
Hậu quả khó lường
Đó là "giai đoạn đầu, sau khi các em học sinh được đưa đi ăn uống, rủ đi du lịch và được "quan tâm đặc biệt" tình cảm sẽ chuyển theo một hướng khác. Em Phan Hà D., một nạn nhân từng quen với giới này cho biết: "Em lúc mới vào lớp 10, qua một vài người bạn em quen người chị tên Vân, chị này nhìn bên ngoài cũng rất thường, không giống dân les. Lúc đầu chị rủ cả nhóm đi chơi, đi ăn, em quý chị lắm bởi thấy chị vừa giàu lại vừa tốt tính. Nhưng sau một lần đi du lịch với chị trên Đà Lạt, em mới biết chị là dân đồng giới, tối hôm đó chị đã tỏ tình và sàm sỡ em, em ghê quá nên bắt xe về trong đêm luôn".
Không may mắn như Hà D., em Trần Duy K. (học sinh trường N.T.T) cho biết: "Em cũng bị một anh hơn em 5 tuổi dụ dỗ, em gặp anh ấy lần đầu khi bắt xe buýt trước cổng trường. Thấy anh ấy cũng có vẻ bóng, nhưng khi đó em nghĩ chắc em nhầm, mà anh ấy tốt, nhiệt tình nên em thích chơi. Sau đó anh ấy xin số điện thoại, rủ em cùng bạn bè đi ăn, đi chơi, rồi dần dần anh ấy tỏ tình với em. Lần đầu em cũng sợ, nhưng thấy anh ấy chăm sóc mình, cái gì cũng chiều mình nên em tặc lưỡi. Trong thời gian cặp với anh ấy em được nhiều thứ, nhưng sau đó em bị quản thúc rất chặt chẽ, đi đâu làm gì phải "trình bày" với anh ấy hơn với ba mẹ em. Em đòi chia tay thì anh đe dọa, rồi khóc lóc, giờ em đang trốn đây...".
Cũng theo Duy K. thì giới đồng tính nhiều người quan hệ tình dục rất bừa bãi, không giữ gìn nên giờ K. rất sợ bị lây nhiễm bệnh tình dục. Và tâm lý chung là sau mỗi cuộc tình với người đồng giới, các em học sinh đều học hành sa sút và tâm lý không được vô tư thoải mái như lứa tuổi của mình.
Biết nói không trước những lời rủ rê của người lạChuyên gia tâm lý Nguyễn Kim Bắc (Tổng đài 1080) cho biết: "Thực ra người đồng tính tìm đến các em học sinh cấp 3 cũng chẳng có gì lạ. Theo tâm lý thì những người này muốn tìm một sự "tươi mới" trong tình cảm. Cũng có một lý do khác là các em cấp 3 vốn đa số còn trong trẻo, tâm lý mới lớn nên tò mò. Dù nhiều em ko phải đồng tính cũng có thể dễ bị lôi cuốn bằng cả tình cảm lẫn vật chất, nên "đối tượng" này là dễ dụ nhất. Theo tôi thì các em nên từ chối ngay từ đầu những buổi ăn uống với người lạ, cũng như biết nói không với quà cáp và những cuộc đi chơi xa, sẽ tránh được rắc rối sẽ xảy ra sau này". |