Dân chèo đò qua sông dưới chân cầu 160 tỷ xây dở

T

T$

Guest

Xã Phú Sơn, huyện Tân Kỳ, nằm ở phía tây của tỉnh Nghệ An. Giao thông của xã bị ngăn cách bởi dòng sông Con nên hoàn toàn cô lập với các địa phương khác. Những lái buôn đến đây thu mua nông sản của người dân thường mua với giá thấp vì không vận chuyển được. 


Nằm cách TP Vinh hơn 10 km, với 4.850 nhân khẩu, Phú Sơn có tỷ lệ hộ nghèo 31,2%, cao nhất huyện. Cuộc sống của bà con trong vùng chủ yếu dựa vào nông nghiệp, kinh tế tự cung, tự cấp. 

Tháng 6/2009, dự án xây cầu bắc qua sông Con, nối liền giữa xã Phú Sơn và xã Nghĩa Hành khởi công. Tổng mức đầu tư dự án là 162 tỷ đồng, nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ. Dự kiến hoàn thành trong 36 tháng.

Chủ đầu tư là UBND huyện Tân Kỳ, còn nhà thầu thi công là công ty Contrexin 16.



Năm 2009, khi UBND huyện Tân Kỳ ra dự án “Đường vào trung tâm xã Phú Sơn”, người dân trong xã đều rất phấn khởi. 

Tuy nhiên, theo ghi nhận, sau 6 năm, tại công trình xây cầu, vật liệu ngổn ngang trong cảnh không một bóng công nhân làm việc. 6 trong tổng số 8 nhịp đã hoàn thành nhưng không có dấu hiệu các nhịp khác sắp sửa thi công.

Ngay chân cầu, một chiếc đò nhỏ chuyên chở người dân qua sông miệt mài đi về. Những lúc nước lớn, dòng sông đục ngầu chảy xiết, chính quyền xã phải cho tạm ngưng hoạt động. Mỗi lần như vậy xã Phú Sơn lại bị cô lập.

IMG_6044_1.jpg
Sau hơn 6 năm, cây cầu Phú Sơn vẫn chưa thể hoàn thành dù thời gian dự kiến hoàn thành đã qua hơn một nửa thời gian. Ảnh: Phạm Hòa.
Ông Nguyễn Võ Thiều (xóm Trung Sơn, Phú Sơn, Tân Kỳ) cho biết, người dân nơi đây mòn mỏi chờ đợi nhiều năm nay. Tuy nhiên, cảnh qua sông bằng đò quen thuộc vẫn chưa chấm dứt. Mùa mưa lũ, người dân, học sinh phải đối mặt với dòng nước xiết. Chuyện những con đò gặp nạn không ít lần xảy ra.

Chị Nguyễn Thị Mai, một người dân trong xã cho biết, ngày nào chị cũng phải ra trung tâm thị trấn để nhập hàng. Xe chở nặng nên mỗi lần lên đò gặp rất nhiều khó khăn. 

"Có hôm xe bị trượt rồi ngã cả người và hàng xuống sông may mà không sao. Người dân chúng tôi rất mong tuyến đường sẽ sớm hoàn thành để không còn phải khổ sở", chị than thở.

Đối diện với nguy hiểm thường trực, người dân nơi đây rất hoang mang. Những lúc ốm đau, bệnh tật hay có người sinh nở cần đến bệnh viện gấp thì họ mới đưa đi còn không thì chấp nhận nhà tự chăm sóc. 

IMG_6053.jpg
Hàng ngày người dân vẫn phải lụy đò để qua sông. Ảnh: Phạm Hòa.
Theo ông Nguyễn Hải Đông, Chủ tịch UBND xã Phú Sơn, việc cây cầu kéo dài tới 6 năm chưa hoàn thành là đúng sự thật, người dân nhiều lần phản ánh qua các cuộc tiếp xúc cử tri. Chủ tịch xã cũng đã báo cáo lên hội đồng huyện. Tuy nhiên, cái mà người dân nhận được chỉ là lời hứa hẹn.

Còn theo ông Nguyễn Viết Đức, Giám đốc ban quản lý dự án huyện Tân Kỳ, việc chậm tiến độ trong thi công dự án là do lỗi thuộc của nhà thầu.

“Chúng tôi đã cho thay đổi nhà thầu và có khả quan hơn trong tiến độ nhưng lại gặp khó khăn về vốn. Hiện mục tiêu chúng tôi đề ra là đến tháng 12 cây cầu sẽ hoàn thành và đi vào sử dụng”, ông Đức cho biết.





Do đường liên xã bị sạt lở, phải đi 5 km mới có cầu ra quốc lộ 6 nên nhiều người dân vẫn liều mạng đi qua cây cầu bị lũ hất nghiêng sắp sập sáng 1/8.




Vào tháng 8 hàng năm, hàng triệu du khách đổ về sông Tiền Đường, Trung Quốc, để ngắm những đợt sóng cao hơn 9 m. Tuy nhiên, họ nhanh chóng bỏ chạy khi sóng vượt rào chắn an toàn.
Một bữa ăn trên tàu du lịch, khách bị “chém” 23 triệu đồng, 2,5 triệu đồng cho một con ốc hoàng đế 2,5 kg... đó là những hình ảnh không đẹp cho du lịch Quảng Ninh.
Khi những chuyến xe chở các phạm nhân vừa được đặc xá ra khỏi cửa trại giam Thủ Đức (Bình Thuận) thì có nhiều người phụ nữ lớn tuổi chạy theo tìm con.
p-89EKCgBk8MZdE.gif
 
Back
Top