[h=2]Những "thiên đường" phòng kín máy lạnh, các quán cà phê chòi... giờ đã trở thành nhàm chán và dịch vụ mới, câu cá thư giãn từ A đến Z đã cơ hội "ăn nên làm ra".[/h]
Một quán câu cá trá hình, có các em út ngồi phía trước ngồi chờ khách gọi
Câu cá nước và câu cá "khô"
Thời gian gần đây, ở TP.HCM, thú câu cá ngày càng được nhiều người yêu thích. Bất kể ngày hay đêm, những người mê câu đều cần mẫn, thả hồn với dòng nước lặng tờ, chờ một cái quẫy đuôi của một "em" cá cắn câu, thế là niềm vui "sát cá" được thỏa mãn. Câu cá không chỉ đơn thuần mang về nguồn thực phẩm tươi phục vụ cho bữa nhậu tại chỗ, hoặc mang về cho gia đình mà còn là để thư giãn khi cuộc sống đô thị quá nhiều bon chen.
Lúc đầu, ở TP.HCM chỉ có một vài khu câu cá, sau này các khu xuất hiện nhiều hơn, chủ yếu ở huyện Bình Chánh, quận 9, quận 2, huyện Nhà Bè, quận Thủ Đức..., những địa bàn rộng thoáng, khá xa trung tâm thành phố. Còn nhớ cách đây chừng một năm, khi cùng các thành viên trong cơ quan đến khu câu cá thư giãn ở khu vực Bình Qưới, quận Bình Thạnh, có rất nhiều bạn trẻ cũng đến đây. Nhưng giờ quay lại những hội đông vui như trước không còn mà thay vào đó, mỗi chòi chỉ lác đác vài vị khách nam.
Một buổi chiều cuối tuần ngồi uống cà phê vỉa hè với anh bạn làm việc văn phòng ở quận 1, tôi rủ đi câu cá thư giãn để giảm stress. Thanh vui vẻ đồng ý. Con đường đi vào khu vực câu cá ở Bình Quới sâu hun hút, hàng dừa nước hai bên sà thấp chen lấn luôn không gian của người đi. Bước vào quán, một nhân viên nam phục vụ đon đả chạy ra hỏi: "Chào hai anh. Hai anh câu cá nước hay cá khô?". Tôi chẳng hiểu mô tê gì đứng đực ra. Có lẽ, Thanh cảm nhận được đây là lần đầu tiên tôi nghe đến "câu nước", "câu khô" nên chữa cháy: "Hôm nay muốn xả stress, cho anh hai cần câu nước đi". Nam nhân viên liền níu kéo: "Bị stress thì phải câu khô chứ. Sao lại câu nước?". Thanh nhăn mặt, không nói thêm câu nào kéo tôi đi vào một cái lán nhỏ ở gần khu vực lối đi.
Trong ánh mắt tôi, dường như câu hỏi "câu nước và câu khô" nó "lộ thiên" quá nên Thanh cười: "Nhà báo mà không biết à?". Thấy tôi có vẻ "hai lúa", Thanh giải thích, câu cá nước là câu cá bình thường, có dùng cần câu, mồi mâu ngồi chờ cá cắn câu. Còn câu cá khô tức là "dịch vụ em út". Theo lời Thanh, dịch vụ câu cá thư giãn có em út xuất hiện đầu tiên ở tỉnh Long An cách đây chừng hai năm. Các đại gia ở TP.HCM thấy được khả năng làm ăn ở dịch vụ này nên đã "mang" về thành phố. Quả là sự đón đầu cực kỳ sáng suốt, dường như các quý ông đã cảm thấy chán với "thiên đường" ở trong phòng kín máy lạnh và cũng dần chê các quán cà phê chòi, lùm... Giờ đây, họ muốn tìm một không gian mới, vừa có thể vui vẻ bằng cách thỏa ý thích mê câu cá lại vừa muốn có "em cá" bằng xương bằng thịt ngồi bên ôm ấp.
Thanh thật thà cho biết, mỗi tháng đám bạn của cậu đều ít nhất một lần tìm đến những khu câu cá thư giãn như thế này. Rồi Thanh liệt kê ra một loạt khu câu cá thư giãn có dịch vụ em út ở gần một số cây cầu như cầu Ông Lớn, cầu Ông Thìn, cầu Ông Bé (huyện Bình Chánh), cầu Thủ Thiêm, cầu Cá Trê (quận 2)... Lâu lâu, khi có hứng, bạn bè cậu lại rủ nhau về Long An để "đổi gió".
Đối với các quán này, người nào muốn đến câu nước thì thuê mỗi cần giá 20 nghìn, hai tiếng ngồi câu giá từ 20 - 40 nghìn đồng. Riêng những chòi có ăn nhậu tại chỗ thì chỉ cần trả tiền cần câu, tiền chòi thì được khuyến mại. Khi chúng tôi đang trò chuyện, một nam nhân viên khác cầm hai cần, mồi câu ra và không quên hỏi một cách lịch sự: "Hai anh có cần mồi câu khác không ạ?". "Hôm khác em nhé. Giờ hai anh đang có việc cần phải bàn”, tôi trả lời đại chứ chẳng hiểu cậu ta hỏi gì. Cậu nhân viên hiểu ý và dặn thêm: "Lúc nào hai anh cần cứ gọi bọn em. Ở đây có đầy đủ". Sau cuộc nói chuyện đó, chúng tôi gọi vài lon bia, vài món mồi vừa ngồi nhậu "tám chuyện" trên dưới bể rồi ra về.
Khách câu cá tấp nập về đêm?
Tất nhiên, chúng tôi "về tay không" không phải vì không có cảm hứng mà thời gian quá ít. Lần sau, tôi cùng một anh bạn khác đến một quán câu cá thư giãn ở gần Mương Chuối ở huyện Nhà Bè quyết tìm hiểu thế nào là "câu cá khô". Con đường đi vào cũng còn giữ nguyên vẻ hoang dại, cây cối um tùm. Điểm đến là một khu câu cá xập xệ, có gần hai mươi căn chòi nhỏ được làm và lợp bằng lá dừa. Chỉ mới đến cổng, một cô gái môi son đỏ chót, diện chiếc áo "siêu hở" và... cái quần không thể ngắn hơn chạy ra chào: "Lâu quá rồi mới thấy các anh đến". Cường, anh bạn tôi tỏ ra ngạc nhiên: "Đây là lần đầu tiên bọn anh đến mà". "Có lần đầu thì sẽ có lần sau. Đó là em chào trước cho lần sau mà", cô gái cười cười chữa thẹn.
Theo chân cô gái, chúng tôi bước vào một chiếc chòi nhỏ nằm ngay giữa sông. Khi vừa an tọa, cô gái lại cất tiếng: "Anh câu nước hay câu cạn ạ?". Tôi "sành sỏi" gọi hai cần cạn. Chỉ một lát sau, hai cô gái khác, ước chừng chưa tròn hai mươi, ăn mặc cũng chẳng khác gì cô gái trước bước vào: "Hai anh chờ bọn em có lâu không?". Tôi giả vờ trêu: "Hình như mới có nửa thế kỷ thôi". Ngay lập tức, cô gái ngồi bên cạnh sà tới, ôm tôi không một chút ngại ngần. Cô gái kia cũng bước đến ôm cổ Cường rồi hôn chùn chụt. Thấy anh bạn ngại ngùng, tôi vội nói: "Hôm nay bọn anh chỉ muốn mấy em ngồi bên thôi". Cô gái ôm cổ tôi liền nói: "Các anh mở hàng như vậy kì quá". Hiểu ý, tôi lôi ví, bo trước cho mỗi cô.
Một hồi tỉ tê tâm sự, hai cô gái cho biết, do nghỉ học nửa chừng, ở nhà thì không biết làm gì nên theo chân bạn lên TP.HCM kiếm tiền. Ban đầu cũng đi bán quán nhậu, nhưng thấy các bạn rỉ tai nhau, công việc ở đây mát mẻ, nhàn hạ và thu nhập cao hơn nên các cô cứ dạt dần về đây. Theo lời cô gái này thì khu câu cá thư giãn chúng tôi đến là của một đại gia mới nổi ở quận 2. Mỗi ngày có chừng gần trăm khách đến, nhưng chủ yếu là vào tầm chiều muộn và buổi đêm. Các cô gái ở đây được trả lương mỗi tháng từ 1 đến 3 triệu đồng tùy vào việc có ăn ở lại tại quán hay không.
Tại quán này, mỗi lần các cô chiều khách... đến Z sẽ thu về từ 400 - 700 ngàn đồng và phải chung chi cho ông chủ 30%. Thấy chúng tôi ái ngại vì căn chòi trống hơ trống hoác, cô gái cười tươi, đi đến một góc nhỏ, kéo sợi dây, nhanh chóng, bốn mặt được lớp mành dừa che lại: "Như vậy đã đủ kín chưa anh". Thì ra, quán được thiết kế theo kiểu các tấm mành di động để vừa tạo được sự thoáng mát, lại tạo được sự kín đáo mỗi khi cần.
Cô gái ngồi phía bên Cường cho biết, ở các khu câu cá thư giãn trên địa bàn hiện nay ở đâu cũng có "dịch vụ em út". Mỗi quán như vậy chỉ nuôi khoảng chừng 2 đến 3 cô để vừa không tốn tiền trả lương vừa bớt phức tạp mỗi khi bị kiểm tra. Mỗi khi cuối tuần, khách đông, các ông chủ lại gọi mối dẫn thêm đào đến để tiếp khách. Đối với các cô gái này thường được các ông chủ ở các khu câu cá khác mời gọi. Cũng chính vì vậy, mỗi cô chỉ lưu lại ở các khu câu cá thư giãn chỉ vài tháng rồi lại tìm địa chỉ làm ăn mới.
Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, cô gái trẻ không ngại ngùng: "Vị khách nào cần bọn em ngồi tiếp bia thì bọn em ngồi tiếp. Còn vị nào muốn hơn nữa thì cũng không thất vọng đâu. Khi đã quen biết rồi, bọn em có thể đến những nơi nào khách muốn...".
Ngồi nói chuyện một lúc khá lâu, trăng đã lên quá đầu, chúng tôi "rút" khỏi khu câu cá thư giãn này. Trên đường đi ra, hầu hết các chòi khác đều đã kín chỗ. Những chiếc cần câu cũng được đặt phía trước, hướng ra mặt hồ. Còn phía bên trong chòi, tiếng rúc rích, sột soạt... phát ra không gian nghe thật khó chịu.
Trong lúc chạy về, chúng tôi phát hiện, rất nhiều vị khách bây giờ mới chạy đến để tìm chỗ câu. Giờ này, có lẽ để câu cá nước chỉ là hình thức đối với các quý ông đã ngà ngà hơi men. Bây giờ, tôi mới hiểu câu nói của một trong hai cô gái lúc nãy nói: "Ban đêm khách đến đây nhiều. Nhiều lúc hết chòi, dù không quen biết khách vẫn sẵn sàng ngồi chung để bọn em phục vụ anh ạ"...
Nguoi Dua Tin
Một quán câu cá trá hình, có các em út ngồi phía trước ngồi chờ khách gọi
Câu cá nước và câu cá "khô"
Thời gian gần đây, ở TP.HCM, thú câu cá ngày càng được nhiều người yêu thích. Bất kể ngày hay đêm, những người mê câu đều cần mẫn, thả hồn với dòng nước lặng tờ, chờ một cái quẫy đuôi của một "em" cá cắn câu, thế là niềm vui "sát cá" được thỏa mãn. Câu cá không chỉ đơn thuần mang về nguồn thực phẩm tươi phục vụ cho bữa nhậu tại chỗ, hoặc mang về cho gia đình mà còn là để thư giãn khi cuộc sống đô thị quá nhiều bon chen.
Lúc đầu, ở TP.HCM chỉ có một vài khu câu cá, sau này các khu xuất hiện nhiều hơn, chủ yếu ở huyện Bình Chánh, quận 9, quận 2, huyện Nhà Bè, quận Thủ Đức..., những địa bàn rộng thoáng, khá xa trung tâm thành phố. Còn nhớ cách đây chừng một năm, khi cùng các thành viên trong cơ quan đến khu câu cá thư giãn ở khu vực Bình Qưới, quận Bình Thạnh, có rất nhiều bạn trẻ cũng đến đây. Nhưng giờ quay lại những hội đông vui như trước không còn mà thay vào đó, mỗi chòi chỉ lác đác vài vị khách nam.
Một buổi chiều cuối tuần ngồi uống cà phê vỉa hè với anh bạn làm việc văn phòng ở quận 1, tôi rủ đi câu cá thư giãn để giảm stress. Thanh vui vẻ đồng ý. Con đường đi vào khu vực câu cá ở Bình Quới sâu hun hút, hàng dừa nước hai bên sà thấp chen lấn luôn không gian của người đi. Bước vào quán, một nhân viên nam phục vụ đon đả chạy ra hỏi: "Chào hai anh. Hai anh câu cá nước hay cá khô?". Tôi chẳng hiểu mô tê gì đứng đực ra. Có lẽ, Thanh cảm nhận được đây là lần đầu tiên tôi nghe đến "câu nước", "câu khô" nên chữa cháy: "Hôm nay muốn xả stress, cho anh hai cần câu nước đi". Nam nhân viên liền níu kéo: "Bị stress thì phải câu khô chứ. Sao lại câu nước?". Thanh nhăn mặt, không nói thêm câu nào kéo tôi đi vào một cái lán nhỏ ở gần khu vực lối đi.
Trong ánh mắt tôi, dường như câu hỏi "câu nước và câu khô" nó "lộ thiên" quá nên Thanh cười: "Nhà báo mà không biết à?". Thấy tôi có vẻ "hai lúa", Thanh giải thích, câu cá nước là câu cá bình thường, có dùng cần câu, mồi mâu ngồi chờ cá cắn câu. Còn câu cá khô tức là "dịch vụ em út". Theo lời Thanh, dịch vụ câu cá thư giãn có em út xuất hiện đầu tiên ở tỉnh Long An cách đây chừng hai năm. Các đại gia ở TP.HCM thấy được khả năng làm ăn ở dịch vụ này nên đã "mang" về thành phố. Quả là sự đón đầu cực kỳ sáng suốt, dường như các quý ông đã cảm thấy chán với "thiên đường" ở trong phòng kín máy lạnh và cũng dần chê các quán cà phê chòi, lùm... Giờ đây, họ muốn tìm một không gian mới, vừa có thể vui vẻ bằng cách thỏa ý thích mê câu cá lại vừa muốn có "em cá" bằng xương bằng thịt ngồi bên ôm ấp.
Thanh thật thà cho biết, mỗi tháng đám bạn của cậu đều ít nhất một lần tìm đến những khu câu cá thư giãn như thế này. Rồi Thanh liệt kê ra một loạt khu câu cá thư giãn có dịch vụ em út ở gần một số cây cầu như cầu Ông Lớn, cầu Ông Thìn, cầu Ông Bé (huyện Bình Chánh), cầu Thủ Thiêm, cầu Cá Trê (quận 2)... Lâu lâu, khi có hứng, bạn bè cậu lại rủ nhau về Long An để "đổi gió".
Đối với các quán này, người nào muốn đến câu nước thì thuê mỗi cần giá 20 nghìn, hai tiếng ngồi câu giá từ 20 - 40 nghìn đồng. Riêng những chòi có ăn nhậu tại chỗ thì chỉ cần trả tiền cần câu, tiền chòi thì được khuyến mại. Khi chúng tôi đang trò chuyện, một nam nhân viên khác cầm hai cần, mồi câu ra và không quên hỏi một cách lịch sự: "Hai anh có cần mồi câu khác không ạ?". "Hôm khác em nhé. Giờ hai anh đang có việc cần phải bàn”, tôi trả lời đại chứ chẳng hiểu cậu ta hỏi gì. Cậu nhân viên hiểu ý và dặn thêm: "Lúc nào hai anh cần cứ gọi bọn em. Ở đây có đầy đủ". Sau cuộc nói chuyện đó, chúng tôi gọi vài lon bia, vài món mồi vừa ngồi nhậu "tám chuyện" trên dưới bể rồi ra về.
Khách câu cá tấp nập về đêm?
Tất nhiên, chúng tôi "về tay không" không phải vì không có cảm hứng mà thời gian quá ít. Lần sau, tôi cùng một anh bạn khác đến một quán câu cá thư giãn ở gần Mương Chuối ở huyện Nhà Bè quyết tìm hiểu thế nào là "câu cá khô". Con đường đi vào cũng còn giữ nguyên vẻ hoang dại, cây cối um tùm. Điểm đến là một khu câu cá xập xệ, có gần hai mươi căn chòi nhỏ được làm và lợp bằng lá dừa. Chỉ mới đến cổng, một cô gái môi son đỏ chót, diện chiếc áo "siêu hở" và... cái quần không thể ngắn hơn chạy ra chào: "Lâu quá rồi mới thấy các anh đến". Cường, anh bạn tôi tỏ ra ngạc nhiên: "Đây là lần đầu tiên bọn anh đến mà". "Có lần đầu thì sẽ có lần sau. Đó là em chào trước cho lần sau mà", cô gái cười cười chữa thẹn.
Theo chân cô gái, chúng tôi bước vào một chiếc chòi nhỏ nằm ngay giữa sông. Khi vừa an tọa, cô gái lại cất tiếng: "Anh câu nước hay câu cạn ạ?". Tôi "sành sỏi" gọi hai cần cạn. Chỉ một lát sau, hai cô gái khác, ước chừng chưa tròn hai mươi, ăn mặc cũng chẳng khác gì cô gái trước bước vào: "Hai anh chờ bọn em có lâu không?". Tôi giả vờ trêu: "Hình như mới có nửa thế kỷ thôi". Ngay lập tức, cô gái ngồi bên cạnh sà tới, ôm tôi không một chút ngại ngần. Cô gái kia cũng bước đến ôm cổ Cường rồi hôn chùn chụt. Thấy anh bạn ngại ngùng, tôi vội nói: "Hôm nay bọn anh chỉ muốn mấy em ngồi bên thôi". Cô gái ôm cổ tôi liền nói: "Các anh mở hàng như vậy kì quá". Hiểu ý, tôi lôi ví, bo trước cho mỗi cô.
Một hồi tỉ tê tâm sự, hai cô gái cho biết, do nghỉ học nửa chừng, ở nhà thì không biết làm gì nên theo chân bạn lên TP.HCM kiếm tiền. Ban đầu cũng đi bán quán nhậu, nhưng thấy các bạn rỉ tai nhau, công việc ở đây mát mẻ, nhàn hạ và thu nhập cao hơn nên các cô cứ dạt dần về đây. Theo lời cô gái này thì khu câu cá thư giãn chúng tôi đến là của một đại gia mới nổi ở quận 2. Mỗi ngày có chừng gần trăm khách đến, nhưng chủ yếu là vào tầm chiều muộn và buổi đêm. Các cô gái ở đây được trả lương mỗi tháng từ 1 đến 3 triệu đồng tùy vào việc có ăn ở lại tại quán hay không.
Tại quán này, mỗi lần các cô chiều khách... đến Z sẽ thu về từ 400 - 700 ngàn đồng và phải chung chi cho ông chủ 30%. Thấy chúng tôi ái ngại vì căn chòi trống hơ trống hoác, cô gái cười tươi, đi đến một góc nhỏ, kéo sợi dây, nhanh chóng, bốn mặt được lớp mành dừa che lại: "Như vậy đã đủ kín chưa anh". Thì ra, quán được thiết kế theo kiểu các tấm mành di động để vừa tạo được sự thoáng mát, lại tạo được sự kín đáo mỗi khi cần.
Cô gái ngồi phía bên Cường cho biết, ở các khu câu cá thư giãn trên địa bàn hiện nay ở đâu cũng có "dịch vụ em út". Mỗi quán như vậy chỉ nuôi khoảng chừng 2 đến 3 cô để vừa không tốn tiền trả lương vừa bớt phức tạp mỗi khi bị kiểm tra. Mỗi khi cuối tuần, khách đông, các ông chủ lại gọi mối dẫn thêm đào đến để tiếp khách. Đối với các cô gái này thường được các ông chủ ở các khu câu cá khác mời gọi. Cũng chính vì vậy, mỗi cô chỉ lưu lại ở các khu câu cá thư giãn chỉ vài tháng rồi lại tìm địa chỉ làm ăn mới.
Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, cô gái trẻ không ngại ngùng: "Vị khách nào cần bọn em ngồi tiếp bia thì bọn em ngồi tiếp. Còn vị nào muốn hơn nữa thì cũng không thất vọng đâu. Khi đã quen biết rồi, bọn em có thể đến những nơi nào khách muốn...".
Ngồi nói chuyện một lúc khá lâu, trăng đã lên quá đầu, chúng tôi "rút" khỏi khu câu cá thư giãn này. Trên đường đi ra, hầu hết các chòi khác đều đã kín chỗ. Những chiếc cần câu cũng được đặt phía trước, hướng ra mặt hồ. Còn phía bên trong chòi, tiếng rúc rích, sột soạt... phát ra không gian nghe thật khó chịu.
Trong lúc chạy về, chúng tôi phát hiện, rất nhiều vị khách bây giờ mới chạy đến để tìm chỗ câu. Giờ này, có lẽ để câu cá nước chỉ là hình thức đối với các quý ông đã ngà ngà hơi men. Bây giờ, tôi mới hiểu câu nói của một trong hai cô gái lúc nãy nói: "Ban đêm khách đến đây nhiều. Nhiều lúc hết chòi, dù không quen biết khách vẫn sẵn sàng ngồi chung để bọn em phục vụ anh ạ"...
Nguoi Dua Tin
Canon EOS Rebel T3i 18 Megapixel Digital SLR Camera (Body Only) Product rating: $465 - $1,144 29 offers from 29 stores | Canon EOS Rebel T3 Digital Camera and 18-55mm IS II Lens Product rating: $369 - $899 42 offers from 37 stores | Canon EOS 5D Mark III 22.3 MP Full Frame CMOS Digital SLR Camera with EF 24-105mm f/4 L IS USM Lens Product rating: $3,589 - $5,142 16 offers from 17 stores | ||||
Nikon Coolpix P510 16.1-Megapixel Digital Camera - Black Product rating: $329 - $429 14 offers from 15 stores | Canon EOS 5D Mark III 22.3 MP Full Frame CMOS with 1080p Full-HD Video Mode Digital SLR Camera Product rating: $2,699 - $4,170 19 offers from 19 stores | Canon EOS Rebel T4i 18.0 MP CMOS Digital SLR Camera Product rating: $675 - $1,154 23 offers from 24 stores |