Dòng phim "nhạy cảm" cứu sống nền điện ảnh Philippines

T

T$

Guest
Những câu chuyện hay nhất là về sự thật

Dùng công nghệ kỹ thuật số và Internet làm chủ đạo, các đạo diễn phim độc lập Philippines đã trở thành tâm điểm của nhiều liên hoan phim thế giới, góp phần làm bừng lại kỷ nguyên vàng của nền công nghiệp điện ảnh nước nhà.

Đối với nhà làm phim Pepe Diokno, các bộ phim độc lập là phương tiện để thúc đẩy sự thay đổi trong một đất nước mà 1/3 trong số 92 triệu dân đang sống trong nghèo khổ. “Có vô khối những câu chuyện xung quanh chúng ta và tôi nghĩ một trong những trách nhiệm của nhà làm phim là ghi lại những gì đang diễn ra xung quanh mình. Ngày mai hay 40-50 năm nữa, ai đó sẽ xem phim và nói “đó là những gì từng diễn ra ư?”", nhà làm phim 23 tuổi này bày tỏ suy nghĩ của mình.

100824CineEngkwentrob2.jpg


Nhà làm phim độc lập Pepe Diokno đến từ Philippines

Khi còn đang ngồi trên giảng đường của một trường điện ảnh, Diokno đã làm phim tựa đề Engkwentro (Sự xung đột). Tác phẩm điện ảnh của Diokno đã đoạt giải trong hạng mục New Horizon tại LHP Venice năm ngoái và giới phê bình đã gọi anh là “đứa trẻ bất kham mới” của điện ảnh Philippines. Bộ phim được Diokno dàn dựng theo câu chuyện có thực về 2 anh em tham gia trong những băng nhóm bản địa và có tên trong danh sách “đội quân thần chết” mà được cho là có sự hậu thuẫn của một thị trưởng đầy uy lực ở một thành phố miền Nam. “Điều làm tôi lo lắng là ban đầu tôi chẳng biết gì về việc này. Nhưng điều thực sự làm tôi tức giận là những gì đang diễn ra và mọi người đang chấp nhận hiện thực đó”, Diokno bày tỏ.

100824CineEngkwentrob1f.jpg

Một cảnh trong Engkwentro (Sự xung đột)

Diokno nói việc cho công chúng thấy sự tồn tại của “những đội quân thần chết” đã trở thành một chiến dịch cá nhân và anh coi mình là một người mở mắt để chứng minh rằng điện ảnh có thể trở thành một công cụ đầy thế lực cho xã hội. “Đây là một câu chuyện cần thiết phải kể ra”, Diokno khẳng định.

100824CineEngkwentrobf2.jpg

Một cảnh trong Engkwentro (Sự xung đột)

Trong khi đó, Jim Libiran, một đạo diễn 42 tuổi từng trở thành tiêu đề của các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian gần đây với bộ phim mang tính xã hội - Tribu (Bộ lạc). Tác phẩm điện ảnh đầu tay của cựu nhà báo này được tung ra năm 2007 kể về cuộc sống băng đảng ở khu ổ chuột khét tiếng Tondo của Manila và nhận thức của công chúng về vấn đề này. Bộ phim đã nhận được nhiều lời ca ngợi tại LHP Pusan Quốc tế năm 2008 và cũng trong năm đó, phim đoạt giải Le Pari de L’Avenir tại Liên hoan Điện ảnh Paris.

100824CineEngkwentrogrtegtbgref2.jpg

Hiện nay, Libiran cũng đang quay bộ phim thứ hai mang tựa đề Happyland ở Toronto (Canada). Phim là câu chuyện kể về các thầy tu dùng quả bóng để kêu gọi giới trẻ tránh xa văn hóa băng đảng. “Tôi chỉ có một thể loại - đó là sự thực. Tôi không muốn làm phim không dựa vào hiện thực. Những câu chuyện hay nhất đã được kể ra là sự thật”, Libiran cho biết.

100824CineEngkwentrob1.jpg

Áp-phích phim Engkwentro, bộ phim đoạt giải ở
hạng mục New Horizon tại LHP Venice năm ngoái

Kỷ nguyên vàng thứ 3

Lito Zulueta, nhà phê bình kiêm sử gia điện ảnh hàng đầu, nói rằng các bộ phim độc lập là một phần trong cuộc phục hưng điện ảnh của Philippines. “Tiếng vang của điện ảnh Philippines trong thời gian gần đây đã khiến các sử gia điện ảnh và văn hóa tuyên bố về một kỷ nguyên vàng thứ 3, sau những năm 1950 và 1970”, Zulueta nói.

100824CineEngkwentrobgref2.jpg

Kinatay của đạo diễn Brillante Mendoza

Từ lâu, giới phê bình đã phàn nàn về tình trạng nền điện ảnh Philippines khi nền điện ảnh này chỉ có các bộ phim chất lượng thấp với cốt truyện yếu và ít giá trị xã hội. Bên cạnh đó, việc áp dụng mức thuế cao vào vé xem phim và nạn sao chép phim lậu hoành hành là những nhân tố khiến các nhà phê bình từng cho rằng nền điện ảnh Philippines sắp chết. Tuy nhiên, một nhóm nhà làm phim độc lập đang góp phần tạo nên sự vẻ vang cho nền điện ảnh nước nhà. “Bạn thấy nguồn sáng tạo đang chảy vào nền điện ảnh độc lập và điện ảnh Philippines không thể chết. Đó là nhờ vào một sự biến đổi, một điều gì đó mới mẻ”.
 
Back
Top