Hiện nay, các loại thịt bò khô, nai khô, đà điểu khô... thường được trộn thêm nhiều tinh bột biến tính (mì căn hay dùng để làm đồ chay) và gia vị rất nặng. Sau đó được cán, ép làm thành những miếng to bản để trông bắt mắt hơn.
"Bí quyết" biến bò thành nai
Chị Nguyễn Kim Oanh, một người dân bản địa ở Điện Biên cho biết: Những người dân tộc ít người các tỉnh Tây Bắc có cách chế biến thịt lợn thành thịt nai khô rất độc đáo, đây chỉ là một cách chế biến món ăn của người dân tộc. Một số người biết kỹ thuật này nên lợi dụng để trục lợi.
Cũng theo chị Oanh, để làm giả đặc sản nai khô phải chọn thịt lợn nạc mông, thái thành những miếng có độ dày khoảng 2-3cm, dài 10cm. Sau đó ướp gia vị gồm gừng, tỏi, ớt, bột canh, bột tạo màu và một loại lá rừng... trong 3 tiếng đồng hồ rồi phơi hai nắng.
Phơi xong thì đem hun khói. Để thịt lợn có độ mềm như thịt nai, họ lại cho thịt vào nồi đồ lên rồi tiếp tục hun khói đến khi thịt săn lại. Cách làm này khá cầu kỳ nhưng giá thành chỉ bằng một nửa so với sử dụng thịt bò tươi (120.000-150.000 đồng /kg), đà điểu (từ 120-270 đồng /kg).
Theo tìm hiểu của PV, hiện có một cách làm mới được những người làm giả loại hàng này áp dụng nhiều. Họ vẫn sử dụng nguyên liệu chuẩn nhưng trộn thêm nhiều tinh bột biến tính (mì căn hay dùng để làm đồ chay) và gia vị rất nặng để tăng khối lượng sản phẩm, giảm giá thành. Khi trộn lại với thêm tinh bột và gia vị, họ sử dụng công nghệ cán, ép làm cho thành phẩm dôi hơn, những miếng thịt to bản, bắt mắt hơn.
Chế đủ loại đặc sản từ cá vụn
Theo tìm hiểu của PV, công nghệ "độn" này còn được áp dụng với các loại cá khô: Cá thu, cá chai, cá bò, cá mú, cá bống... Một gói đặc sản chỉ 20.000- 30.000 đồng. Những gói khô cá, ngoài nhãn mác có dòng chữ đặc sản khô cá thu, cá bò... đều chẳng có thông tin gì thêm.
Bà Nguyễn Thị Ch. (Thạch Kim, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - một trong những nơi sản xuất rất nhiều đặc sản cá khô bật mí về công đoạn chế biến: "Cá được trộn với phèn chua một vài tiếng, sau đó được trộn tinh bột biến tính cùng các loại gia vị, phẩm màu, hàn the...
Tiếp đó, họ cho cá vào máy xay nhuyễn. Sau khi được cho vào khuôn, phơi vài nắng rồi đóng bao... Vì được sản xuất ở những cơ sở nhỏ lẻ nên rất mất vệ sinh và tất nhiên là trên bao bì cũng chẳng có thông tin gì thêm".
Điều đáng nói, cùng cách làm nguyên liệu như vậy, họ có thể chế biến thành đủ loại đặc sản khô cá. Với mỗi loại đặc sản thì trộn với từng loại gia vị như: Muốn cá dai thì cho nhiều hàn the, cay thêm ớt, ngọt thêm đường. Màu sắc, đường vân cá thì lấy lòng cá trộn vào...Còn hình cá thì cứ đổ vào loại khuôn nào thì ra cá đấy.
Tìm hiểu tư liệu cho bài viết này, tôi chợt nhớ, cách đây không lâu, PGS. TS Nguyễn Công Thành, Viện Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã đưa ra những giả thuyết về loại mực khô xé sẵn được chế biến từ thịt cá xay, có thể là cá vụn. Có thể loại mực đó cũng được chế biến theo "công nghệ” này.
Loại nguyên liệu từ cá vụn còn được gọi là xurimi. Theo PGS.TS Nguyễn Công Thành giá xurimi khá rẻ nên những người thiếu lương tâm có thể lợi dụng để làm ra mực khô giả, thậm chí cả tôm giả để thu lợi nhuận lớn. Và không ai dám chắc rằng mực khô xé sẵn không chứa những chất bảo quản khác có thể gây hại cho cơ thể
Theo 24H
"Bí quyết" biến bò thành nai
Chị Nguyễn Kim Oanh, một người dân bản địa ở Điện Biên cho biết: Những người dân tộc ít người các tỉnh Tây Bắc có cách chế biến thịt lợn thành thịt nai khô rất độc đáo, đây chỉ là một cách chế biến món ăn của người dân tộc. Một số người biết kỹ thuật này nên lợi dụng để trục lợi.
Cũng theo chị Oanh, để làm giả đặc sản nai khô phải chọn thịt lợn nạc mông, thái thành những miếng có độ dày khoảng 2-3cm, dài 10cm. Sau đó ướp gia vị gồm gừng, tỏi, ớt, bột canh, bột tạo màu và một loại lá rừng... trong 3 tiếng đồng hồ rồi phơi hai nắng.
Phơi xong thì đem hun khói. Để thịt lợn có độ mềm như thịt nai, họ lại cho thịt vào nồi đồ lên rồi tiếp tục hun khói đến khi thịt săn lại. Cách làm này khá cầu kỳ nhưng giá thành chỉ bằng một nửa so với sử dụng thịt bò tươi (120.000-150.000 đồng /kg), đà điểu (từ 120-270 đồng /kg).
Theo tìm hiểu của PV, hiện có một cách làm mới được những người làm giả loại hàng này áp dụng nhiều. Họ vẫn sử dụng nguyên liệu chuẩn nhưng trộn thêm nhiều tinh bột biến tính (mì căn hay dùng để làm đồ chay) và gia vị rất nặng để tăng khối lượng sản phẩm, giảm giá thành. Khi trộn lại với thêm tinh bột và gia vị, họ sử dụng công nghệ cán, ép làm cho thành phẩm dôi hơn, những miếng thịt to bản, bắt mắt hơn.
Chế đủ loại đặc sản từ cá vụn
Theo tìm hiểu của PV, công nghệ "độn" này còn được áp dụng với các loại cá khô: Cá thu, cá chai, cá bò, cá mú, cá bống... Một gói đặc sản chỉ 20.000- 30.000 đồng. Những gói khô cá, ngoài nhãn mác có dòng chữ đặc sản khô cá thu, cá bò... đều chẳng có thông tin gì thêm.
Bà Nguyễn Thị Ch. (Thạch Kim, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - một trong những nơi sản xuất rất nhiều đặc sản cá khô bật mí về công đoạn chế biến: "Cá được trộn với phèn chua một vài tiếng, sau đó được trộn tinh bột biến tính cùng các loại gia vị, phẩm màu, hàn the...
Tiếp đó, họ cho cá vào máy xay nhuyễn. Sau khi được cho vào khuôn, phơi vài nắng rồi đóng bao... Vì được sản xuất ở những cơ sở nhỏ lẻ nên rất mất vệ sinh và tất nhiên là trên bao bì cũng chẳng có thông tin gì thêm".
Điều đáng nói, cùng cách làm nguyên liệu như vậy, họ có thể chế biến thành đủ loại đặc sản khô cá. Với mỗi loại đặc sản thì trộn với từng loại gia vị như: Muốn cá dai thì cho nhiều hàn the, cay thêm ớt, ngọt thêm đường. Màu sắc, đường vân cá thì lấy lòng cá trộn vào...Còn hình cá thì cứ đổ vào loại khuôn nào thì ra cá đấy.
Tìm hiểu tư liệu cho bài viết này, tôi chợt nhớ, cách đây không lâu, PGS. TS Nguyễn Công Thành, Viện Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã đưa ra những giả thuyết về loại mực khô xé sẵn được chế biến từ thịt cá xay, có thể là cá vụn. Có thể loại mực đó cũng được chế biến theo "công nghệ” này.
Loại nguyên liệu từ cá vụn còn được gọi là xurimi. Theo PGS.TS Nguyễn Công Thành giá xurimi khá rẻ nên những người thiếu lương tâm có thể lợi dụng để làm ra mực khô giả, thậm chí cả tôm giả để thu lợi nhuận lớn. Và không ai dám chắc rằng mực khô xé sẵn không chứa những chất bảo quản khác có thể gây hại cho cơ thể
Theo 24H