'Dị nhân' 25 năm không cắt tóc

Jolie

Member
[h=2]Xuất ngũ trở về, ông Kiều Quang Lãnh chọn cho mình cuộc sống biệt lập với dân làng, một mình khai hoang phát cỏ đào ao thả cá sống trong gian nhà tạm trơ trọi giữa đồng không mông quạnh. Mái tóc của ông đã 25 năm chưa hề đụng dao kéo. Ông sống không cần điện, duy chỉ có chiếc đèn dầu tự chế, cái điếu cày và đài radio làm bạn.[/h]

Cắt tóc sẽ bị ốm
Hẳn ai lần đầu gặp ông Kiều Quang Lãnh (SN 1957) ở thôn Vũ Ngoại, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, Tp.Hà Nội không khỏi giật mình trước cái vẻ bề ngoài bụi bặm và khá "dị" của một "Robinson" ngoài đảo hoang. Ông, với đôi chân trần lội phăm phăm cả ngày trên đồng ruộng không biết mệt mỏi, chiếc điếu cày đeo ngang lưng, đài cát-sét để trong túi áo bay nói ra rả suốt ngày, mái tóc dài lãng tử muối tiêu, cái điện thoại đen trắng được xỏ dây đeo lủng lẳng vòng qua cổ trước ngực và cái mũ lưỡi trai luôn thường trực trên đầu.
Người làng bảo ông Lãnh sống khác người và có gì đó "dị", nhưng thực tế ông rất hiền lành, chịu khó làm ăn. Có lẽ do sinh nhiều con, làm ăn ít gặp may nên vất vả và nghèo khó đeo đẳng mãi cuộc đời ông. Họ vẫn gọi ông Lãnh bằng cái tên vui và gắn với nghề chăn vịt "ông Lãnh - sư đoàn trưởng". Sở dĩ có cái tên này là bởi ông Lãnh thường mặc chiếc áo bay của bộ đội, một mình chăn đàn vịt hơn 1.000 con, mỗi năm hai lứa đều đặn như vậy. Có nhà, có vợ con, nhưng cả năm ông chỉ về một vài lần khi có công có việc, còn hầu hết thời gian ở lều vịt ngoài cánh đồng.
Con đường đất dẫn ra lều vịt của ông Lãnh nằm giữa cánh đồng hoang vắng, hai rặng bạch đàn gió thổi vi vu. Khuôn mặt lấm lem bùn đất, gặp người lạ ông nói như để thanh minh: "Tôi vừa tranh thủ bắt mấy con tôm, con cá để buổi chiều bà nhà tôi mang ra chợ bán kiếm đồng rau dưa. Tôi suốt ngày lấm lem nhưng cũng chẳng ai ra đến đây nên kệ". Nhà của ông, nói là nhà cho sang chứ chỉ hơn túp lều một chút bởi diện tích vỏn vẹn khoảng 10m2, nhưng được xây dựng bằng gạch, lợp pro-xi-măng khá chắc chắn. "Tôi mới xây tạm gian nhà này cho chắc chắn, chứ ở trong túp lều cỏ, mưa gió có một mình sập lúc nào không hay. Mỗi lần đến mùa mưa bão cứ lo ngay ngáy, có lần gió thổi tốc hết mái, nước ngập lên tận giường. Trong nhà không có gì giá trị nên không lo, chỉ lo người bị làm sao, lại không được chăn vịt và trông ao cá", ông Lãnh cười nói.
Anh%201.%20Gap%20di%20nhan%2025%20nam%20khong%20cat%20toc.JPG

Ông Kiều Quang Lãnh khoe cái đèn dầu tự chế.
Gian nhà tuềnh toàng, nhìn mỏi mắt cũng không thấy một thiết bị nào của "thế giới văn minh" lạc vào. Ở góc nhà có hai can loại 30 lít đựng nước, mấy cái thau, chậu đựng tôm cá, ốc nhái để góc nhà và một cái giường nhỏ. Rót ca nước mưa mời khách, ông Lãnh bảo: "Chú uống tạm ca nước mưa, yên tâm đi, hơn hai mươi năm qua tôi vẫn sống như vậy. Nước mưa vừa để uống vừa để ăn, lâu ngày không có mưa tôi mới phải vào làng lấy nước, còn tắm giặt nhảy tùm xuống ao, xuống mương là xong. Ấy vậy mà tôi có ghẻ lở, bệnh tật gì đâu".
Sau 6 năm phục vụ trong quân đội, ông Kiều Quang Lãnh xuất ngũ trở về quê hương, cả nhà tổng cộng 11 miệng ăn nên cuộc sống càng ngày càng khó khăn, chật vật. Ông kể: "Vào quân ngũ được 3 năm tôi xin phép đơn vị cho cưới vợ. Ý định ban đầu của tôi sẽ phục vụ trong quân đội lâu dài, nhưng bố mẹ đã già yếu nên xin ra quân. Ngày mới về, tôi xin làm ở lò gạch cho hợp tác xã, tiền công chẳng được bao nhiêu, làm ruộng thêm nhiều mà vẫn đói. 7 đứa con lần lượt ra đời, chỉ lo miếng ăn đã chật vật".
Kể từ khi xuất ngũ trở về đến nay, mái tóc của ông Lãnh chưa một lần đụng dao kéo, nay đã dài quá ngang vai, chuyển sang màu hoa râm. Ít ai biết rằng đằng sau mái tóc dài hơn hai chục năm chưa một lần cắt tỉa kia là cả một câu chuyện buồn. Suốt từng ấy năm ông cố giữ trong lòng, không muốn nhắc đến dù chỉ một lần nhắc lại, cả hai con của ông không may qua đời. "Cũng lâu lắm rồi, một lần tôi định cắt tóc, chưa kịp cắt thì lăn ra ốm một trận nhớ đời gần một tuần liền. Khỏi ốm, tỉnh dậy tôi tự nhiên thấy sợ cắt tóc và có cảm giác nếu cắt tóc sẽ lại gặp những điều xấu kéo đến, kể từ đó mà tôi bỏ ý định cắt tóc. Cứ thế, tóc dài đến quá ngang vai thì dừng lại và dần dần tự rụng".
"Đói đầu gối phải bò"
Không một lời than tráchĐều đặn mỗi buổi tối ăn cơm, nhấm nháp đôi ba chén rượu xong, ông nằm làm bạn với cái đài radio chạy bằng pin tiểu đến lúc thiếp đi. Đúng 2h sáng ông lại lọ mọ dậy đi đánh lưới bắt cá và trông đàn vịt, ao cá trước nhà. Ông bảo không dậy sớm như vậy, trộm vào khoắng hết, có nhà bị trộm lùa cả đàn vịt mà không biết. Một mình ông cứ lủi thủi, làm việc sớm khuya như vậy suốt bao năm qua mà không một lời than trách với vợ con, số phận.
Những năm đầu mới khai hoang đồng cỏ, dựng lều trông cá một mình ngoài cánh đồng và cách dân làng khá xa, nhiều người bảo ông gàn dở, ấm đầu. Ngay cả vợ con ông cũng ngăn ý định "điên rồ" của ông bởi ngày đó người no thì ít mà người đói thì nhiều, cướp bóc nhan nhản, tài sản mất đi còn có thể làm lại, nhưng mạng sống thì không. "Đói thì đầu gối cũng phải bò, một mình tôi khai hoang, phát cỏ dại, dựng lều nuôi vịt, thả cá. Ngày đó dân cư còn thưa thớt, trộm và cướp bóc nhiều, nhưng nhìn ao, đồng ruộng hoang hóa không làm thì phí quá. Chỉ cần quyết tâm thì việc gì mà không làm được. Thời chiến, cái chết đối với người lính còn không sợ nói chi thời bình. Đã là người lính, hoàn cảnh nào cũng không lùi bước".
Sống hơn nửa đời người trong cảnh đèn dầu và ánh trăng tự nhiên với "sư trưởng" Lãnh đã thành quen, thành thử bây giờ dùng điện có khi sướng quá ông không chịu được. Chiếc đèn dầu do ông tự chế là thứ ánh sáng duy nhất hai mươi năm qua: "Nhiều người bảo kéo điện ra, nhưng tốn kém lắm hơn chục triệu đồng, mà lại không cần thiết, tôi chỉ cần ánh sáng một lúc khi ăn cơm. Chiếc đèn dầu là đủ", ông nói.
Chiếc áo bay quân đội bạc màu, cũ rích đã theo ông từ ngày ra quân đến nay cũng hơn hai chục năm có lẻ. Ông thích nó bởi chất vải rất mát, lại có hai túi ngực, một túi đựng cái đài tiếng nói, một túi đựng thuốc lào, bật lửa. Cuộc sống hiện đại mấy ai còn dùng đài radio, nhưng ông vẫn trung thành tuyệt đối với nó. Gần như cái đài như một phương tiện duy nhất kết nối ông với thế giới bên ngoài: "Phải nghe đài chứ, nghe để biết được đường lối pháp luật, thông tin cần thiết về thời tiết, dịch bệnh để mình còn phản ứng kịp thời. Cả đàn vịt nghìn con, ao cá, đàn gà ta tính ra cũng gần trăm triệu, nếu không trông nom, chăm sóc cẩn thận trắng tay như chơi".
Bên cạnh đài radio, chiếc điếu cày cũng là một vật bất ly thân với ông Lãnh, đi đâu ông cũng mang theo, ngay cả những lúc đi cỗ bàn trong làng. Ông bảo, ông chỉ hút chiếc điếu của mình mới "phê". Ông dùng một sợi dây thừng buộc vào hai đầu điếu cày và đeo chéo sau lưng. Khi ông lội xuống ao bắt cá hay nhảy xuống ao lùa vịt, chiếc điếu vẫn nghễu nghện trên lưng, bất kể khi nào muốn "bắn" một điếu, ông không cần phải lên bờ.
Thiên Vũ

Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn







 
Back
Top