55 tuổi, 55 năm sống trong bóng tối, anh Hồ Sỹ Kiều vẫn khiến cho mọi người thán phục bởi nhiều khả năng đặc biệt. Khả năng đặc biệt của anh không chỉ người khiếm thị mà người mắt sáng bình thường không phải ai cũng làm được.
Người nghệ sỹ mù
Anh Hồ Sỹ Kiều (SN 1959) quê ở thôn 4, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Lúc mới lọt lòng đã bị căn bệnh đậu mùa cướp đi đôi mắt. Suốt cuộc đời anh Kiều không có cơ hội một lần nhìn thấy ánh sáng. Nhưng khi tưởng như cánh cửa cuộc đời đóng sập lại thì càng lớn, anh Kiều càng khiến mọi người thán phục về các tài lẻ của mình.
Thuở lên mười, trong một lần cùng trai làng xem hội diễn văn nghệ, không hiểu sao tiếng đàn bầu thanh thót trầm bổng đã làm cho đam mê và năng khiếu âm nhạc của chàng trai mù được hồi sinh. Từ đó, anh làm quen với chiếc đàn bầu. Chơi được đàn bầu, anh tập chơi ghi ta, nhị… Chẳng bao lâu mà Kiều đã trở thành một nhạc công chơi được nhiều loại nhạc cụ nhất làng. Kể cả những người sáng mắt học nhạc cũng không nhanh bằng Kiều.
Chưa một lần anh Kiều nhìn thấy ánh sáng
Anh Kiều kể: “Mình chỉ được người ta chỉ cho tý chút nhạc lý, còn lại là tự mày mò học hỏi. Việc học cũng lắm gian nan, mù lòa chẳng thể đọc được sách vở gì. Tất cả phải nhờ vào đôi tai, tập trung lắng nghe rồi mò mẫm làm theo".
Sau này khi đài phát thanh phổ biến, Kiều học thêm một số làn điệu dân ca ví dặm, chèo, tân cổ và cả nhạc tân thời tự mình vừa đàn vừa hát. Với tài năng dị thường đến mức đặc biệt, Kiều đã chơi nhuần nhuyễn nhiều bài dân ca, nhạc cổ bằng chiếc đàn bầu tự chế khiến gia đình và những hàng xóm không khỏi ngạc nhiên và thán phục.
Không biết chữ nhưng chàng trai mù của miền quê nghèo này có khả năng học thuộc và nhớ rất nhiều các làn điệu dân ca của các vùng miền, nhạc hiếu, hỉ anh chơi được cả. Ba chục năm nay, anh kiêm luôn thổi kèn cho các đám tang của làng.
Đi bộ 15 kilomet/ngày
Đã gần 15 năm nay, chỉ có mưa gió bão bùng, lễ tết anh mới ở nhà nghỉ ngơi. Bình thường mỗi ngày Kiều cuốc bộ khoảng 15 kilomet đi làm. Quyết không để gánh nặng cho gia đình, anh đi bán tăm cho hội người mù kiếm sống. Một ngày làm việc bắt đầu lúc 6h30, với gậy và ba lô trên vai Kiều bước chân ra khỏi nhà. Điểm bán hàng ưa thích của anh là chợ huyện. Kiều cho biết, chợ huyện cách nhà anh 7 kilomet. Hôm nào may mắn, xin đường người làng ngồi nhờ xe máy thì tốt, còn không anh vẫn phải cuốc bộ. Kiều bảo: “Những đoạn đường nào tôi đã đi qua, ổ gà chỗ nào, gạch đá chỗ nào, gốc cây chỗ nào, thậm chí phân trâu chỗ nào, khi nhờ gậy phát hiện ra, thì tôi nhớ như in. Lúc về sẽ tránh ra ngay. Không bao giờ bị nhầm lẫn”.
Từ ngày chập chững biết đi đến giờ, anh có biệt tài, con đường nào đã đi qua rồi thì không bao giờ nhầm đường nếu đi lại. Con đường đó cho dù chỉ một vài bước chân của một con ngõ, hoặc là đường lớn dài đến cả vài chục kilomet.
Ở độ tuổi 55, mỗi ngày anh vẫn đi bộ tối thiểu 15 kilomet.
Điều lấy làm lạ, cuốc bộ trên đường nhưng chẳng bao giờ Kiều bị ngã, thậm chí anh còn biết đường để tránh ô tô. Tài của Kiều không chỉ ở đó, cho dù bây giờ đã 55 tuổi, anh vẫn có thể leo dừa, hái dừa, thậm chí bằng tay không có thể hái dừa ăn ở trên ngọn cây.
Bù lại cho những thiệt thòi
Anh Kiều có 2 đời vợ. Hỏi vì sao anh lại “cưa” đổ hai người đàn bà lành lặn, Kiều nhoẻn miệng cười: “Do duyên số”. Nhưng người làng thì nói rằng, sỡ dĩ cả hai người phụ nữ gắn với đời Kiều, đã đồng ý đến với anh nhờ cảm mến tiếng đàn, lời ca, cũng như nỗ lực vượt lên chính mình của anh.
Sau khi chia tay người vợ đầu, đến bây giờ, anh Kiều đang sống hạnh phúc với người vợ thứ 2. Kiều khoe: “Mới đó mà đã 11 năm kỷ niệm ngày cưới”. Hơn chục năm chung sống hạnh phúc, vợ chồng anh đã có 2 đứa con trai khỏe mạnh. Kiều tự hào đó là niềm hạnh phúc lớn nhất đời anh, mà có lẽ trước đây khi nhận ra mình thiệt thòi so với người khác, anh không dám mơ.
Cuộc sống của hai vợ chồng nuôi hai đứa con thơ đối còn nhiều khó khăn. Nhưng khi tiếp xúc với Kiều, chúng tôi nhận ra người đàn ông này lúc nào cũng lạc quan tự tin lạ thường. Anh tâm sự: “Mình cháy bóng (mù), nhưng bù lại ông trời cho sức khỏe để làm việc, cho một gia đình đầm ấm là tốt rồi. Nhiều lúc, hạnh phúc không cần những điều to lớn”.
Theo Hà Phương (Gia đình và Xã hội)
Người nghệ sỹ mù
Anh Hồ Sỹ Kiều (SN 1959) quê ở thôn 4, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Lúc mới lọt lòng đã bị căn bệnh đậu mùa cướp đi đôi mắt. Suốt cuộc đời anh Kiều không có cơ hội một lần nhìn thấy ánh sáng. Nhưng khi tưởng như cánh cửa cuộc đời đóng sập lại thì càng lớn, anh Kiều càng khiến mọi người thán phục về các tài lẻ của mình.
Thuở lên mười, trong một lần cùng trai làng xem hội diễn văn nghệ, không hiểu sao tiếng đàn bầu thanh thót trầm bổng đã làm cho đam mê và năng khiếu âm nhạc của chàng trai mù được hồi sinh. Từ đó, anh làm quen với chiếc đàn bầu. Chơi được đàn bầu, anh tập chơi ghi ta, nhị… Chẳng bao lâu mà Kiều đã trở thành một nhạc công chơi được nhiều loại nhạc cụ nhất làng. Kể cả những người sáng mắt học nhạc cũng không nhanh bằng Kiều.
Chưa một lần anh Kiều nhìn thấy ánh sáng
Anh Kiều kể: “Mình chỉ được người ta chỉ cho tý chút nhạc lý, còn lại là tự mày mò học hỏi. Việc học cũng lắm gian nan, mù lòa chẳng thể đọc được sách vở gì. Tất cả phải nhờ vào đôi tai, tập trung lắng nghe rồi mò mẫm làm theo".
Sau này khi đài phát thanh phổ biến, Kiều học thêm một số làn điệu dân ca ví dặm, chèo, tân cổ và cả nhạc tân thời tự mình vừa đàn vừa hát. Với tài năng dị thường đến mức đặc biệt, Kiều đã chơi nhuần nhuyễn nhiều bài dân ca, nhạc cổ bằng chiếc đàn bầu tự chế khiến gia đình và những hàng xóm không khỏi ngạc nhiên và thán phục.
Không biết chữ nhưng chàng trai mù của miền quê nghèo này có khả năng học thuộc và nhớ rất nhiều các làn điệu dân ca của các vùng miền, nhạc hiếu, hỉ anh chơi được cả. Ba chục năm nay, anh kiêm luôn thổi kèn cho các đám tang của làng.
Đi bộ 15 kilomet/ngày
Đã gần 15 năm nay, chỉ có mưa gió bão bùng, lễ tết anh mới ở nhà nghỉ ngơi. Bình thường mỗi ngày Kiều cuốc bộ khoảng 15 kilomet đi làm. Quyết không để gánh nặng cho gia đình, anh đi bán tăm cho hội người mù kiếm sống. Một ngày làm việc bắt đầu lúc 6h30, với gậy và ba lô trên vai Kiều bước chân ra khỏi nhà. Điểm bán hàng ưa thích của anh là chợ huyện. Kiều cho biết, chợ huyện cách nhà anh 7 kilomet. Hôm nào may mắn, xin đường người làng ngồi nhờ xe máy thì tốt, còn không anh vẫn phải cuốc bộ. Kiều bảo: “Những đoạn đường nào tôi đã đi qua, ổ gà chỗ nào, gạch đá chỗ nào, gốc cây chỗ nào, thậm chí phân trâu chỗ nào, khi nhờ gậy phát hiện ra, thì tôi nhớ như in. Lúc về sẽ tránh ra ngay. Không bao giờ bị nhầm lẫn”.
Từ ngày chập chững biết đi đến giờ, anh có biệt tài, con đường nào đã đi qua rồi thì không bao giờ nhầm đường nếu đi lại. Con đường đó cho dù chỉ một vài bước chân của một con ngõ, hoặc là đường lớn dài đến cả vài chục kilomet.
Ở độ tuổi 55, mỗi ngày anh vẫn đi bộ tối thiểu 15 kilomet.
Điều lấy làm lạ, cuốc bộ trên đường nhưng chẳng bao giờ Kiều bị ngã, thậm chí anh còn biết đường để tránh ô tô. Tài của Kiều không chỉ ở đó, cho dù bây giờ đã 55 tuổi, anh vẫn có thể leo dừa, hái dừa, thậm chí bằng tay không có thể hái dừa ăn ở trên ngọn cây.
Bù lại cho những thiệt thòi
Anh Kiều có 2 đời vợ. Hỏi vì sao anh lại “cưa” đổ hai người đàn bà lành lặn, Kiều nhoẻn miệng cười: “Do duyên số”. Nhưng người làng thì nói rằng, sỡ dĩ cả hai người phụ nữ gắn với đời Kiều, đã đồng ý đến với anh nhờ cảm mến tiếng đàn, lời ca, cũng như nỗ lực vượt lên chính mình của anh.
Sau khi chia tay người vợ đầu, đến bây giờ, anh Kiều đang sống hạnh phúc với người vợ thứ 2. Kiều khoe: “Mới đó mà đã 11 năm kỷ niệm ngày cưới”. Hơn chục năm chung sống hạnh phúc, vợ chồng anh đã có 2 đứa con trai khỏe mạnh. Kiều tự hào đó là niềm hạnh phúc lớn nhất đời anh, mà có lẽ trước đây khi nhận ra mình thiệt thòi so với người khác, anh không dám mơ.
Cuộc sống của hai vợ chồng nuôi hai đứa con thơ đối còn nhiều khó khăn. Nhưng khi tiếp xúc với Kiều, chúng tôi nhận ra người đàn ông này lúc nào cũng lạc quan tự tin lạ thường. Anh tâm sự: “Mình cháy bóng (mù), nhưng bù lại ông trời cho sức khỏe để làm việc, cho một gia đình đầm ấm là tốt rồi. Nhiều lúc, hạnh phúc không cần những điều to lớn”.
Theo Hà Phương (Gia đình và Xã hội)