[h=2]Dài chỉ hơn 500m trên Quốc lộ 1A, đoạn đường trước xóm sinh viên gần trường Nông Lâm có trên 20 quán karaoke, cà phê, cắt tóc, massage ngày đêm hoạt động.[/h]Khách vào là "câu"
Hàng ngày, cung đường trên có lượng lớn phương tiện qua lại, nhất là xe container, xe tải, đây là điều kiện thuận lợi để các loại hình cà phê, cắt tóc, massage... kích dục ra đời. Quán xá ở đây xập xệ: Phía trước đặt vài chiếc bàn cũ kỹ, phía sau là những dãy buồng tuềnh toàng. Mỗi buồng rộng hơn chục mét vuông, kín đáo phục vụ mục đích kích dục. Để câu khách, phần lớn các quán đều tuyển nhân viên trẻ đẹp, đa số các cô là người miền Tây Nam bộ ít học, muốn kiếm tiền nhanh. Hầu như quán nào cũng có từ hai đến năm cô gái ăn mặc hở hang, phấn son lòe loẹt đứng, ngồi trước quán, mắt nháo nhác nhìn ra đường, thấy xe nào chạy chầm chậm là vẫy tay chèo kéo.
Theo chân Q., nam SV năm thứ ba trường đại học Nông Lâm TPHCM - một “thổ địa” của vùng này, chúng tôi vào tiệm hớt tóc N.H. Phía trước là khu vực hớt tóc, gội đầu và để các cô gái khoe “hàng”; còn phía sau là nơi massage và hú hí. Đang tỉa tóc giữa chừng, một phụ nữ trạc 40 tuổi, mặt trát đầy son phấn ghé tai gạ gẫm: “Lát vào trong để các em “massage” cho thoải mái, chị lấy rẻ”. “Rẻ là bao nhiêu tiền?” - Q. hỏi. “Một “xị” (100.000 đồng), chưa tính tiền công của chị” – người phụ nữ ra giá. Tỉa tóc xong, chúng tôi được hai cô gái dẫn vào căn buồng tù mù, rộng khoảng 12m2. Trong buồng, chủ quán đặt chiếc giường ọp ẹp, bên trên trải chiếc chiếu cũ xì và cái gối cáu bẩn hằn lên những vết loang lổ. Một cô gái sáp lại gần anh bạn tôi uốn éo lả lơi và bắt đầu những động tác mơn trớn.
Bên cạnh tiệm hớt tóc, gội đầu kích dục trên cung đường này còn có nhiều quán cà phê trá hình. Trưa 21/1/2013, chúng tôi đi cùng cô bạn đồng nghiệp vào một quán cà phê không tên gần trường đại học Kinh tế luật TPHCM thì bị chủ quán từ chối: “Ở đây không bán cà phê”. Chiều hôm đó, chúng tôi cùng Q. vào lại quán trên liền được bốn cô gái mặc váy ngắn cũn cỡn ngồi vắt chéo chân lên ghế bố vội đứng dậy mời chào đon đả. Quán rộng hơn 150m2 nhưng chỉ để vài ba chiếc bàn cũ kỹ, hơn chục chiếc ghế bố cáu bẩn, có cái rách bươm. Mùi ẩm mốc, bụi bặm xộc vào mũi khiến chúng tôi buồn nôn. Vừa ngồi xuống bàn, chúng tôi bị hai cô gái ăn mặc “nghèo nàn” sáp lại miệng buông những lời mồi chài suồng sã: “Vào trong massage ủng hộ tụi em đi anh. Sáng giờ ế quá”. “Quán cà phê này có massage sao?” - tôi thắc mắc. Cô tiếp viên giải thích: “Cà phê hai trong một. Giải khát và giải quyết... chuyện ấy”.
Hệ luỵ buồn
Xóm SV gần trường đại học Nông Lâm vốn đã nghèo, từ khi có các dịch vụ “tươi mát” mọc lên làm cho nhiều nam SV ham “của lạ” càng nghèo thêm. “Tháng trước, sau khi thi học kỳ xong, cả đám hơn chục SV rủ nhau đi karaoke. Mới vào hát vài bài, Khánh hứng chí gọi “em út” tới phục vụ. Sau ba tiếng karaoke “mát mẻ”, cả đám “nướng” mất hơn năm triệu đồng. Bữa nhậu nhớ đời làm mấy thằng đứt toi tiền nhà trọ, tiền ăn, tiền học phí, tiền xe cha mẹ cho về quê ăn Tết. Hai tuần nay, ngày nào em và Khánh cũng làm vài “cữ” mì tôm trừ bữa” - Q. kể.
Không thường xuyên nhậu nhẹt nhưng Cường, SV trường đại học Khoa học tự nhiên TPHCM lại thích ra cà phê “tươi mát” nhâm nhi. Sau khi được “rửa mắt” bởi dàn tiếp viên ăn mặc “thừa da thiếu vải”, Cường tò mò quyết định thử một lần cho biết. Lần thứ nhất, lần thứ hai, thứ ba... rồi bị “ghiền” lúc nào không hay. Khoảng vài ngày không đi “giải quyết” là cậu thấy ngứa ngáy trong người. Các quán hớt tóc, gội đầu, cà phê kích dục trên đoạn đường này không chỗ nào là Cường không ghé. Để có tiền, tháng nào cậu cũng điện thoại về gia đình khai khống thêm các khoản lệ phí. Cũng từ ngày biết đến loại hình “tươi mát” này, Cường trở nên sa đọa. Phần lớn thời gian la cà ở các quán khiến đầu óc không tập trung nên chuyện học hành của Cường nhanh chống sa sút. Sau hai năm làm SV, ngoài việc bị điểm thấp, Cường còn nợ gần 20 triệu đồng và cả chục môn học.
Bị người yêu bỏ vì chê là “nhà quê”, H., SV trường đại học Thể dục Thể thao TPHCM quyết tâm trở thành người sành điệu để trả thù. Vốn là một SV chăm ngoan học giỏi từ Bến Tre, H. bắt đầu tập ăn chơi, hút thuốc, đi bar và tìm tới em út. Hàng ngày, thay vì lên giảng đường thì H. cùng nhóm bạn xấu đàn đúm, cá độ. Hết “nướng” thời gian, tiền bạc ở quán cà phê “tươi mát” này đến điểm cắt tóc, massage kích dục nọ, chẳng mấy chốc H. đánh mất chính mình. Kết quả là H. bị đuổi học sau ba năm làm SV. Khi cầm tờ giấy báo H. bị ngưng học gửi về nhà, bà Nguyễn Thị Thu tưởng gửi nhầm địa chỉ. “Đọc xong giấy báo, tôi vội vàng khăn gói lên gặp con. Đến phòng đào tạo của trường, tôi tá hỏa khi biết H. bị ngưng học từ lâu vì nợ quá nhiều học phần và học phí. Lân la tìm đến chỗ con ở thì chủ nhà liền đòi tiền trọ. Chủ nhà còn cho biết: “Tiền trọ không trả nhưng hôm nào cũng thấy nó đưa mấy con nhỏ ăn mặc hở hang ở các quán cà phê, cắt tóc gội đầu về nhậu nhẹt. Chơi bời với đám đó có ngày mang bệnh như chơi. Mấy lần tôi khuyên không được nên đuổi đi rồi”. Lòng tôi đau như xát muối, không hiểu vì sao lại ra cớ sự vậy”, bà Thu nước mắt ngắn dài.
Những quán cà phê, massage, hớt tóc dọc tuyến đường này còn gây không ít phiền phức cho người dân. “Mỗi lần đi qua những quán này thấy nhân viên ăn mặc hở hang lả lơi, uốn éo khiến mình không khỏi ái ngại với các bạn nam”. Bạn Trần Thu Hằng, SV trường đại học Kinh tế luật bức xúc. Chuyện đánh ghen, tranh giành gái dẫn đến ẩu đả diễn ra như cơm bữa khiến tình hình an ninh càng thêm phức tạp. “Nhiều quán còn là nơi cung cấp các loại “hàng đá”, thuốc lắc. Nguy hại hơn, hàng ngày phải chứng kiến cảnh nhân viên ôm hôn khách ngay trước mắt các em học sinh, liệu tâm hồn các cháu có còn trong sáng?” – một người dân bức xúc. Các quán này đã tồn tại từ lâu và tiềm ẩn nhiều mầm mống tệ nạn. Thiết nghĩ chính quyền địa phương sớm có biện pháp dẹp bỏ loại hình hoạt động này, trả lại môi trường an toàn, lành mạnh cho người dân, nhất là đối với giới trẻ.
Hàng ngày, cung đường trên có lượng lớn phương tiện qua lại, nhất là xe container, xe tải, đây là điều kiện thuận lợi để các loại hình cà phê, cắt tóc, massage... kích dục ra đời. Quán xá ở đây xập xệ: Phía trước đặt vài chiếc bàn cũ kỹ, phía sau là những dãy buồng tuềnh toàng. Mỗi buồng rộng hơn chục mét vuông, kín đáo phục vụ mục đích kích dục. Để câu khách, phần lớn các quán đều tuyển nhân viên trẻ đẹp, đa số các cô là người miền Tây Nam bộ ít học, muốn kiếm tiền nhanh. Hầu như quán nào cũng có từ hai đến năm cô gái ăn mặc hở hang, phấn son lòe loẹt đứng, ngồi trước quán, mắt nháo nhác nhìn ra đường, thấy xe nào chạy chầm chậm là vẫy tay chèo kéo.
Theo chân Q., nam SV năm thứ ba trường đại học Nông Lâm TPHCM - một “thổ địa” của vùng này, chúng tôi vào tiệm hớt tóc N.H. Phía trước là khu vực hớt tóc, gội đầu và để các cô gái khoe “hàng”; còn phía sau là nơi massage và hú hí. Đang tỉa tóc giữa chừng, một phụ nữ trạc 40 tuổi, mặt trát đầy son phấn ghé tai gạ gẫm: “Lát vào trong để các em “massage” cho thoải mái, chị lấy rẻ”. “Rẻ là bao nhiêu tiền?” - Q. hỏi. “Một “xị” (100.000 đồng), chưa tính tiền công của chị” – người phụ nữ ra giá. Tỉa tóc xong, chúng tôi được hai cô gái dẫn vào căn buồng tù mù, rộng khoảng 12m2. Trong buồng, chủ quán đặt chiếc giường ọp ẹp, bên trên trải chiếc chiếu cũ xì và cái gối cáu bẩn hằn lên những vết loang lổ. Một cô gái sáp lại gần anh bạn tôi uốn éo lả lơi và bắt đầu những động tác mơn trớn.
Bên cạnh tiệm hớt tóc, gội đầu kích dục trên cung đường này còn có nhiều quán cà phê trá hình. Trưa 21/1/2013, chúng tôi đi cùng cô bạn đồng nghiệp vào một quán cà phê không tên gần trường đại học Kinh tế luật TPHCM thì bị chủ quán từ chối: “Ở đây không bán cà phê”. Chiều hôm đó, chúng tôi cùng Q. vào lại quán trên liền được bốn cô gái mặc váy ngắn cũn cỡn ngồi vắt chéo chân lên ghế bố vội đứng dậy mời chào đon đả. Quán rộng hơn 150m2 nhưng chỉ để vài ba chiếc bàn cũ kỹ, hơn chục chiếc ghế bố cáu bẩn, có cái rách bươm. Mùi ẩm mốc, bụi bặm xộc vào mũi khiến chúng tôi buồn nôn. Vừa ngồi xuống bàn, chúng tôi bị hai cô gái ăn mặc “nghèo nàn” sáp lại miệng buông những lời mồi chài suồng sã: “Vào trong massage ủng hộ tụi em đi anh. Sáng giờ ế quá”. “Quán cà phê này có massage sao?” - tôi thắc mắc. Cô tiếp viên giải thích: “Cà phê hai trong một. Giải khát và giải quyết... chuyện ấy”.
Hệ luỵ buồn
Xóm SV gần trường đại học Nông Lâm vốn đã nghèo, từ khi có các dịch vụ “tươi mát” mọc lên làm cho nhiều nam SV ham “của lạ” càng nghèo thêm. “Tháng trước, sau khi thi học kỳ xong, cả đám hơn chục SV rủ nhau đi karaoke. Mới vào hát vài bài, Khánh hứng chí gọi “em út” tới phục vụ. Sau ba tiếng karaoke “mát mẻ”, cả đám “nướng” mất hơn năm triệu đồng. Bữa nhậu nhớ đời làm mấy thằng đứt toi tiền nhà trọ, tiền ăn, tiền học phí, tiền xe cha mẹ cho về quê ăn Tết. Hai tuần nay, ngày nào em và Khánh cũng làm vài “cữ” mì tôm trừ bữa” - Q. kể.
Không thường xuyên nhậu nhẹt nhưng Cường, SV trường đại học Khoa học tự nhiên TPHCM lại thích ra cà phê “tươi mát” nhâm nhi. Sau khi được “rửa mắt” bởi dàn tiếp viên ăn mặc “thừa da thiếu vải”, Cường tò mò quyết định thử một lần cho biết. Lần thứ nhất, lần thứ hai, thứ ba... rồi bị “ghiền” lúc nào không hay. Khoảng vài ngày không đi “giải quyết” là cậu thấy ngứa ngáy trong người. Các quán hớt tóc, gội đầu, cà phê kích dục trên đoạn đường này không chỗ nào là Cường không ghé. Để có tiền, tháng nào cậu cũng điện thoại về gia đình khai khống thêm các khoản lệ phí. Cũng từ ngày biết đến loại hình “tươi mát” này, Cường trở nên sa đọa. Phần lớn thời gian la cà ở các quán khiến đầu óc không tập trung nên chuyện học hành của Cường nhanh chống sa sút. Sau hai năm làm SV, ngoài việc bị điểm thấp, Cường còn nợ gần 20 triệu đồng và cả chục môn học.
Bị người yêu bỏ vì chê là “nhà quê”, H., SV trường đại học Thể dục Thể thao TPHCM quyết tâm trở thành người sành điệu để trả thù. Vốn là một SV chăm ngoan học giỏi từ Bến Tre, H. bắt đầu tập ăn chơi, hút thuốc, đi bar và tìm tới em út. Hàng ngày, thay vì lên giảng đường thì H. cùng nhóm bạn xấu đàn đúm, cá độ. Hết “nướng” thời gian, tiền bạc ở quán cà phê “tươi mát” này đến điểm cắt tóc, massage kích dục nọ, chẳng mấy chốc H. đánh mất chính mình. Kết quả là H. bị đuổi học sau ba năm làm SV. Khi cầm tờ giấy báo H. bị ngưng học gửi về nhà, bà Nguyễn Thị Thu tưởng gửi nhầm địa chỉ. “Đọc xong giấy báo, tôi vội vàng khăn gói lên gặp con. Đến phòng đào tạo của trường, tôi tá hỏa khi biết H. bị ngưng học từ lâu vì nợ quá nhiều học phần và học phí. Lân la tìm đến chỗ con ở thì chủ nhà liền đòi tiền trọ. Chủ nhà còn cho biết: “Tiền trọ không trả nhưng hôm nào cũng thấy nó đưa mấy con nhỏ ăn mặc hở hang ở các quán cà phê, cắt tóc gội đầu về nhậu nhẹt. Chơi bời với đám đó có ngày mang bệnh như chơi. Mấy lần tôi khuyên không được nên đuổi đi rồi”. Lòng tôi đau như xát muối, không hiểu vì sao lại ra cớ sự vậy”, bà Thu nước mắt ngắn dài.
Những quán cà phê, massage, hớt tóc dọc tuyến đường này còn gây không ít phiền phức cho người dân. “Mỗi lần đi qua những quán này thấy nhân viên ăn mặc hở hang lả lơi, uốn éo khiến mình không khỏi ái ngại với các bạn nam”. Bạn Trần Thu Hằng, SV trường đại học Kinh tế luật bức xúc. Chuyện đánh ghen, tranh giành gái dẫn đến ẩu đả diễn ra như cơm bữa khiến tình hình an ninh càng thêm phức tạp. “Nhiều quán còn là nơi cung cấp các loại “hàng đá”, thuốc lắc. Nguy hại hơn, hàng ngày phải chứng kiến cảnh nhân viên ôm hôn khách ngay trước mắt các em học sinh, liệu tâm hồn các cháu có còn trong sáng?” – một người dân bức xúc. Các quán này đã tồn tại từ lâu và tiềm ẩn nhiều mầm mống tệ nạn. Thiết nghĩ chính quyền địa phương sớm có biện pháp dẹp bỏ loại hình hoạt động này, trả lại môi trường an toàn, lành mạnh cho người dân, nhất là đối với giới trẻ.