Gọi là cho thuê người yêu, nhưng trong hợp đồng của khách hàng được quy định rất rõ các hành vi khách hàng không được làm, như: tự ý xâm phạm thân thể, tinh thần, cầm tay, ôm hôn… “người yêu”.
Cho thuê người yêu đang trở thành một xu hướng lạ của một bộ phận không nhỏ những người độc thân và cô đơn thành thị.
Là một trong những dịch vụ độc đáo trong dịp Giáng sinh năm nay, cho thuê người yêu đang trở thành một xu hướng lạ của một bộ phận không nhỏ những người độc thân và cô đơn thành thị.
Dịch vụ "điên rồ”
Trong căn phòng của công ty có cái tên rất “Tây” –Vinamost, chúng tôi được nghe câu chuyện về một ý tưởng “điên rồ”- cho thuê người yêu. Sẽ là bình thường nếu như dịch vụ này không xuất hiện ở Việt Nam, mà ở một quốc gia phương Tây xa xôi nào đó.
Bởi lẽ, với người Việt ta vốn trọng tình, rất ngại đụng chạm đến chuyện thuê mướn, đặc biệt trong chuyện tình cảm nam nữ. Nhưng với nhận định rằng nhịp sống xã hội ngày nay ngày càng gấp gáp, khiến nhiều người không còn thời gian để quen biết, gặp gỡ, hẹn hò… tìm cho mình một người yêu, hay một người bạn cùng đi chơi trong những dịp Noel hay Lễ tình nhân… Vinamost quyết định “tung ra” sự “điên rồ” không có “đối thủ cạnh tranh” ấy.
Dịch vụ “người đóng thế” hay còn gọi nôm là “cho thuê người yêu” được khai sinh cách đây 1 năm và nay đã trở thành thân thuộc với nhiều đối tượng khách hàng. Bản chất của dịch vụ này là một cuộc gặp gỡ, hẹn hò giữa khách hàng là người cần có bạn trai hoặc bạn gái đi chơi cùng mình trong dịp lễ, Tết… và người kia là một cộng tác viên của công ty Vinamost.
Khi mới ra đời, dịch vụ cho thuê người yêu đã tạo ra những băn khoăn cho nhiều người về sự trong sáng của dịch vụ, song tới nay, đây đã trở thành một trong những dịch vụ của cuộc sống hiện đại. Nhất là khi, ngày nay số người quá bận bịu với công việc đến mức chưa tìm thấy người yêu của mình ngày càng tăng. Do vậy, đây được đánh giá là dịch vụ cho những người trẻ thành đạt và bận rộn.
1 – 2 triệu đồng là chi phí của khách hàng cho một cuộc hẹn hò kéo dài khoảng 3 giờ để có được 1 người đóng thế vai người yêu đi chơi trong dịp Giáng sinh. Mặc dù có chi phí không nhỏ, nhưng năm ngoái hiện tượng “cháy dịch vụ” đã xảy ra. “Dịp Noel năm nay, đã có hơn 30 khách hàng đặt hàng”, anh Phạm Xuân Huy, Phó giám đốc công ty Vinamost cho biết.
“Điên rồ” nhưng trong sáng và hút khách
Gọi là cho thuê người yêu, nhưng trong hợp đồng của khách hàng được quy định rất rõ các hành vi khách hàng không được làm, như: tự ý xâm phạm thân thể, tinh thần, cầm tay, ôm hôn… “người yêu”.
Nói về cơ chế đảm bảo an toàn cho khách hàng và cộng tác viên của dịch vụ, anh Phạm Xuân Huy cho biết: “Cả hai bên trong cuộc hẹn hò này đều được đảm bảo an toàn cả bằng văn bản pháp lý là hợp đồng và cả trên thực tế. Theo đó, cả hai bên đều thống nhất và ký kết các điều khoản đảm bảo lợi ích ở trong hợp đồng từ trước.
Về phía cộng tác viên, công ty còn có nhân viên bảo vệ “bí mật” trong suốt quá trình “hẹn hò” diễn ra. Điều này tạo tâm lý thoải mái cho cả người sử dụng dịch vụ lẫn cộng tác viên, chủ yếu là các bạn sinh viên. Đồng thời tạo nên tính chất trong sáng, nhân văn của dịch vụ”.
Theo anh Huy, nhiều người cho rằng, dịch vụ cho thuê người yêu sẽ không thể phát triển được ở Việt Nam do nhiều yếu tố chưa phù hợp với thuần phong mỹ tục. Nhưng thực tế đã minh chứng tính khả thi của dịch vụ này.
Năm 2009 là năm “mở hàng” với thành tích “cháy dịch vụ”, báo hiệu một tương lai tươi sáng của dịch vụ “điên rồ” này. Còn năm nay, dịp Giáng sinh đã cận kề mà đã có hàng chục khách hàng đăng ký dịch vụ.
Tình yêu thật nảy nở từ “tình giả”
Dịch vụ “cho thuê người yêu”, “tìm bạn đời cho doanh nhân”, “café hẹn hò”… của Vinamost đã trở thành “bà mối” cho khá nhiều cặp tình nhân. Câu chuyện tình yêu của bạn Trịnh Thanh Huyền (một cộng tác viên thường xuyên của dịch vụ “người đóng thế’ và “café hẹn hò”) là một ví dụ thú vị.
Vốn là sinh viên năm cuối ĐH Kinh tế quốc dân và chưa có người yêu, Huyền tham gia làm cộng tác viên cho Vinamost với mục đích rất “sinh viên”- kiếm thêm thu nhập. Nhưng cũng chính ở đây, Huyền có được nhiều thứ khác quan trọng hơn. Đó là các mối quan hệ thân tình với các doanh nhân, một người anh “kết nghĩa” và quan trọng nhất có lẽ vẫn là tìm được “nửa kia” của mình. Huyền kể, Huyền và “nửa kia” của mình quen nhau trong một bữa tiệc của công ty, hẹn hò nhau bằng một hợp đồng và yêu nhau sau nhiều lần “hẹn hò” ngoài hợp đồng khác. Và như thế “tình giả” đã ươm mầm cho tình yêu đích thực của đôi bạn trẻ.
Đó chỉ là một trong nhiều câu chuyện của các đôi tình nhân được làm mối và se duyên bởi dịch vụ “điên rồ”này. Theo lời anh Phạm Xuân Huy, rất nhiều người đã tìm được bạn đời của mình thông qua một dịch vụ khác của công ty.
(Theo GĐXH)
Cho thuê người yêu đang trở thành một xu hướng lạ của một bộ phận không nhỏ những người độc thân và cô đơn thành thị.
Là một trong những dịch vụ độc đáo trong dịp Giáng sinh năm nay, cho thuê người yêu đang trở thành một xu hướng lạ của một bộ phận không nhỏ những người độc thân và cô đơn thành thị.
Dịch vụ "điên rồ”
Trong căn phòng của công ty có cái tên rất “Tây” –Vinamost, chúng tôi được nghe câu chuyện về một ý tưởng “điên rồ”- cho thuê người yêu. Sẽ là bình thường nếu như dịch vụ này không xuất hiện ở Việt Nam, mà ở một quốc gia phương Tây xa xôi nào đó.
Dịch vụ “người đóng thế” hay còn gọi nôm là “cho thuê người yêu” được khai sinh cách đây 1 năm và nay đã trở thành thân thuộc với nhiều đối tượng khách hàng. Bản chất của dịch vụ này là một cuộc gặp gỡ, hẹn hò giữa khách hàng là người cần có bạn trai hoặc bạn gái đi chơi cùng mình trong dịp lễ, Tết… và người kia là một cộng tác viên của công ty Vinamost.
Khi mới ra đời, dịch vụ cho thuê người yêu đã tạo ra những băn khoăn cho nhiều người về sự trong sáng của dịch vụ, song tới nay, đây đã trở thành một trong những dịch vụ của cuộc sống hiện đại. Nhất là khi, ngày nay số người quá bận bịu với công việc đến mức chưa tìm thấy người yêu của mình ngày càng tăng. Do vậy, đây được đánh giá là dịch vụ cho những người trẻ thành đạt và bận rộn.
1 – 2 triệu đồng là chi phí của khách hàng cho một cuộc hẹn hò kéo dài khoảng 3 giờ để có được 1 người đóng thế vai người yêu đi chơi trong dịp Giáng sinh. Mặc dù có chi phí không nhỏ, nhưng năm ngoái hiện tượng “cháy dịch vụ” đã xảy ra. “Dịp Noel năm nay, đã có hơn 30 khách hàng đặt hàng”, anh Phạm Xuân Huy, Phó giám đốc công ty Vinamost cho biết.
“Điên rồ” nhưng trong sáng và hút khách
Gọi là cho thuê người yêu, nhưng trong hợp đồng của khách hàng được quy định rất rõ các hành vi khách hàng không được làm, như: tự ý xâm phạm thân thể, tinh thần, cầm tay, ôm hôn… “người yêu”.
Nói về cơ chế đảm bảo an toàn cho khách hàng và cộng tác viên của dịch vụ, anh Phạm Xuân Huy cho biết: “Cả hai bên trong cuộc hẹn hò này đều được đảm bảo an toàn cả bằng văn bản pháp lý là hợp đồng và cả trên thực tế. Theo đó, cả hai bên đều thống nhất và ký kết các điều khoản đảm bảo lợi ích ở trong hợp đồng từ trước.
Về phía cộng tác viên, công ty còn có nhân viên bảo vệ “bí mật” trong suốt quá trình “hẹn hò” diễn ra. Điều này tạo tâm lý thoải mái cho cả người sử dụng dịch vụ lẫn cộng tác viên, chủ yếu là các bạn sinh viên. Đồng thời tạo nên tính chất trong sáng, nhân văn của dịch vụ”.
Theo anh Huy, nhiều người cho rằng, dịch vụ cho thuê người yêu sẽ không thể phát triển được ở Việt Nam do nhiều yếu tố chưa phù hợp với thuần phong mỹ tục. Nhưng thực tế đã minh chứng tính khả thi của dịch vụ này.
Năm 2009 là năm “mở hàng” với thành tích “cháy dịch vụ”, báo hiệu một tương lai tươi sáng của dịch vụ “điên rồ” này. Còn năm nay, dịp Giáng sinh đã cận kề mà đã có hàng chục khách hàng đăng ký dịch vụ.
Tình yêu thật nảy nở từ “tình giả”
Dịch vụ “cho thuê người yêu”, “tìm bạn đời cho doanh nhân”, “café hẹn hò”… của Vinamost đã trở thành “bà mối” cho khá nhiều cặp tình nhân. Câu chuyện tình yêu của bạn Trịnh Thanh Huyền (một cộng tác viên thường xuyên của dịch vụ “người đóng thế’ và “café hẹn hò”) là một ví dụ thú vị.
Đó chỉ là một trong nhiều câu chuyện của các đôi tình nhân được làm mối và se duyên bởi dịch vụ “điên rồ”này. Theo lời anh Phạm Xuân Huy, rất nhiều người đã tìm được bạn đời của mình thông qua một dịch vụ khác của công ty.
(Theo GĐXH)