Di sản thế giới - world heritage sites.

Jolie

Member
disantg2.jpg

Hang đá Long Môn (Longmen Grottoes), Trung quốc.
Du khách đang ngắm các tượng Phật tại Hang đá Long Môn ở ngoại ô thành Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung quốc. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi nhận, vào năm 2000, Long Môn là một Di sản Thế giới với nhiều ảnh tượng, đền thờ, và di tích Phật giáo.

disantg3.jpg

Al-Hijr, Saudi Arabia
Một phần của khu khảo cổ Al-Hijr -- gọi là Madain Saleh -- ở miền bắc Saudi Arabia đã được thêm vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO vào ngày 6 tháng 7, 2008. Al-Hijr, khu bảo tồn lớn nhất của nền văn minh Nabataeans phía nam Petra ở Jordan, là Di sản Thế giới đầu tiên của Saudi Arabia.

disantg4.jpg

Kinh Pontcysyllte, Anh quốc.
Kinh Pontcysyllte nằm ở đông bắc Wales, dài 18 km, là một kỳ công xây dựng thời Cách mạng Kỹ nghệ, hoàn thành vào đầu thế kỷ 19. Chạy trên nhiều thế đất khó khăn khác nhau, việc xây dựng con kinh đòi hỏi nhiều kỹ thuật xây dựng táo bạo, đặc biệt là không dùng khóa nối. Con kinh nhân tạo này là một tác phẩm kỹ thuật tiền phong vĩ đại và là một kiến trúc kim khí khổng lồ, do kỹ sư lừng danh Thomas Telford sáng tạo. Nhờ sử dụng cả sắt và gang cho con kinh, ThomasTelford đã kiến tạo được những vòng cầu nhẹ và mạnh, gây nên ấn tượng vĩ đại và quí phái.

disantg5.jpg

Thác Họng Quỷ ở Brazil và Argentina.
Thác Họng Quỷ (Garganta del Diablo) trong Công viên Quốc gia Iguazu ở thành phố Misiones, Argentina. Tùy theo mực nước của Sông Iguazu , công viên này có thể có từ 160 đến 260 thác nước, và hơn 2000 loại cây cỏ cùng 400 loại chim chóc. Công viên Quốc gia Iguazu được ghi nhận vào danh sách Di sản Thế giới năm 1984.

disantg6.jpg

Đền Bayon, Cambodia.
Đền Bayon, gần Siêm Riệp, Campuchia, nổi tiếng về những khuôn mặt đá khổng lồ của thần Lokesvara. Hơn 1000 đền thờ trong vùng Angkor, từ những mớ gạch vụn còn sót rải rác trên các đồng lúa đến đền thờ vĩ đại Angkor Wat, được xem như là kiến trúc đơn về tôn giáo lớn nhất thế giới. Nhiều đền thờ ở Angkor đã được tu sửa, và trở thành khu vực với những di tích kiến trúc hùng vĩ nhất của nền văn minh Khmer. Mỗi năm có hàng triệu khách thập phương đến thăm.

disantg7.jpg

Stonehenge, Amesbury, Anh Quốc.
Stonehenge bí ẩn là một quần thể đá tảng lớn gồm 150 tảng đá vĩ đại đứng thành vòng tròn. Người ta tin rằng tác phẩm cổ đại này được sáng tạo khoảng 3000 năm trước công nguyên. Stonehenge được ghi nhận vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 1986.

disantg8.jpg

Cung điện mùa hè, Bắc kinh, Trung quốc.
Di Hòa Viên còn gọi là Cung Điện Mùa Hè, được vua Càn Long xây năm 1750, bị hư hại nặng trong cuộc chiến tranh nha phiến 1860, và được Từ Hi Thái Hậu sửa lại năm 1886. Di Hòa Viên được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 1998.

disantg9.jpg

Nữ Thần Tự Do, Mỹ.
Tượng Nữ Thần Tự Do trong hoàng hôn New York. “Nữ Thần Tự Do” là tặng vật của nước Pháp, đứng tại cửa biển vào cảng New York. Tượng Nữ Thần Tự Do được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 1984.

disantg10.jpg

Công viên Quốc gia Galapagos, Ecuador.
“Solitario George” (Độc Cô George), chú đồi mồi cuối cùng còn sống của chủng loại này, sinh sản tại đảo Pinta, được chăm sóc tại Công viên Quốc gia Galapagos, một quần thể nhiều hải đảo lớn nhỏ ở Ecuador. Người ta ước tính Độc Cô George vào khoảng 60 đến 90 tuổi. Các đảo Galapagos được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO lần đầu năm 1978, sau đó đến năm 2007 được nâng lên danh sách Di sản có cơ nguy diệt chủng.

disantg11.jpg

Khu Vực Tháp Quạt Gió Kinderdijk, Hoà Lan.
Dân chúng đang trượt băng trên mặt các con kinh đông lạnh của vùng Tháp Quạt Gió Kinderdijk, một Di sản Thế giới của UNESCO, gần thành phố Rotterdam, Hoà Lan. Kinderdijk có nhiều tháp quạt gió cổ nhất Hoà Lan và là nơi có nhiều du khách thăm viếng nhất ở nam Hoà Lan.

disantg12.jpg

Băng Thạch Perito Moreno, Argentina.
Ảnh băng thạch Perito Moreno trong Công viên Quốc gia Los Glaciares, một khu du lịch sinh thái ở Patagonia, Argentina. Công viên này được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1981. Băng Thạch, thuộc tỉnh Santa Cruz, là cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn nhất Argentina, và là cánh đồng băng lớn thứ 3 trên thế giới, sau Nam Cực và Greenland.

disantg13.jpg

Phố Cổ Havana, Cuba.
Ảnh người Cuba lái chiếc xe cổ trong thành phố bờ biển Malecon, Cuba. UNESCO chọn Phố Cổ Havana và các Cổ thành của Havana là Di sản Thế giới năm 1982. Mặc dù Havana đã mở rộng ngổn ngang và có đến hơn 2 triệu dân, khu phố cổ vẫn còn các kíến trúc barốc và tân cổ điển, và các dãy nhà tư nhân đồng điệu với các mái vòm, lan can, cổng sắt, và vườn hoa trước sân.

disantg14.jpg

Đền Báb, Do Thái.
Những vườn hoa lớn nằm quanh vòm mái của đền Báb thuộc đạo Bahai, tại thành phố Haifa, phía bắc Do Thái. Đây là một trung tâm tâm linh quốc tế của đạo Bahai, với gần 6 triệu tín đồ khắp thế giới. Trung tâm này được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO ngày 8 tháng 7, 2008.

disantg15.jpg

Vatican.
Quảng trường thánh Phê Rô chụp từ trên không. Theo trang web Di sản Quốc tế, lãnh thổ nhỏ bé này có một bộ sưu tập các tác phẩm kiến trúc, điêu khắc, và mỹ thuật thật vĩ đại. Vatican được ghi vào danh sách Di sản Quốc tế năm 1984.

disantg16.jpg

Great Barrier Reef (Mạch San hô vĩ đại), Úc.
Great Barrier Reef của Úc là một quang cảnh đầy sắc màu dưới biển. Hệ sinh thái phong phú này là một bộ sưu tập các dãy núi san hô vĩ đại nhất, với 400 loại san hô và 1500 loại cá. Great Barrer Reef đã được ghi vào danh sách Di sản Thế giới năm 1981.

disantg17.jpg

Petra, Jordan.
Các chú lạc đà nghỉ ngơi trước đền thờ chính của thành phố cổ Petra của Jordan, một “Khazneh” (kho tàng) được khắc sâu vào đá cát để làm nhà mồ cho một vị vua Nabatean. Thành phố này, nằm giửa Biển Đỏ và Biển Chết, là một giao điểm của các trục giao thông giữa Ả Rập, Ai Cập, và Syria-Phoenicia. Petra đã được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 1985.

disantg18.jpg

Công Viên Quốc Gia Yellowstone (Đá Vàng), Mỹ.
Một đàn sơn dương đang gặm cỏ trên cánh đồng trong Công Viên Quốc Gia Yellowstone. Phía sau là hai ngọn núi, Mt. Holmes bên trái và Mt. Dome bên phải. Yellowstone có đến một nửa các hiện tượng địa nhiệt mà người ta biết trên thế giới, với hơn 10.000 loại hiện tượng. Yellowstone đã được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 1978.

disantg19.jpg

Viện Nhạc Kịch Cổ Điển Sydney, Úc.
Căn nhà nổi tiếng này (The Opera House of Sydney) “là một tác phẩm kiến trúc vĩ đại của thế kỷ 20, đan vào nhau nhiều dòng sáng tạo và phát minh cả về hình thái kiến trúc cũng như thiết kế cơ cấu”, trang web Di sản Thế giới UNESCO giới thiệu. The Opera House of Sydney đã được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 2007.

disantg20.jpg

Rặng Núi Drakensbreg, Nam Phi.
Tranh trên vách núi do người San vẽ trong rặng núi Drakensbreg, ở phía đông Nam Phi. Người San ở trên rặng Drakensberg nhiều ngàn năm, cho đến khi bị tiêu diệt bởi người Zulu và người da trắng. Họ để lại một bộ sưu tập tranh trên vách núi phi thường. Các bức tranh này đã được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 2000.

disantg21.jpg

Shibam, Yemen.
Ảnh toàn cảnh của thành phố Shibam với những tường nhà lịch sử, ở tỉnh Hadramaut, phía đông Yemen. Shibam nổi tiếng với những tòa cao ốc xây bằng gạch bùn, và được gọi là “Manhattan của sa mạc” (Manhattan là trung tâm của New York). Shibam đã được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 1982.

disantg22.jpg

Venice, Italy.
Thuyền gondolas đậu sát bờ Kinh Lớn của Venice, phía sau là nhà thờ Giorgio Maggiore. Trang web Di sản Thế giới của UNESCO giới thiệu: “Toàn thành phố là một tác phẩm kiến trúc phi thường, trong đó ngay cả những toà nhà nhỏ nhất cũng chứa đựng tác phẩm của một vài nghệ sĩ số một của thế giới như Giorgione, Titian, Tintoretto, Veronese và các nghệ sĩ khác”. Venice đã được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 1987.

disantg23.jpg

Đảo Phục Sinh (Easter Island), Chile.
Đây là vài bức tượng trong số 390 bức tượng lớn, gọi là (moais trong ngôn ngữ Rapa Nui), trên sườn hỏa diệm sơn Rano Raraku trên đảo Phục Sinh, cách bờ biển Chile 3700 km. Đảo Phục Sinh, nằm trong quần đảo Polynesian, có rất nhiều khu khảo cổ. Công Viên Quốc Gia Rapa Nui nằm trên đảo đã được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 1995.

disantg24.jpg

Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc.
Du khách đang thăm Vạn Lý Trường Thành ở vùng Simatai, đông bắc Bắc Kinh. Tường thành này do Tần Thủy Hoàng xây để cản trở rợ Hung nô từ phía bắc thường tìm cách xâm lấn trung nguyên. Vạn Lý Trường Thành dài gần 7000 km, và là một trong những công trình xây dựng lớn nhất thế giới. Vạn Lý Trường thành được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 1987.

disantg25.jpg

Hampi, Ấn Độ.
Một ngôi đền cổ ở làng Hampi, gần thành phố Hospet, phía bắc thành phố Bangalore, Ấn Độ. Hampi nằm giữa các di tích còn sót lại của cố đô Vijayanagar, đế quốc Vijayangar. Hampi và những đền đài xưa cũ được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 1986.

disantg26.jpg

Điện Potala, Tây Tạng.
Một tín đồ hành hương Tây Tạng xoay trục cầu nguyện trong khi thiền hành quanh điện Potala ở thủ đô Lhasa. Từ khi UNESCO công nhận điện Potala là Di sản Thế giới năm 1994, chính quyền Trung Quốc cho rằng điện Potala, nơi trị vì của các đời Đạt Lai Lạt Ma, đã thuộc về mọi người trên thế giới và không còn thuộc về Đức Đạt Lai Lạt Ma nữa.

disantg27.jpg

Machu Picchu, Peru.
Cổ thành Machu Picchu của dân Inca nằm ở thành phố Cusco, Peru ngày nay. Cổ thành Machu Picchu được liệt vào danh sách 7 Kỳ Quan Mới Của Thế Giới, và được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 1983. Cổ thành được nhiều du khách yêu chuộng này đã được đề nghị vào danh sách có cơ nguy bị tiêu diệt năm 2008, nhưng chưa được ghi nhận.

disantg28.jpg

Núi Koya, Nhật Bản.
Chùa Konpon Daito trên núi Koya (Cao Dã Sơn), tại tỉnh Wakayama, Nhật, là biểu tượng trung tâm của thế giới bao trùm toàn nước Nhật, theo truyền thuyết của Chân Ngôn Tông, Phật giáo Nhật. Năm 819, Đại sư Không Hải (Kukai) lên núi Koya và thành lập Chân Ngôn Tông, thịnh hành cho đến ngày nay. Núi Koya, ở miền đông Osaka, đã được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 2004.

disantg29.jpg

Thung Lũng Kathmandu, Nepal.
Hai phụ nữ Tây Tạng đang đi quanh phật tháp Bodhnath, một trong những phật tháp lớn nhất thế giới, ở Kathmandu, Nepal. Trang Web Di sản Thế giới tường trình: “Di sản văn hoá của thung lũng Kathmandu gồm bảy nhóm đền đài, biểu dương toàn bộ thành quả lịch sử và nghệ thuật làm cho Kathmandu nổi tiếng trên thế giới”. Thung lũng Kathmandu được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 1979.

disantg30.jpg

Taj Mahal, Ấn Độ.
Một cánh chim đơn lẻ trên lăng Taj Mahal, do Đại đế Mughal Shah Jahan xây cho người vợ yêu quí của ông vào thế kỷ 17, ở Agra, Ấn Độ. Đền Taj Mahal trở thành Di sản Thế Giới của UNESCO năm 1983. Kiến trúc tuyệt hảo này lại được vào danh sách 7 Kỳ Quan Mới của thế giới năm 2007.

disantg31.jpg

Vịnh Hạ Long, Việt Nam.
Vịnh Hạ Long, trong Vịnh Bắc Việt, có khoảng 1600 hải đảo lớn nhỏ, tạo thành một quang cảnh hùng vĩ của những núi đá vôi trên mặt biển. Bởi vì các đảo có vách đứng, nên hầu như không đảo nào có người ở. Quang cảnh hùng vĩ này lại còn mang theo giá trị quan trọng về môi sinh cho toàn vùng. Vịnh Hạ Long được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 1994.

disantg32.jpg

Phố Cổ Hội An, Việt Nam.
Phố cổ Hội An là một ví dụ ấn tượng về sự bảo tồn toàn hảo của một cảng thương mại vùng Đông Nam Á phồn thịnh từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Kiến trúc nhà cửa và địa hình đường phố cho thấy ảnh hưởng của cả văn hoá bản địa lẫn văn hoá nước ngoài, hoà hợp để tạo ra thành phố độc đáo này. Hội An được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 1999.

disantg33.jpg

Cổ Thành Huế, Việt Nam.
Được gọi là kinh đô của Việt Nam từ năm 1802, Huế không những chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm văn hoá và tôn giáo dưới triều Nguyễn cho đến năm 1945. Sông Hương lượn lặng lờ qua thành phố, qua Cổ Thành, Tử Cấm Thành và Thành Nội, mang lại cho cố đô cảnh sắc non nước tuyệt vời. Cổ thành Huế được ghi vào danh sách Di sản Quốc tế của UNESCO năm 1993.

disantg34.jpg

Thánh Địa Mỹ Sơn, Việt Nam.
Từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13, một nền văn hoá đặc sắc đậm màu sắc Ấn giáo của Ấn Độ đã phát triển trên bờ biển miền Trung Việt Nam ngày nay. Nền văn hoá này hiên nay còn hiển lộ qua những di tích còn lại của những tháp thờ rất ấn tượng giữa một khung cảnh hùng tráng mà khi xưa là đế đô của Vương Quốc Chiêm Thành. Thánh Địa Mỹ Sơn được ghi vào danh sách Di sản Quốc tế của UNESCO năm 1999.

disantg35.jpg

Phong Nha-Kẻ Bàng, Việt Nam.
Phong Nha-Kẻ Bàng cách Đồng Hới, Quảng Bình, 50km, được Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế Giới năm 2003. Trước khi khám phá động Sơn Đoòng tháng 4 năm 2009, Phong Nha – Kẻ Bàng có 7 kỷ lục thế giới: Con sông dưới lòng đất đẹp nhất, cửa động cao nhất và rộng nhất, bờ cát và đá đẹp nhất, hồ dưới lòng đất đẹp nhất, động khô đẹp nhất và rộng nhất, thạch nhủ huyền diệu và hùng vĩ nhất, và động nước dài nhất. (Tuy nhiên, ngày nay Sơn Đoòng chiếm kỷ lục là động lớn nhất thế giới).


Vietlist
 
Back
Top