[h=2]"Chị kể với báo chí là vừa đi học vừa đi bán vé số là bịa đặt, nói láo. Như vậy là phỉ nhổ công lao và tình thương của ba. Ba thường nói, khi ra tù không nơi nương tựa thì đón chị về. Không hiểu nghe tin ba chết, chị có ân hận không".[/h]
VKSND TP.HCM đã hoàn tất cáo trạng truy tố Mỹ Xuân cùng 5 bị can khác trong đường dây môi giới hoa hậu, người mẫu bán dâm. Theo đó, Mỹ Xuân bị đề nghị truy tố khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù do nhiều lần môi giới mại dâm.
Thế nhưng, khi nghe tin Mỹ Xuân bị bắt giam, người đau đớn nhất, lo lắng nhất và tuyệt vọng nhất chính là cha cô. Bởi người đàn ông đó luôn khẳng định mình là cha ruột của Mỹ Xuân.
Nhân thân tự kể của Mỹ Xuân
Trong những ngày ngồi trong trại giam, khi tiếp xúc với giới báo chí, Mỹ Xuân vẫn sụt sùi kể về tuổi thơ nghèo khó, cơ cực của mình. Cô kể rất cảm động khiến người nghe dễ mủi lòng, cảm thông trước những hành vi vi phạm luật pháp của cô.
Cô kể, cô có tên đầy đủ là Võ Thị Mỹ Xuân. Cô sinh ra và lớn lên ở Cần Thơ, sau này do chia tách tỉnh nên quê cô thuộc về tỉnh Hậu Giang. Năm sinh thật của cô là 1983 nhưng để không vướng quy chế dự thi "Hoa hậu Nam Mê Kông 2009", ông bầu đã khai tuột tuổi cô xuống thành 1985. Cô không muốn gian dối, ông bầu của cô mới là kẻ khai man tuổi của cô.
Bây giờ khi hỏi đến, cô vẫn kể về cuộc đời mình như đã từng kể cho báo giới vào thời điểm vừa đoạt giải Hoa hậu Nam Mê Kông 2009. Cha mẹ Mỹ Xuân có 2 người con, cô và một cậu em trai. Hai chị em rất thương yêu nhau. Cha mẹ ly dị khi còn nhỏ nên Mỹ Xuân sống với người bác, em trai sống với cha. Mẹ cô về TP.HCM dạy học. Để có tiền ăn học, Mỹ Xuân đã phải lang thang đi bán vé số kiếm từng đồng đem về phụ giúp cha nuôi em. Vừa bán vé số vừa ăn học đến tốt nghiệp tú tài. "Dù nghèo nhưng Mỹ Xuân học giỏi và ngoan ngoãn lắm nghe" - đó là cách nói rất mộc mạc của Mỹ Xuân.
Mỹ Xuân kể tiếp: "Rồi mẹ Xuân đi bước nữa và có thêm em gái, nay đã 15 tuổi. Người mẹ bất hạnh của Xuân lại sớm gặp lận đận khi người chồng mới bỗng nhiên bị tai biến, nằm một chỗ gần chục năm trời. Hết lớp 12, Xuân lên TP.HCM trông coi xưởng may cho người chú họ. Xuân rất vui vì được gần mẹ. Xuân làm công nhân để tiếp tục việc học và tốt nghiệp trung cấp du lịch, rồi làm hướng dẫn viên du lịch tại Hội An 2 năm.
Đang yên ổn với công việc của một hướng dẫn viên du lịch, Xuân bỗng dưng muốn thay đổi cuộc sống và quan trọng hơn là thỏa mãn đam mê của mình, đó là đăng ký tham gia cuộc thi "Hoa hậu Nam Mê Kông" năm 2009. Và Xuân trở thành Hoa hậu. Từ đó, Xuân bỏ công việc của một hướng dẫn viên du lịch, chuyển sang làm người mẫu tự do tại TP.HCM. Tuy nhiên, Xuân chưa bao giờ trở thành "vơ đét" trên các sàn diễn thời trang. Cát xê thì chỉ vừa đủ tiền phấn son. Trong khi đó, Xuân ao ước đến cháy lòng là có đủ tiền để xây cho mẹ căn nhà đàng hoàng…".
Từ những lời tâm sự trong làn nước mắt ấy, người ta thấy Mỹ Xuân là một cô gái đầy nghị lực, có hiếu với cha mẹ và tràn trề ước vọng đổi đời. Từ câu chuyện đời xúc động đó, người nghe tin rằng, cô bán dâm chỉ vì khao khát thoát kiếp nghèo và mong muốn làm tròn chữ hiếu với mẹ cha.
Câu chuyện của chàng sinh viên Võ Tấn Trung
Ngay thời điểm VKSND TP.HCM công bố đã hoàn tất cáo trạng dành cho Mỹ Xuân và đồng bọn thì người dân ở ấp Thới Xương 1, phường Thới Long, quận Ô Môn, TP Cần Thơ phát hiện ông Võ Văn C., sinh năm 1955 - người luôn tự nhận là cha ruột của Hoa hậu Mỹ Xuân - chết đuối dưới ao nhà trồng bông súng, trên người không mảnh vải che thân. Người ta bảo ông "tự nhận" là vì ông thì ở Ô Môn (Cần Thơ) trong khi Mỹ Xuân luôn kể nguyên quán ở Hậu Giang.
Tìm đến căn nhà cấp 4 của ông Võ Văn C. khi ông đã yên mồ nhờ lòng từ thiện của xóm giềng, chúng tôi gặp Võ Tấn Trung, sinh năm 1987, con trai út của ông C., sinh viên trường CĐ Kinh tế đối ngoại Cần Thơ. Đang trong thời gian chịu tang cha nên Trung tạm gác việc học.
Bằng giọng buồn buồn, Trung khẳng định, tất cả những điều Hoa hậu Mỹ Xuân kể về nhân thân trên báo chí chỉ có 1 phần trăm là sự thật. Trung nói: "Chị ấy nói láo trắng trợn". Trung dám khẳng định như vậy vì Trung chính là em ruột của Võ ThịMỹ Xuân.
Trung kể, ngày xưa cha là thợ bạc, mẹ là giáo viên dạy ở trường cấp 1 Thới Long, gần nhà. Nhà chỉ có 2 chị em là Mỹ Xuân và Trung. Tên thường gọi ở nhà của Mỹ Xuân là Khuyên.
Anh không hiểu vì lý do gì, mẹ và cha hết sống ly thân rồi cuối cùng ly dị vào năm 1994. Sau đó, mẹ bỏ dạy học về TP.HCM tái hôn với người đàn ông khác và đã có con riêng. Kể từ khi ly dị, ông C. đau buồn, bỏ nghề thợ bạc làm đủ mọi nghề, từ việc phụ nấu ăn cho nhà hàng, làm vườn, nuôi gà vịt, bắt ốc, hái rau… nuôi chị em Khuyên, Trung.
Trung cho biết, cho đến khi chết cha vẫn còn yêu thương mẹ và không hề nghĩ đến người phụ nữ nào khác. Từ ngày ly dị đến giờ, chưa một lần mẹ trở lại thăm cha con Trung.
Dù làm lụng cực nhọc nhưng ông C. luôn mong muốn 2 con học đến nơi đến chốn. Vì vậy, ông không bao giờ có ý định để chị em Mỹ Xuân đi làm kiếm tiền phụ giúp cả. Trung nói: "Chị kể với báo chí là vừa đi học vừa đi bán vé số là bịa đặt, nói láo. Chị nói như vậy là phỉ nhổ công lao và tình thương của ba".
Những người hàng xóm nghe tin chúng tôi tìm hiểu về Hoa hậu Mỹ Xuân đã góp chuyện: "Hồi con Khuyên mới đậu Hoa hậu, nghe nó kể hồi nhỏ đi bán vé số, tụi tui bật ngửa. Cha nó tuy nghèo nhưng rất cưng con. Cha nó làm đầu tắt mặt tối chứ không để chị em nó bẩn ngón tay. Nó nói như vậy là bất hiếu, đoản hậu".
Trái ngược với lời tự kể "nghèo nhưng học giỏi" của Mỹ Xuân, những người hàng xóm và anh Trung đều khẳng định, Mỹ Xuân học rất dở, lưu ban 2 lần nên tốt nghiệp muộn so với tuổi 2 năm. Học dở nhưng Mỹ Xuân rất đua đòi, đỏm dáng, chưng diện như con nhà giàu, suốt ngày tụ tập đàn đúm, ăn chơi. Thấy Mỹ Xuân có lối sống không lành mạnh, giáo viên chủ nhiệm gửi thư mời phụ huynh đến trường. Mỗi lần như vậy, Mỹ Xuân năn nỉ người dượng Tư (chồng của cô ruột) đóng vai phụ huynh đến trường nghe giáo viên mắng vốn.
Sự thật về sự “hiếu thảo” của Mỹ Xuân
Sau khi đoạt vương miện "Hoa hậu Nam Mê Kông" 2009 và trước khi dính nghi án tổ chức bán dâm, rất nhiều người muốn tìm hiểu nguyên quán thật của Mỹ Xuân. Tuy nhiên, cô luôn lập lờ về gốc gác thật của mình. Mỹ Xuân bảo rằn, cha là người tệ bạc, rượu chè, ngược đãi con cái, họ hàng quê nội "không ra gì" nên cô "từ mặt".
Theo bà con chòm xóm, ông C. đã bỏ rượu từ lâu và rất chiều chuộng con gái Mỹ Xuân. Anh Trung kể, ông C. rất hiền hậu, yêu thương Mỹ Xuân. Năm Mỹ Xuânhọc lớp 11, ông C. phát hiện con gái thường viện cớ đi học nhóm để hẹn hò với một thanh niên trong xóm nên có la rầy. Thế là vừa tốt nghiệp cấp ba xong, Mỹ Xuân xin cha ra Cần Thơ ôn thi.
Được cha cho phép, Mỹ Xuân bán hết bầy vịt của 2 chị em nuôi rồi bắt xe đi thẳng về TP.HCM ở với mẹ. Về nhà mẹ, cô xin đi làm công nhân. Tháng lương đầu tiên cô chỉ đưa mẹ vài trăm ngàn đồng, số còn lại cô đàn đúm bạn bè. Những tháng lương sau, cô đổ hết vào các cuộc ăn chơi. Bị mẹ la rầy, cô bỏ nhà ra ngoài thuê phòng trọ để được tự do.
Mỹ Xuân thường nói ao ước của cô là khi có tiền sẽ mua cho mẹ một ngôi nhà đàng hoàng. Thật ra, kể từ ngày rời nhà mẹ ruột cho đến ngày bị bắt, Mỹ Xuânchưa từng ghé thăm hoặc gửi cho mẹ đồng nào. Thậm chí, mẹ cô còn không biết căn nhà tiện nghi ở quận 2 là của Mỹ Xuân mua hay thuê.
Mỹ Xuân từng kể lần bán dâm đầu tiên được 500 USD ngay trước cuộc thi Hoa hậu Nam Mê Kông, đã mua cho mẹ cái tủ lạnh, số còn lại biếu ngoại. Anh Trung khẳng định: Đó là điều bịa đặt nghiệt ngã nhất của Mỹ Xuân.
Khi hay tin con gái bỏ đi không lời từ biệt, ông C. khăn gói về TP.HCM, tìm đến nhà vợ cũ hỏi thăm nhưng bà giấu. Không biết tin tức Mỹ Xuân, ông hoàn toàn suy sụp tinh thần. Từ đó, ông bắt đầu chắt chiu để dành một khoản tiền quỹ riêng. Khi đủ vài triệu, ông lại khăn gói đi tìm con gái.
Năm 2009, ông trở nên nhẹ lòng khi biết tin Mỹ Xuân đoạt danh hiệu Hoa hậuNam Mê Kông. Ông mừng vì tin chắc con gái còn sống khỏe mạnh, xinh đẹp chứ không mừng vì cái danh hiệu Hoa hậu. Mừng vui chưa kịp lâu thì lòng ông như xát muối khi Mỹ Xuân đánh tiếng trên báo chí không nhìn nhận dòng họ bên nội, không nhìn nhận cha và em trai
Có lần 2 đứa em gái họ nội của Mỹ Xuân đang phụ bán giày dép cho một cửa hiệu trên đường Quang Trung (quận Gò Vấp) tình cờ gặp Mỹ Xuân vào mua giày. Hai đứa em mừng rỡ chạy ra chào, liền bị Mỹ Xuân lạnh mặt mắng xối xả vì "dám thấy sang bắt quàng làm họ".
Dù bị mắng nhưng 2 cô em cố gắng giải thích mối quan hệ huyết thống, không ngờMỹ Xuân tuyên bố: "Tao từ mặt dòng họ nội lâu rồi. Nhắn với dòng họ là đừng bao giờ nhắc tới tên tao. Nhắc tới, tao chửi nhục ráng chịu". Rồi Mỹ Xuân ngoe nguẩy bỏ đi trước sự ngỡ ngàng của 2 cô em. Từ lần đó, ông C. từ bỏ ý định đi tìm con gái.
Bất ngờ, nghe tin Mỹ Xuân bị bắt, ông C. gom góp tiền đi thăm nuôi, bỏ ngoài tai những lời khuyên của họ hàng. Ông luôn nói: "Khi nó tỏa sáng, nó không cần mình. Bây giờ, nó hoạn nạn, mình nên có mặt để an ủi nó". Do thời điểm mới bị bắt đang trong quá trình điều tra, Mỹ Xuân chưa được phép gặp người thân nên những chuyến đi của ông đều công cốc. Thời gian đó, ít ai biết một người đàn ông có vẻ mặt cam chịu đứng hàng giờ trước nơi tạm giam Mỹ Xuân để hóng tin rồi lầm lũi quệt nước mắt ra về.
Về quê, ngày nào ông cũng ra tiệm net nhờ người truy cập các trang web nói vềMỹ Xuân để tìm hiểu tình trạng của con. Hàng ngày, ngoài giờ làm thuê, dù nửa đêm ông cũng lụi cụi ngoài đồng cắt thêm mớ rau, bắt thêm mớ ốc để bán dành tiền thăm nuôi Mỹ Xuân. Ông trở nên tiết kiệm đến “keo kiệt”. Đi hái rau ban đêm, ông không mặc quần áo, không bật đèn để "bớt được đồng nào hay đồng nấy". Ông đã để dành được 6 triệu đồng để mua quà thăm nuôi khi Mỹ Xuân được cho phép.
Cái đêm định mệnh cuối đời, người ta phát hiện ông đã hái được 1 bó bông súng và 1 bịch ốc. Có lẽ cái lạnh đã khiến cơn đau tim quật ngã ông xuống nước và chết ngạt. Thi thể ông không mảnh vải che thân, lẻ loi, đơn độc và đầy cam chịu. Ông bỏ lại món nợ thăm nuôi con gái. Ông chết trước khi nghe tin Mỹ Xuân đã có cáo trạng.
Anh Trung khóc nghẹn ngào: "Em đi học ở Cần Thơ, ba ở nhà một mình với nỗi đau buồn về chị. Chị không màng đến tình thân, dối trá gieo tiếng oán cho ba, cho những người thân bên nội. Dù vậy ba vẫn không giận chị. Hàng ngày, ba cầu khấn cho chị nhận án nhẹ. Ba thường nói, sau khi ra tù không nơi nương tựa thì đón chị về quê để cùng sống. Không hiểu nghe tin ba chết, chị có ân hận không?"
Theo An Ninh
VKSND TP.HCM đã hoàn tất cáo trạng truy tố Mỹ Xuân cùng 5 bị can khác trong đường dây môi giới hoa hậu, người mẫu bán dâm. Theo đó, Mỹ Xuân bị đề nghị truy tố khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù do nhiều lần môi giới mại dâm.
Thế nhưng, khi nghe tin Mỹ Xuân bị bắt giam, người đau đớn nhất, lo lắng nhất và tuyệt vọng nhất chính là cha cô. Bởi người đàn ông đó luôn khẳng định mình là cha ruột của Mỹ Xuân.
Nhân thân tự kể của Mỹ Xuân
Trong những ngày ngồi trong trại giam, khi tiếp xúc với giới báo chí, Mỹ Xuân vẫn sụt sùi kể về tuổi thơ nghèo khó, cơ cực của mình. Cô kể rất cảm động khiến người nghe dễ mủi lòng, cảm thông trước những hành vi vi phạm luật pháp của cô.
Cô kể, cô có tên đầy đủ là Võ Thị Mỹ Xuân. Cô sinh ra và lớn lên ở Cần Thơ, sau này do chia tách tỉnh nên quê cô thuộc về tỉnh Hậu Giang. Năm sinh thật của cô là 1983 nhưng để không vướng quy chế dự thi "Hoa hậu Nam Mê Kông 2009", ông bầu đã khai tuột tuổi cô xuống thành 1985. Cô không muốn gian dối, ông bầu của cô mới là kẻ khai man tuổi của cô.
Bây giờ khi hỏi đến, cô vẫn kể về cuộc đời mình như đã từng kể cho báo giới vào thời điểm vừa đoạt giải Hoa hậu Nam Mê Kông 2009. Cha mẹ Mỹ Xuân có 2 người con, cô và một cậu em trai. Hai chị em rất thương yêu nhau. Cha mẹ ly dị khi còn nhỏ nên Mỹ Xuân sống với người bác, em trai sống với cha. Mẹ cô về TP.HCM dạy học. Để có tiền ăn học, Mỹ Xuân đã phải lang thang đi bán vé số kiếm từng đồng đem về phụ giúp cha nuôi em. Vừa bán vé số vừa ăn học đến tốt nghiệp tú tài. "Dù nghèo nhưng Mỹ Xuân học giỏi và ngoan ngoãn lắm nghe" - đó là cách nói rất mộc mạc của Mỹ Xuân.
|
Mỹ Xuân. |
Đang yên ổn với công việc của một hướng dẫn viên du lịch, Xuân bỗng dưng muốn thay đổi cuộc sống và quan trọng hơn là thỏa mãn đam mê của mình, đó là đăng ký tham gia cuộc thi "Hoa hậu Nam Mê Kông" năm 2009. Và Xuân trở thành Hoa hậu. Từ đó, Xuân bỏ công việc của một hướng dẫn viên du lịch, chuyển sang làm người mẫu tự do tại TP.HCM. Tuy nhiên, Xuân chưa bao giờ trở thành "vơ đét" trên các sàn diễn thời trang. Cát xê thì chỉ vừa đủ tiền phấn son. Trong khi đó, Xuân ao ước đến cháy lòng là có đủ tiền để xây cho mẹ căn nhà đàng hoàng…".
Từ những lời tâm sự trong làn nước mắt ấy, người ta thấy Mỹ Xuân là một cô gái đầy nghị lực, có hiếu với cha mẹ và tràn trề ước vọng đổi đời. Từ câu chuyện đời xúc động đó, người nghe tin rằng, cô bán dâm chỉ vì khao khát thoát kiếp nghèo và mong muốn làm tròn chữ hiếu với mẹ cha.
Câu chuyện của chàng sinh viên Võ Tấn Trung
Ngay thời điểm VKSND TP.HCM công bố đã hoàn tất cáo trạng dành cho Mỹ Xuân và đồng bọn thì người dân ở ấp Thới Xương 1, phường Thới Long, quận Ô Môn, TP Cần Thơ phát hiện ông Võ Văn C., sinh năm 1955 - người luôn tự nhận là cha ruột của Hoa hậu Mỹ Xuân - chết đuối dưới ao nhà trồng bông súng, trên người không mảnh vải che thân. Người ta bảo ông "tự nhận" là vì ông thì ở Ô Môn (Cần Thơ) trong khi Mỹ Xuân luôn kể nguyên quán ở Hậu Giang.
Tìm đến căn nhà cấp 4 của ông Võ Văn C. khi ông đã yên mồ nhờ lòng từ thiện của xóm giềng, chúng tôi gặp Võ Tấn Trung, sinh năm 1987, con trai út của ông C., sinh viên trường CĐ Kinh tế đối ngoại Cần Thơ. Đang trong thời gian chịu tang cha nên Trung tạm gác việc học.
Bằng giọng buồn buồn, Trung khẳng định, tất cả những điều Hoa hậu Mỹ Xuân kể về nhân thân trên báo chí chỉ có 1 phần trăm là sự thật. Trung nói: "Chị ấy nói láo trắng trợn". Trung dám khẳng định như vậy vì Trung chính là em ruột của Võ ThịMỹ Xuân.
Trung kể, ngày xưa cha là thợ bạc, mẹ là giáo viên dạy ở trường cấp 1 Thới Long, gần nhà. Nhà chỉ có 2 chị em là Mỹ Xuân và Trung. Tên thường gọi ở nhà của Mỹ Xuân là Khuyên.
Anh Võ Tấn Trung bên ngôi nhà nuôi dưỡng tuổi thơ của Mỹ Xuân. |
Trung cho biết, cho đến khi chết cha vẫn còn yêu thương mẹ và không hề nghĩ đến người phụ nữ nào khác. Từ ngày ly dị đến giờ, chưa một lần mẹ trở lại thăm cha con Trung.
Dù làm lụng cực nhọc nhưng ông C. luôn mong muốn 2 con học đến nơi đến chốn. Vì vậy, ông không bao giờ có ý định để chị em Mỹ Xuân đi làm kiếm tiền phụ giúp cả. Trung nói: "Chị kể với báo chí là vừa đi học vừa đi bán vé số là bịa đặt, nói láo. Chị nói như vậy là phỉ nhổ công lao và tình thương của ba".
Những người hàng xóm nghe tin chúng tôi tìm hiểu về Hoa hậu Mỹ Xuân đã góp chuyện: "Hồi con Khuyên mới đậu Hoa hậu, nghe nó kể hồi nhỏ đi bán vé số, tụi tui bật ngửa. Cha nó tuy nghèo nhưng rất cưng con. Cha nó làm đầu tắt mặt tối chứ không để chị em nó bẩn ngón tay. Nó nói như vậy là bất hiếu, đoản hậu".
Trái ngược với lời tự kể "nghèo nhưng học giỏi" của Mỹ Xuân, những người hàng xóm và anh Trung đều khẳng định, Mỹ Xuân học rất dở, lưu ban 2 lần nên tốt nghiệp muộn so với tuổi 2 năm. Học dở nhưng Mỹ Xuân rất đua đòi, đỏm dáng, chưng diện như con nhà giàu, suốt ngày tụ tập đàn đúm, ăn chơi. Thấy Mỹ Xuân có lối sống không lành mạnh, giáo viên chủ nhiệm gửi thư mời phụ huynh đến trường. Mỗi lần như vậy, Mỹ Xuân năn nỉ người dượng Tư (chồng của cô ruột) đóng vai phụ huynh đến trường nghe giáo viên mắng vốn.
Anh Trung bên bàn thờ cha. |
Sau khi đoạt vương miện "Hoa hậu Nam Mê Kông" 2009 và trước khi dính nghi án tổ chức bán dâm, rất nhiều người muốn tìm hiểu nguyên quán thật của Mỹ Xuân. Tuy nhiên, cô luôn lập lờ về gốc gác thật của mình. Mỹ Xuân bảo rằn, cha là người tệ bạc, rượu chè, ngược đãi con cái, họ hàng quê nội "không ra gì" nên cô "từ mặt".
Theo bà con chòm xóm, ông C. đã bỏ rượu từ lâu và rất chiều chuộng con gái Mỹ Xuân. Anh Trung kể, ông C. rất hiền hậu, yêu thương Mỹ Xuân. Năm Mỹ Xuânhọc lớp 11, ông C. phát hiện con gái thường viện cớ đi học nhóm để hẹn hò với một thanh niên trong xóm nên có la rầy. Thế là vừa tốt nghiệp cấp ba xong, Mỹ Xuân xin cha ra Cần Thơ ôn thi.
Được cha cho phép, Mỹ Xuân bán hết bầy vịt của 2 chị em nuôi rồi bắt xe đi thẳng về TP.HCM ở với mẹ. Về nhà mẹ, cô xin đi làm công nhân. Tháng lương đầu tiên cô chỉ đưa mẹ vài trăm ngàn đồng, số còn lại cô đàn đúm bạn bè. Những tháng lương sau, cô đổ hết vào các cuộc ăn chơi. Bị mẹ la rầy, cô bỏ nhà ra ngoài thuê phòng trọ để được tự do.
Mỹ Xuân thường nói ao ước của cô là khi có tiền sẽ mua cho mẹ một ngôi nhà đàng hoàng. Thật ra, kể từ ngày rời nhà mẹ ruột cho đến ngày bị bắt, Mỹ Xuânchưa từng ghé thăm hoặc gửi cho mẹ đồng nào. Thậm chí, mẹ cô còn không biết căn nhà tiện nghi ở quận 2 là của Mỹ Xuân mua hay thuê.
Mỹ Xuân từng kể lần bán dâm đầu tiên được 500 USD ngay trước cuộc thi Hoa hậu Nam Mê Kông, đã mua cho mẹ cái tủ lạnh, số còn lại biếu ngoại. Anh Trung khẳng định: Đó là điều bịa đặt nghiệt ngã nhất của Mỹ Xuân.
Khi hay tin con gái bỏ đi không lời từ biệt, ông C. khăn gói về TP.HCM, tìm đến nhà vợ cũ hỏi thăm nhưng bà giấu. Không biết tin tức Mỹ Xuân, ông hoàn toàn suy sụp tinh thần. Từ đó, ông bắt đầu chắt chiu để dành một khoản tiền quỹ riêng. Khi đủ vài triệu, ông lại khăn gói đi tìm con gái.
Năm 2009, ông trở nên nhẹ lòng khi biết tin Mỹ Xuân đoạt danh hiệu Hoa hậuNam Mê Kông. Ông mừng vì tin chắc con gái còn sống khỏe mạnh, xinh đẹp chứ không mừng vì cái danh hiệu Hoa hậu. Mừng vui chưa kịp lâu thì lòng ông như xát muối khi Mỹ Xuân đánh tiếng trên báo chí không nhìn nhận dòng họ bên nội, không nhìn nhận cha và em trai
Có lần 2 đứa em gái họ nội của Mỹ Xuân đang phụ bán giày dép cho một cửa hiệu trên đường Quang Trung (quận Gò Vấp) tình cờ gặp Mỹ Xuân vào mua giày. Hai đứa em mừng rỡ chạy ra chào, liền bị Mỹ Xuân lạnh mặt mắng xối xả vì "dám thấy sang bắt quàng làm họ".
Dù bị mắng nhưng 2 cô em cố gắng giải thích mối quan hệ huyết thống, không ngờMỹ Xuân tuyên bố: "Tao từ mặt dòng họ nội lâu rồi. Nhắn với dòng họ là đừng bao giờ nhắc tới tên tao. Nhắc tới, tao chửi nhục ráng chịu". Rồi Mỹ Xuân ngoe nguẩy bỏ đi trước sự ngỡ ngàng của 2 cô em. Từ lần đó, ông C. từ bỏ ý định đi tìm con gái.
Bà Võ Thị Tư, em ruột ông C.: "Hai đứa con tôi bị Mỹ Xuân mắng vì dám nhận bà con với nó". |
Về quê, ngày nào ông cũng ra tiệm net nhờ người truy cập các trang web nói vềMỹ Xuân để tìm hiểu tình trạng của con. Hàng ngày, ngoài giờ làm thuê, dù nửa đêm ông cũng lụi cụi ngoài đồng cắt thêm mớ rau, bắt thêm mớ ốc để bán dành tiền thăm nuôi Mỹ Xuân. Ông trở nên tiết kiệm đến “keo kiệt”. Đi hái rau ban đêm, ông không mặc quần áo, không bật đèn để "bớt được đồng nào hay đồng nấy". Ông đã để dành được 6 triệu đồng để mua quà thăm nuôi khi Mỹ Xuân được cho phép.
Cái đêm định mệnh cuối đời, người ta phát hiện ông đã hái được 1 bó bông súng và 1 bịch ốc. Có lẽ cái lạnh đã khiến cơn đau tim quật ngã ông xuống nước và chết ngạt. Thi thể ông không mảnh vải che thân, lẻ loi, đơn độc và đầy cam chịu. Ông bỏ lại món nợ thăm nuôi con gái. Ông chết trước khi nghe tin Mỹ Xuân đã có cáo trạng.
Anh Trung khóc nghẹn ngào: "Em đi học ở Cần Thơ, ba ở nhà một mình với nỗi đau buồn về chị. Chị không màng đến tình thân, dối trá gieo tiếng oán cho ba, cho những người thân bên nội. Dù vậy ba vẫn không giận chị. Hàng ngày, ba cầu khấn cho chị nhận án nhẹ. Ba thường nói, sau khi ra tù không nơi nương tựa thì đón chị về quê để cùng sống. Không hiểu nghe tin ba chết, chị có ân hận không?"
Theo An Ninh