EU bất hòa về khủng hoảng di dân

T

T$

Guest



150923081244_migrant_1_640x360_bbc_nocredit.jpg


Image caption

Có gần 480 ngàn di dân đã vào châu Âu bằng đường biển trong năm nay

Những phân rẽ trong nội bộ EU quanh việc tái phân bổ 120 ngàn di dân càng được bộc lộ rõ trong lúc lãnh đạo các nước trong khối chuẩn bị có kỳ họp khẩn cấp tại Brussels.
Slovakia đang có hành động thách thức pháp lý đối với việc phân bổ hạn ngạch bắt buộc vốn đã được đa số thông qua hôm thứ Ba.
Thủ tướng Hungary bảo vệ "quyền dân chủ" của mình và đề xuất việc cải cách ngân sách nhằm gây quỹ.
Hội nghị thượng đỉnh sẽ tập trung vào việc thắt chặt biên giới EU và hỗ trợ các quốc gia láng giềng với Syria, nơi có nhiều di dân rời đi.
Các nhà lãnh đạo EU đã rất chật vật trong việc tìm ra một giải pháp có phối hợp giữa các nước để đối phó với cuộc khủng hoảng.
Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có các cuộc thảo luận vào đêm trước kỳ họp thượng đỉnh và nói việc tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột Syria là điều then chốt cho việc xử lý cuộc khủng hoảng di dân hiện thời.
Hai ông cũng đồng ý rằng cần phải làm thêm nữa để trả về các di dân không đáp ứng tiêu chuẩn tỵ nạn, phát ngôn viên thủ tướng Anh nói.
Anh quốc đã phản đối việc tham dự chương trình phân bổ di dân và sẽ áp dụng kế hoạch riêng nhằm đưa di dân từ các trại tỵ nạn Syria sang tái định cư ở Anh.
Liên Hiệp Quốc cảnh báo là việc chỉ tái định cư sẽ không đủ để bình ổn tình hình.
Có tới gần 480 ngàn di dân đã tới châu Âu bằng đường biển trong năm nay, và hiện đang vào châu Âu với tốc độ gần 6.000 người một ngày.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top