EU hy vọng đạt thỏa thuận với Hy Lạp

T

T$

Guest

150621122706_greece_640x360_epa_nocredit.jpg
Giới lãnh đạo các nước dùng đồng euro cùng lên tiếng hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận trong vài ngày tới để giúp Hy Lạp khỏi vỡ nợ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói nói các đề xuất mới của Hy Lạp đưa ra có “một số tiến bộ”. Nhưng bà nói cần phải triển khai thêm nữa và “thời gian không còn nhiều”.
Hy Lạp phải trả 1.6 tỉ euro IMF cho vay vào cuối tháng này, bằng không sẽ có nguy cơ bị loại khỏi khu vực dùng đồng tiền chung euro.
Phóng viên Châu Âu BBC Damian Grammaticas, tại Brussels, nói rằng mặc dù chưa đạt được thỏa thuận nhưng dường như đã khai thông được các trở ngại.
Trước đó Bộ trưởng Kinh tế Hy Lạp đưa ra cơ chế thuế mới cho doanh nghiệp và người giàu theo đó ông hy vọng co thể khai thông bế tắc với các chủ nợ.
Kế hoạch này được giới lãnh đạo 18 nước dùng euro đón nhận lạc quan một cách dè dặt khi họ nhóm họp thượng đỉnh khẩn cấp ở Brussels.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã gặp người đứng đầu ba chủ nợ của họ là quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ủy ban Châu châu (EC) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) – tại Brussels vào hôm thứ Hai trước khi dự phiên họp thượng đỉnh.
Tổng thống Pháp Francois Hollande vào hôm thứ Hai cảnh báo rằng "cần làm mọi điều có thể" để giữ Hy Lạp trong khu vực sử dụng đồng euro.
Các cuộc thương lượng đã bế tắc 5 tháng nay, khi Ủy ban Châu Âu, IMF và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) không muốn mở khóa quỹ cứu trợ tài chính 7.2 tỷ euro chừng nào Hy Lạp không đồng ý cải cách kinh tế.
Người đứng đầu văn phòng Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Martin Selmayr, nói trên Twitter đầu tuần rằng đề xuất mới nhất của Hy Lạp đã được gửi tới các chủ nợ của nước này. Ông nói nó có thể dẫn tới tiến bộ trong thương lượng.
Hàng nghìn người tập trung biểu tình ở thủ đô Athens vào tối Chủ nhật để bày tỏ ủng hộ cho chính phủ cánh tả của nước này, vốn lên nắm quyền với các hứa hẹn về chấm dứt thắt lưng buộc bụng.
Họ giận dữ vì các biện pháp mà các chủ nợ của Hy Lạp đưa ra trong các gói tài chính trước, mà theo họ đã dẫn tới cắt giảm lương bổng và tiền hưu trí cũng như khiến tỷ lệ thất nghiệp cao tới 25%.
Các cuộc tuần hành cũng diễn ra tại Brussels và Amsterdam để ủng hộ người Hy Lạp.
[h=2]'Cùng có lợi'[/h]

Thủ tướng Tsipras nói đề xuất mới của ông giúp các bên cùng có lợi

Thủ tướng Tsipras theo kế hoạch sẽ gặp đại diện ba tổ chức chủ nợ quốc tế vào thứ Hai, trước cuộc gặp của ông với lãnh đạo 18 quốc gia thuộc eurozone khác tại Brussels.
Hôm Chủ nhật, ông đã đưa ra đề xuất mới cho gói cải cách, và đây được nhiều người xem như dấu hiệu cho thấy chính phủ Hy Lạp đồng ý nhượng bộ.
Đề xuất mà ông Tsipras mô tả là "các bên cùng có lợi" được thông qua tại cuộc họp khẩn của nội các Hy Lạp, nhưng chi tiết chưa được công bố.
Thủ tướng Ý Matteo Renzi đã kêu gọi cả hai bên nắm lấy cơ hội giải quyết khủng hoảng.
Người đứng đầu ngân hàng lớn nhất của Hy Lạp, Louka Katseli, trước đó nói thật là "điên rồ" nếu như không cố gắng đạt thỏa thuận tại Brussels vào thứ Hai.
Bà Katseli, chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Hy Lạp, nói tuy các ngân hàng chưa hết tiền ngay lập tức, tình hình khá nghiêm trọng và có thể còn trầm trọng hơn nếu như không đạt được thỏa thuận.
Tuy nhiên bà cho rẳng Hy Lạp sẽ không thể bị buộc rời khỏi khu vực sử dụng đồng euro vì hậu quả đối với các nước khác sẽ quá lớn.
Trong khi đó Ngân hàng Trung ương châu Âu dự tính sẽ tổ chức một cuộc họp riêng vào thứ Hai để quyết định liệu có nâng mức hỗ trợ khẩn cấp cho các ngân hàng Hy Lạp hay không.
Đang có tin người dân Hy Lạp rút tiết kiệm hàng tỷ euro trong những ngày gần đây, gây áp lực khổng lồ lên hệ thống ngân hàng.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top