T
T$
Guest
EPA
Image caption
Hoa và nến tưởng niệm 71 di dân chết ngạt trong xe tải tại Áo
Liên minh châu Âu đã kêu gọi đàm phán khẩn cấp để giải quyết cuộc khủng hoảng di dân đang đang tăng cao.
Chủ tịch EU cho biết các bộ trưởng nội vụ của cả 28 quốc gia thành viên sẽ họp bất thường vào ngày 14/9 tới, và cuộc khủng hoảng đã tới "mức độ chưa từng có".
Động thái này diễn ra sau một tuần có hàng trăm người bị chết đuối ngoài khơi Địa Trung Hải và 71 chết ngạt trong một chiếc xe tải ở Áo.
Lượng di dân đã đạt con số kỷ lục 107.500 người đến biên giới các nước EU trong tháng Bảy.
Liên Hiệp Quốc nói cuộc xung đột tiếp diễn ở Syria là một yếu tố chính khiến lượng người di cư tăng vọt.
Cơ quan biên phòng Hy Lạp, Ý và Hungary đã phải vất vả với làn sóng di dân không chỉ từ đến từ Syria mà còn từ các nước khác trong khu vực Trung Đông và châu Phi.
Cuộc họp bất thường vào tháng tới đã được công bố vào cuối ngày 30/8 tại Luxembourg, nước chủ tịch luân phiên của EU.
"Tình trạng di dân trong và ngoài EU gần đây đã tới mức độ chưa từng có", thông báo của EU cho biết.
Tháng Bảy, lượng di dân đến biên giới EU lần đầu tiên đạt 100.000 người - gấp ba lần số di dân cùng kỳ năm ngoái, theo cơ quan biên giới của Liên hiệp châu Âu Frontex.
Trọng tâm của cuộc thảo luận sẽ bao gồm việc hợp tác, xử lý nạn buôn người và chính sách hồi hương di dân.
Đức, Pháp và Anh cho rằng EU nên thiết lập một danh sách ‘các quốc gia xuất xứ an toàn’ cho phép hồi hương một số di dân ngay lập tức.
Hôm 29/8, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon tuyên bố các nước liên quan cần nỗ lực ngăn chặn cái chết của những người chạy trốn sang châu Âu và kêu gọi một ‘phản ứng chính trị tập thể’.
Ông nói mình ‘kinh động và đau khổ’ khi hay tin 71 người - được cho là nạn nhân chạy trốn cuộc xung đột Syria - chết ngạt trong một chiếc xe tải ở Áo hôm 27/8.
Ít nhất 2.500 người di cư đã chết từ tháng 1/2015, hầu hết trong số họ chết đuối ở Địa Trung Hải.
Image copyright
Getty
Image caption
Di dân tại biên giới Hy Lạp và Macedonia hôm 29/8
[h=2]Tại sao EU gặp khó với nạn di dân?[/h]Đức dự kiến lượng người xin tỵ nạn mà họ tiếp nhận sẽ tăng gấp bốn lần, lên khoảng 800.000 người vào năm 2015.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói tại họp báo hôm 30/8 tại Berlin: "Nếu châu Âu đoàn kết và chúng ta từng chứng tỏ sự đoàn kết với nhau thì bây giờ chúng ta cũng phải thể hiện điều đó".
Một số nước đã từ chối tiếp nhận người tỵ nạn và phản đối đề xuất của khối về một kế hoạch chung.
Những nước khác đang thắt chặt chính sách về người tỵ nạn và an ninh biên giới, đôi khi vì tinh thần bài di dân gia tăng.
Hôm 30/8, Bộ trưởng Nội vụ Anh Theresa May đổ lỗi cho hiệp ước đi lại tự do Schengen mà Anh không tham gia ‘làm trầm trọng thêm tình hình’. Bà yêu cầu EU thắt chặt quy định về tự do di chuyển.
Một số chính phủ châu Âu đang xem xét sửa đổi quy định của hiệp ước Schengen, nhưng Ủy ban châu Âu cho rằng điều này không cần thiết cho cải thiện an ninh hoặc kiểm soát di dân.
Thủ tướng Ý Matteo Renzi, nước đang phải chịu áp lực rất lớn là một điểm nhập cảnh vào châu Âu, cho biết EU sẽ thúc đẩy ‘một chính sách duy nhất về tỵ nạn, không để bao nhiêu nước bấy nhiêu chính sách’.
Theo BBC Vietnamese